Bài học rút ra từ những câu chuyện cổ tích

Bài học đơn giản là hãy giam nàng trong nhà và dĩ nhiên là cho ăn cơm đều đặn hằng ngày, như vậy bạn không cần lúc nào cũng theo sát mọi nhất cử nhất động của nàng. Tuy nhiên, xuất hiện đúng thời điểm quan trọng, sau khi cưới nàng hãy mang nàng đi cùng và đừng quên cảm ơn những người đã chăm sóc nàng khi mình không có bên cạnh nhé.

2. Cô bé Lọ Lem:

Nếu muốn được nhiều trai theo, đặc biệt là trai đẹp và giàu bạn nhất định phải make up, ăn diện, đi xe ngon và phải thường xuyên đến các buổi party.

3. Người đẹp và quái vật:

Đọc xong người đẹp và quái vật bạn rút ra được bài học gì: xấu trai không thành vấn đề, quan trọng là bạn nắm giữ một kho tài sản kếch xù và là 1 chàng trai khỏe mạnh.

4. Nàng tiên cá:

Có 2 điều bạn sẽ học được sau khi đọc xong bộ truyện này:

Thứ nhất, chân dài luôn có sức hút với nam giới, đặc biệt nếu mua cua 1 hotboy hay đại gia.

Thứ hai, người có giọng hát hay cũng không thể sánh bằng 1 cô em chân dài.

Suy cho cùng, chân dài là 1 lợi thế của phụ nữ.

5. Công chúa ngủ trong rừng:

Bạn chỉ cần ngủ và ngủ trong thời gian chờ bạch mã hoàng tử của mình đến nếu bạn được trời bạn cho nhan sắc tuyệt trần. Đặc biệt, hãy nhớ là dù hoàng tử có làm gì đại loại như hôn thì cũng cứ nằm im đi nhé.

6. Hoàng tử ếch:

Nếu muốn chiếm được trái tim 1 vị hoàng tử vốn dĩ xung quanh có hàng tá mĩ nhân đi theo. Cách duy nhất là hãy yêu anh ta từ khi anh ta chẳng có gì giống như 1 chú ếch vậy. Sau đó đợi anh ta trờ thành hoàng tử rồi, anh ấy sẽ yêu và trân trọng bạn rất nhiều.

Chủ đề chính: #truyện_cổ_tích

#truyện_cổ_tích #bài_học_về_tình_yêu #tình_yêu

Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ. Từ cuộc chạy đua giữa hai con vật đã rút ra được những bài học rất hay và sâu sắc cho người đọc.

Câu chuyện kể về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Chú thỏ vì ỷ lại tốc độ chạy của mình mà chủ quan nên rùa dù chậm chạp mà kiên trì đã về đến đích trước. Qua đó, rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho người đọc. Ý nghĩa của câu truyện chính là khi làm bất cứ một việc gì thì làm chậm và ổn định chắc chắn sẽ chiến thắng. Và cũng đừng giống Thỏ nghĩ mình chạy nhanh nên đã tự cao tự đại coi thường Rùa, kết cục là Rùa đã chiến thắng.

Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ

Ngảy xửa ngày xưa, có chú thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn. Sau một hồi cãi nhau thì chúng đã quyết định chạy đua để giải quyết những tranh luận trên, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và được công nhận là người chạy nhanh nhất. Chúng đã bàn bạc và đồng ý với lộ trình sẽ chạy qua. Cuối cùng cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa cũng bắt đầu.

Bắt đầu cuộc đua thỏ xuất phát thật nhanh chạy thục mạng như tên bắn về phía đích, sau khi chạy một khoảng khá xa thỏ nghĩ rằng mình đã bỏ xa rùa, thỏ nghĩ thầm trong đầu:” Còn lâu rùa mới đuổi kịp ta, cậu ta rất chậm chạp, thôi thì mình cứ tranh thủ nghỉ ngơi cái đã.” Thỏ cứ thế mà tung tăng dạo quanh hái hoa bắt bướm trong tâm thế rất vui vẻ không hề lo lắng gì, thỏ ta thản nhiên nhìn trời, nhìn đất ngắm mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, khoan khái nhịp chân. Đến khi mệt rồi thì thỏ vào ngồi bệch xuống một gốc cây gần đó để nghỉ mệt.


Thỏ chủ quan đã ngủ trên đường đua
 

Trong khi đó rùa vẫn chăm chỉ cố gắng bước từng bước nặng nhọc hì hục dần dần tiếng về đích phía trước. Thỏ nằm khoan thai ở gốc cây rồi ngủ quên. Rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh dậy. Thỏ ta còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu dùng hết sức chạy thật nhanh trở lại nhưng đã quá muộn.

Rùa trong câu chuyện Rùa và Thỏ đã về đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần kiên trì, chăm chỉ, nghiêm túc của mình. Thỏ thì vô cùng xấu hổ và đi thẳng vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người nữa.


Rùa kiên trì cuối cùng đã về đích trước

Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa.

Truyện Rùa và Thỏ tuy là một câu truyện đơn giản nhưng đã cho chúng ta một bài học rất quý giá là chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”. Nhưng khi áp dụng bài hoc này vào cuộc sống thực tế ta cần lưu ý rằng: bởi vì cuộc sống không có gì là cố định cả, nó luôn bất biến và thay đổi, đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có một sự sáng tạo mới trong suy nghĩ, một nhận thức mới sao cho phù hợp với cuộc sống này.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật. Truyện tưởng đã quá xa và không còn lạ gì, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến chúng ta phải suy ngẫm.  Những người dù nhanh nhẹn nhưng luôn cẩu thả trong suy nghĩ và hành động cuối cùng sẽ bị đánh bại bởi những người siêng năng, cẩn thận, dù bản chất họ chậm hơn rất nhiều.

Nhưng cũng phải suy ngẫm ngược lại, dù siêng năng, cẩn thận nhưng quá chậm chạp cũng sẽ phải chịu thua người nhanh và chắc chắn. Trong công việc hàng ngày của chúng ta giữa một người chậm và một người nhanh nhẹn thì chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng nhiều hơn và họ sẽ tiến xa hơn trong sự nghiệp, cũng như trong cuộc sống.

Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của thỏ và rùa, chúng đều không đầu hàng trước những thất bại. Sau khi thất bại thảm hại trước rùa thì chắc chắn thỏ sẽ quyết tâm làm việc hăng say hơn và cố gắng nhiều hơn nữa, còn rùa dù chiến thắng nhưng cũng đành phải thay đổi chiến lược vì dù có ý chí kiên cường, siêng năng, cần cù nhưng không thể chậm chạp mãi được. Trong cuộc sống, khi phải đối mặt với thất bại, có thể đó sẽ là thời điểm thích hợp để mỗi chúng ta cố gắng hon và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi lúc cũng cần phải thay đổi chiến lược mới hơn, đồng thời thử tìm nhiều giải pháp khác để có thể phát triển tốt hơn trong cuộc sống.

Từ khoá liên quan: Truyện ngụ ngôn rùa và thỏ, bài học từ truyện rùa và thỏ, ý nghĩa truyện ngụ ngôn rùa và thỏ, cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ, rùa và thỏ chạy thi, ý nghĩa câu chuyện rùa và thỏ
Bài viết khác: Ý nghĩa của câu chuyện: Ngỗng và rùa, Ý nghĩa truyện cổ tích ăn khế trả vàng, Bài học được rút ra từ câu truyện dê trắng và dê đen, ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

  • 09:56 20/10/2021
  • Xếp hạng 4.5/5 với 1 phiếu bầu

Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Trong những câu chuyện cổ tích đó, chúng ta có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và một cuộc sống tươi đẹp và những con người tài giỏi, đáng ngưỡng mộ.

Ý nghĩa của truyện cổ tích mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với trẻ em, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp các em phát triển tư duy lành mạnh và trong sáng nhất. Cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa truyện cổ tích qua bài viết dưới đây 

Ðịnh nghĩa truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

Phân loại truyện cổ tích

Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại: Truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế tục [cổ tích sinh hoạt].

Ý nghĩa của truyện cổ tích

Truyện cổ tích luôn là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất của trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, các em nhỏ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi thường, đáng ngưỡng mộ.


Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.

Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

Vai trò của truyện cổ tích trong việc giáo dục trẻ em

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được nhân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Vai trò truyện cổ tích rất quan trọng vì mỗi câu truyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, sẽ giúp cho các em nhỏ phát triển tư duy lành mạnh, trong sáng nhất và các phẩm chất tốt đẹp.Nguồn truyện tại truyencotich.fun

Qua các câu chuyện cổ tích trẻ được kể hoặc đọc, trẻ sẽ dễ dàng hình thành và phát triển khả năng bình luận, và tư duy của mình. Học hỏi từ những quyết định của các nhân vật trong chuyện, trẻ nhận biết được kết quả đằng sau những quyết định đó. Trẻ sẽ rút ra được bài học rằng khi gặp khó khăn hay thử thách.

Giáo dục trẻ qua truyện cổ tích

Truyện cổ tích đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục các bé nên các bậc cha mẹ nên cho con mình đọc hoặc kể cho bé nghe những câu truyện cổ tích càng sớm càng tốt. Bởi vì còn nhỏ nên các bé sẽ rất thích thú khi được nghe kể về và khám phá về những điều mình chưa được biết. Cha mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với mọi thể loại truyện, sau đó sẽ biết được câu truyện nào là các bé thích nhất.

Cha mẹ cũng nên hỏi xem vấn đề mà bé quan tâm là gì để chọn chủ đề truyện phù hợp với bé hơn như vậy thì sẽ có nhiều hứng thú khi nghe hoặc đọc truyện cổ tích.

>>> Đọc thêm nhiều truyện cổ tích Việt Nam cho bé hơn nữa tại Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam đặc sắc, chọn lọc  !!!

Video liên quan

Chủ Đề