Bài phương pháp thuyết minh lớp 8

1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a] - Các văn bản Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất: đã sử dụng các loại tri thức vể sinh học, địa lí [thuộc tri thức tự nhiên], về văn hóa, lịch sử [thuộc tri thức xã hội].

b] Để có được những tri thức ấy, người viết phải không ngừng quan sát, học tập, trau dồi, tích lũy tri thức cho mình. Vì đó là những kiến thức khoa học lịch sử phải trải qua nghiên cứu, tìm hiểu, ghi chép, bình thường không thể biết hết được. Vì vậy vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức ở đây vô cùng quan trọng.

c] - Bằng tưởng tượng, suy luận không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh.

- Bởi vì mục đích của văn bản thuyết minh là tri thức, cơ sở của văn bản thuyết minh cũng là tri thức, tri thức lại được hình thành cơ bản từ sự quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. Do vậy, không chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận để xây dựng văn bản thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

a] Phương pháp nêu định nghĩa-giải thích

- Các câu trên đều có từ "là".

- Đây là kiểu câu định nghĩa, giải thích thường thấy trong văn bản thuyết minh.

- Phẩn sau từ "là" thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng.

- Vai trò của kiểu câu này là riêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.

b] Phương pháp liệt kê

- Người viết đã dùng phương pháp liệt kê trong các câu, đoạn văn trên.

- Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo một trật tự nhất định.

- Tác dụng của phương pháp này là làm cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

c] Phương pháp nêu ví dụ

- Đoạn văn trên đưa ra ví dụ cụ thể, điển hình về việc xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng: ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.

- Ví dụ này có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc nhìn nhận vấn đề chống thuốc lá một cách nghiêm túc hơn.

d] Phương pháp dùng số liệu, con số

- Đoạn văn trên cung cấp những số liệu cụ thể, chân xác về dưỡng khí, thán khí. - -- Các số liệu này có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng và làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố.

- Trong lĩnh vực tự nhiên, số liệu là cơ sở quan trọng để ngưòi viết thuyết minh.

- Số liệu dùng cho thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.

e] Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh trong câu văn trên giúp người đọc hình dung một cách cụ thể về diện tích của biển Thái Bình Dương. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bột, cụ thể hóa đối tượng cần thuyết minh.

g] Phương pháp phân loại, phân tích

- Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét, phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo một tiêu chí nào đó.

- Trước một đối tượng phức tạp, đa dạng, người ta thường tiến hành phân loại, chia nhỏ để tìm hiểu. Cách làm này khiến cho việc nhìn nhận đối tượng đầy đủ hơn, chân thực và sãu sắc hơn.

- Trong bài Huế, thành phố Huế dược giới thiệu ở nhiều phương diện: địa thế sông núi, kiến trúc, vườn tược, con người, ẩm thực, truyền thống đấu tranh. Như vậy, người viết đà dùng phương pháp phân tích, phân loại.

II. Luyện tập

Câu 1 [trang 128 sgk Văn 8 Tập 1]: Phạm vi tìm hiểu vấn đề

- Kiến thức chuyên môn [bác sĩ];

+ Khói thuốc lá có nhiều chất độc gây ảnh hưởng đến vòm họng, phế quản.

+ Khói thuốc lá gây ung thư, ho hen.

+ Ô-xít các-bon trong khói thuốc làm máu không tiếp cận được ô-xi, ni-cô-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

- Kiến thức xã hội

+ Bệnh do thuốc lá gây ra làm hại sức khỏe và hao phí tiền của

+ Hút thuốc lá nơi công cộng ảnh hưởng đến người khác

+ Con đường tội phạm từ điếu thuốc.

⇒ Những hiểu biết đó chứng tỏ tác giả là người có kiến thức khoa học sâu sắc, trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về đời sống xã hội. Từ đó, bài viết mới có sức thuyết phục.

Câu 2 [trang 128 sgk Văn 8 Tập 1]: Những phương pháp thuyết minh được tác giả sử dụng để làm nổi bật tác hại của việc hút thuốc lá:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu:

- Phương pháp phân tích, giải thích

- Phương pháp nêu ví dụ, số liệu.

Câu 3 [trang 129 sgk Văn 8 Tập 1]:

– Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức:

+ Vị trí địa lí

+ Thông tin về 10 cô thanh niên xung phong.

⇒ Những tri thức này phải chính xác, khách quan, chân thực.

- Phương pháp thuyết minh:

+ Liệt kê: kể ra những việc làm như: san lấp hố bom, làm đường, đào hầm, đảm bảo an toàn cho người và xe qua lại,..

+ Nêu ví dụ: Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa,..

+ Dùng số liệu: Ngày 24-07-1968, sau 18 lần giặc Mỹ cho máy bay đánh phá,..

Câu 4 [trang 129 sgk Văn 8 Tập 1]: Sự phân loại của bạn lớp trưởng là hợp lí.

- Bạn đã chỉ ra 3 loại học lực yếu với 3 nhóm nguyên nhân sau:

+ Có điều kiện tốt nhưng ham chơi

+ Gia đình khó khăn thường bỏ học.

+ Kiến thức ít, tiếp thu chậm.

- Từ đó đưa ra cách giúp đỡ là hoàn toàn có cơ sở.

Câu hỏi:Các phương pháp thuyết minh thường dùng lớp 8

Trả lời:

Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau:

1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc: s là p.

Ví dụ:

– Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụthuộc nó tạo thành. [Ngữ văn 6, tập một]

– Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tình trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Còn biến dị là hiện tượng con cháu sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

[Sinh học 9, SGK thí điểm]

Dùng phương pháp định nghĩa, giải thích như cách viết trong ví dụ trên thường xác định được đốì tượng một cách cụ thê loại nào, kiểu gì, đặc điểm cơ bản của sự việc, hiện tượng ra sao, tránh việc giải thích quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng.

2. Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đốì tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cong lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi; nước dừa đề uống, đê kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm..,[Cây dừa Bình Định]

3. Phương pháp nêu ví du

Đây là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách, báo chí, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu củng nôi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạmphạt 500 đô la],

[Ôn dịch, thuốc lá]

4. Phương pháp dùng số liệu [con số]

Đây là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Với tỉ lệ hằng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. [Bài toán dân số]

5. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp đem so sánh, đổi chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với nhiều sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

6. Phương pháp phân lọai, phân tích

Đây là phương pháp chia ra từng loại, từng bộ phận, từng mặt khi mà sự vật quá đa dạng hay có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt để thuyết minh.

Ví dụ: Văn bản Huế trong SGK, trang 115 – 116 trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt:

– Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

– Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển.

– Huế đẹp vối cảnh sắc sông núi.

– Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng.

– Huế có các sản vật và món ăn nổi tiếng.

– Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo các bài văn thuyết minh hay dưới đây nhé!

Thuyết minh về chiếc bút bi

Là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong đồ dùng học tập của học sinh, là một trong những phát minh độc đáo của con người nhằm phục vụ cho việc lưu giữ, ghi chép lại những sự vật, hiện tượng trong đời sống. Đó chính là cây bút bi - một vật dụng nhỏ bé nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động học tập của học sinh.

Bút bi là tên gọi của một loại bút mực. Vì loại bút này có đặc điểm sử dụng đó là nhờ sự linh hoạt của viên bi nhỏ đầu bút. Viên bi này có thể lăn qua lăn lại trơn tru, dễ dàng để tạo ra mực mà người ta gọi với cái tên bút bi.

Về mặt cấu tạo thì bút bi có những bộ phận chính sau: Vỏ bút – đây là nơi người viết sẽ cầm để di chuyển bút, tạo ra các đường nét, nó cũng là bộ phận có vai trò bảo vệ ruột bút. Thông thường, vỏ bút thường được thiết kế với kích cỡ vừa tay người cầm, kích cỡ thường thấy của một cây bút bi là khoảng bằng ngón tay trỏ. Đặc biệt là phần chân bút, ở đó có những đường viền nổi, những hoa văn để tạo độ ma sát với tay người sử dụng. Nhờ đó mà cây bút sẽ không bị trơn, bị tuột khỏi tay của người viết. Bộ phận thứ hai của cây bút bi, đó là phần ruột bút. Đây là nơi chứa mực, là bộ phận quan trọng nhất của cây bút. Phần ruột bút rất nhỏ, trong đó có chứa mực, trong quá trình sử dụng, mực bút sẽ được bơm xuống thân bút, giúp cho bút có thể viết ra mực. Tuy nhiên, để viết được thì cây bút không thể thiếu một bộ phận quan trọng đó chính là đầu bút. Đầu bút được làm bằng kim loại, gắn với ống đựng mực. Trên đỉnh của ngòi bút là một viên bi nhỏ có thể di chuyển, viên bi này có thể lăn ra mực, điều tiết được lượng mực không ra nhiều quá, không ra ít quá. Vì kích cỡ viên bi rất nhỏ nên nếu không để ý sẽ khó có thể thấy được. Một bộ phận nữa của cây bút đó chính là lò xo và đầu nhấn của bút. Lò xo làm cho cây bút có độ đàn hồi mà khi người sử dụng nhấn đầu bút thì cây bút có thể bật lên, bật xuống phục vụ mục đích sử dụng và bảo vệ bút. Những bộ phận của cây bút được lắp ráp lại với nhau để tạo ra một cây bút hoàn chỉnh.Thao tác lắp ráp này rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng.

Ngày nay, bút bi cũng có rất nhiều mẫu mã,kiểu dáng khác nhau vô cùng bắt mắt mà thuận tiện trong sử dụng. Người mua có thể tự do lựa chọn loại bút mình yêu thích. Màu mực của bút bi cũng rất đa dạng, từ bút mực đỏ, mực xanh, mực tím, mực đen phục vụ được nhu cầu sử dụng, sở thích của mỗi người. Cây bút bi có thể dùng để viết bài, ghi chép những thứ cần ghi nhớ, lưu giữ những sự kiện, những kỉ niệm. Cây bút bi viết rất trơn tru, dễ dàng không bị lem mực, nhòe mực như các loại bút lông, bút máy. Mực của bút viết ra cũng nhanh khô hơn các loại bút khác. Điều đặc biệt, cây bút vô cùng tiện ích này có giá thành sử dụng rất rẻ, từ hai đến ba nghìn đồng một chiếc. Vì vậy mà bút bi được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại bút trên thị trường ngày nay.

Bút bi là một phát minh độc đáo, sáng tạo ở thế kỉ hai mươi. Trước đó, loại bút mà ông cha ta sử dụng đó chính là bút lông, loại bút này rất dễ bị lem mực, nếu kĩ thuật viết không tốt thì các chữ sẽ không rõ ràng vì đầu bút rất lớn, khi viết sẽ bị tõe ra các bên. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, đề cao sự tiện ích cho người sử dụng thì cây bút bi đã được ra đời. Khi mới được phát minh, cây bút không được gọn nhẹ và sử dụng dễ dàng như ngày nay, nhưng trong quá trình sử dụng con người đã cải tiến cây bút bi để từ đó có được sự tiện ích như cây bút bi ngày nay.

Bút bi là vật dụng vô cùng hữu ích đối với cuộc sống con người, nó giúp những em học sinh ghi chép lại bài học, ghi chép lại những kiến thức đã được học. Giúp cho người sử dụng ghi chép, lưu giữ từ số liệu, sự kiện và cả những kỉ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy mà cây bút tuy nhỏ bé, giá cả phải chăng nhưng vai trò của nó đối với cuộc sống của con người thì không nhỏ bé, tầm thường một chút nào.

Thuyết minh về chiếc nón lá

Từ bao đời nay, chiếc nón lá là đồ vật quen thuộc của các bà, các mẹ, các chỉ không chỉ có công dụng như một thứ để che chắn nắng hàng ngày mà còn là một món phụ kiện làm tăng thêm nét duyên dáng, nữ tính cho người phụ nữ.

Nói về nón lá, chúng ta đều biết nón lá đã xuất hiện từ rất sớm trong dòng lịch sử của dân tộc, bằng chứng là hình ảnh chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh từ những năm 2000-3000 trước công nguyên. Và đến ngày nay, nón lá vẫn là một sản phẩm thủ công được duy trì tại những làng nghề nổi tiếng như Dạ Lê [Hương Thủy], Đồng Di [Phú Vang], Phủ Cam [Huế]. Những nơi này đã trở thành điểm du lịch hút khách cũng chính bởi sản phẩm thủ công tinh tế mà chúng sản sinh ra - nón lá. Nón lá được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Lá dừa phải là lá khô, được xử lí đặc biệt tuy thế người ta vẫn chuộng lá có hơn vì chỉ lá cọ mới tạo nên chiếc nón lá hoàn mĩ nhất. Lá cọ được chọn phải là non vừa với gân lá xanh và màu lá trắng. Sau khi được hơ trên bếp than và phơi sương khoảng 4 tiếng, nón lá sẽ có màu trắng xanh và hiện rõ vân lá màu xanh nhẹ. Tiếp đến công đoạn chằm nón, người thợ phải chằm bằng sợi cước dẻo thật đều tay, sau đó cố định nón bằng nan tre đã uốn khéo thành vòng tròn, cuối cùng cố định chóp nón. Việc còn lại, chỉ cần quét vài lớp dầu bên ngoài lớp lá để nón thêm bóng đẹp và cài thêm dải lụa làm quai đeo để nón thêm duyên dáng là ta đã có một chiếc nón lá thành phẩm hoàn mĩ. Và để giữ gìn sự hoàn mĩ ấy, ta chỉ nên dùng nón khi trời nắng, tránh nước và khi không dùng đến thì để ở những nơi râm mát.

Như đã nói, nón lá vừa có tác dụng che mưa che nắng vừa có tác dụng thẩm mỹ, tô điểm cho vẻ yêu kiều của người phụ nữ. Hình ảnh người nông dân cày sâu cuốc bẫm trên những cánh đồng rộng lớn với chiếc nón lá che ở trên đầu từ lâu đã không còn xa lạ. Hay hình ảnh những người lao động, những dì bán nước cùng ngồi tại gốc đa đầu làng, tay phe phẩy chiếc nón để làm dịu mát những ngày hè oi ả cũng đã vô cùng quen thuộc ở nông thôn xưa. Nay, đất nước hiện đại hơn, chiếc nón ít xuất hiện trong cuộc sống đô thị đời thường nhưng lại đi vào những điệu múa truyền thống, những vở kịch, những câu hát dân ca. T ta còn dùng nón lá để là vật làm duyên cho những chiếc áo dài thướt tha duyên dáng và những bộ áo tứ thân, áo bà ba mềm mại dịu dàng. Không chỉ có vậy, nón lá còn trở thành quà tặng mang đậm truyền thống văn hóa dành cho khách du lịch nước ngoài, trở thành món đồ lưu niệm lưu giữ những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí trong những lần lãnh đạo các nước đặt chân, chiếc nón lá cũng trở thành món quà đầy ý nghĩa thể hiện lòng hiếu khách của người dân Việt Nam.

Bởi những công dụng thiết thực cùng những ý nghĩa vô vùng sâu sắc của chiếc nón lá, ta cần duy trì nghề làm nón và những làng nghề làm nón lâu đời. Bằng cách ấy, ta không chỉ bảo tồn được một vật dụng đẹp đẽ hữu ích mà còn lưu giữ được nét đẹp văn hóa nước nhà

Video liên quan

Chủ Đề