Bài tập - bài 1,2 mục vi trang 167 vở bài tập sinh học 9

Môi trường có các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó cần chú ý nhất là nhân tố con người. Các cấp độ tổ chức sống được chia thành 3 cấp độ chính: cấp cơ thể, cấp quần thể và cấp quần xã. Các cấp độ tổ chức sống tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố sinh thái, trong đó đặc biệt là các tương tác qua lại với nhân tố con người.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài tập 1
  • Bài tập 2

Bài tập 1

Hãy giải thích sơ đồ hình 66 SGK theo chiều mũi tên?

Lời giải chi tiết:

Môi trường có các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó cần chú ý nhất là nhân tố con người. Các cấp độ tổ chức sống được chia thành 3 cấp độ chính: cấp cơ thể, cấp quần thể và cấp quần xã. Các cấp độ tổ chức sống tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố sinh thái, trong đó đặc biệt là các tương tác qua lại với nhân tố con người.

Bài tập 2

Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5

Lời giải chi tiết:

Bảng 66.5. Đặc trưng của quần thể, quần xã và hệ sinh thái

Các vấn đề Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống tại một địa điểm [không gian] trong một khoảng thời gian xác định, các cá thể trong quần thể tiến hành sinh sản để sinh ra thế hệ sau Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã [sinh cảnh]
Đặc trưng

Tỉ lệ giới tính

Thành phần nhóm tuổi

Mật độ quần thể

Số lượng các loài trong quần xã [độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp]

Thành phần loài trong quần xã [loài ưu thế, loài đặc trưng]

Quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn

Sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề