Bán thuốc là ngành gì

Không ít người nghĩ rằng học Dược sau này chỉ có thể bán thuốc tại các quầy thuốc bệnh viện hoặc tư nhân. Điều này chỉ thể hiện được 1 phần kiến thức nghề nghiệp của dược sĩ. Vậy, ngoài bán thuốc dược sĩ mới ra trường có thể làm gì? Cùng tìm hiểu các ngành nghề mà dược sĩ có thể làm thông qua bài viết sau đây.

Nghiên cứu dược phẩm

Cao đẳng Dược sau khi ra trường sẽ được đào tạo cả về kỹ năng và kinh nghiệm để từ đó áp dụng vào công việc nghiên cứu dược phẩm. Cụ thể là đảm nhận các hoạt động như:

  • Nghiên cứu tác dụng của thuốc như: Các tác dụng dược lý, sinh hóa, độc tính…
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong cơ thể con người đến tác dụng của thuốc.
  • Nghiên cứu sự hấp thu, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể…

Hiện nay ngành dược đang giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng và chăm sóc sức khỏe đang được rất nhiều người quan tâm. Do đó nghề nghiên cứu dược phẩm sẽ luôn là nghề cần nhân lực việc làm.

Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc

Cũng từ các kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp được đào tạo khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các dược sĩ sẽ được thực hành làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc Đông dược và Tân dược như: Trapaco; Nam Hà; Tâm Bình….

  • Các dược sĩ mới ra trường sẽ thực vận hành các máy móc tại các xưởng sản xuất dược phẩm
  • Xây dựng ý kiến, tham mưu các cách bào chế thuốc để tăng hiệu quả cũng như thời gian bảo quản, độ bền sinh lý…
  • Làm công tác đối ngoại, liên kết với bên kinh doanh để phân phối sản phẩm tốt nhất.

Bào chế, sản xuất và kiểm nghiệm thuốc

Ngoài trở thành nghiên cứu dược phẩm hoặc làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc, dược sĩ mới ra trường còn có cơ hội được tạo nên các loại thuốc mới. Cụ thể là:

  • Tham gia nghiên cứu bào chế các loại thuốc mới.
  • Bào chế và phân tích rõ thành phần và công dụng của thuốc mới
  • Nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc và ứng dụng với từng nhóm tuổi, từng thể trạng….
  • Đánh giá một sản phẩm thuốc xem có đủ tiêu chuẩn không để cấp giấy phép lưu hành ra thị trường.

Nơi làm việc của các dược sĩ sẽ là các Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc,Viện Dịch tễ, Viện Y học Cổ truyền, hoặc phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của 1 công ty Dược phẩm…

Ngoài ra dược sĩ mới ra trường có kỹ năng và tố chất về dược liệu có thể trở thành giảng viên trực tiếp giảng dạy.

Trình dược viên, Phân phối lưu thông thuốc

Trên thực tế, để các loại thuốc đến được với người dân thì không thể thiếu khâu phân phối và lưu thông thuốc. Hiện nay quy trình phân phối thuốc được thực hiện từ cao xuống thấp, từ trung ương tới địa phương sau đó sẽ tới từng bệnh nhân..

Để quá trình phân phối thuốc diễn ra nhanh, đảm bảo nhu cầu thị trường thì rất cần các trình dược viên do đó đây sẽ là công việc rất phù hợp cho những dược sĩ mới ra trường.

Công việc cụ thể của trình dược viên và phân phối lưu thông thuốc được mô tả như sau:

  • Quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng tại các bệnh viện trên cả nước.
  • Kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
  • Tham gia cùng bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
  • Quảng cáo, tiếp thị thuốc.
  • Pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Quản lý dược

Ngoài những công việc trên, nếu dược sĩ nào có khả năng quản lý tốt có thể xin vào làm các công việc có liên quan đến quản lý thuốc như:

  • Quản lý Chất lượng thuốc
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo các loại thuốc có chất lượng được lưu thông trên thị trường.

Như vậy có rất nhiều ngành nghề phù hợp với Dược sĩ ngoài việc bán thuốc như nhiều người vẫn hình dung. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến thông tin hữu ích, giúp phụ huynh và sinh viên đang tìm hiểu về ngành Dược có thể yên tâm và tiếp tục theo đuổi nguyện vọng.

Để trở thành sinh viên của trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam thí sinh hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu dưới đây và gửi về địa chỉ của trường.

  • 02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bổ túc văn hóa [nếu thí sinh đã tốt nghiệp]
  • 02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa
  • 01 bản sao giấy khai sinh
  • 01 bản công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước
  • 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu
  • 04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 [ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ]
  • Các giấy tờ ưu tiên [nếu có]

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

📬 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM

Hà Nội: 40 Trần Cung, Cổ Nhuế I, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

CS2: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

CS3: Tầng 3, toà nhà G2, Tổ 4, P. Chi Lăng, TP Pleiku, T. Gia Lai [Trong trường ĐH Lâm Nghiệp]

Mọi thông tin cần thiết vui lòng liên hệ:

Hotline ZALO: 0896464666 or 0242.023.8989

Website: //caodangyduocvietnam.com

Chúng ta thường gọi những người “mặc áo Blouse trắng”, trực tại các quầy thuốc cả trong viện và các quầy thuốc tư nhân là Dược sĩ. Và dường như trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng chỉ tiếp xúc với những “Dược sĩ” này.

Tuy nhiên, liệu có phải chỉ có mỗi những người “trực quầy thuốc” mới là bác sĩ? Nếu không thì Dược sĩ còn hoạt động trong những lĩnh vực nào khác? Và công việc của một Dược sĩ như thế nào là những thắc mắc thường gặp. Hãy cùng Career.gpo.vn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa Dược sĩ

Dược sĩ được hiểu là những người hoạt động trong lĩnh vực Dược - một lĩnh vực gắn liền với lĩnh vực Y tế. Nghĩa là những người thực hiện công tác chuyên môn và những người hành nghề Dược. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý, chữa trị bệnh với đội ngũ y bác sĩ, thông qua việc theo dõi và tối ưu quá trình điều trị bằng thuốc.

Công việc của một Dược sĩ

Theo định nghĩa bên trên, không chỉ những người hành nghề dược mới được gọi là Dược sĩ mà kể cả những người thực hiện công tác chuyên môn Dược cũng được gọi là Dược sĩ. Do đó, có rất nhiều vị trí Dược sĩ khác nhau trong ngành dược. Và tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi dược sĩ sẽ có những trách nhiệm và công việc khác nhau.

Dược sĩ hoạt động tại các cơ sở khám chữa bệnh

Đây là loại hình Dược sĩ chúng ta được tiếp xúc gần như là nhiều nhất. Các cơ sở khám chữa bệnh ở đây là các Bệnh viện, phòng khám công cộng và tư nhân. Khi hoạt động trong lĩnh vực này, người Dược sĩ phải đảm nhiệm những công việc sau:

  • Giới thiệu những loại thuốc mới [Đặc biệt là thuốc kê đơn] đến các Bác sĩ.
  • Xem xét và kiểm tra lại tính chính xác của đơn thuốc bác sĩ đã kê
  • Tư vấn về công dụng và cách sử dụng thuốc.
  • Pha chế thuốc theo đơn của Bác sĩ.
  • Kết hợp với Bác sĩ và đội ngũ y khoa để đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân bằng thuốc.
  • Dược sĩ hoạt động tại các nhà thuốc và quầy thuốc.

Dược sĩ hoạt động tại các nhà thuốc, quầy thuốc và Dược sĩ hoạt động tại các cơ sở khám chữa bệnh là 2 loại hình Dược sĩ chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Những người Dược sĩ này sẽ thực hiện công việc bán lẻ thuốc thành phẩm, theo đơn của bác sĩ đã kê.

Tại nước ngoài, các hiệu thuốc chỉ được bán thuốc cho những người có đơn thuốc. Tuy nhiên tại Việt Nam, chỉ có một vài loại thuốc là bắt buộc phải có đơn thuốc mới có thể bán, đơn cử là thuốc kháng sinh. Dẫn đến tình trạng một số cá nhân lạm dụng điều này để trục lợi cho bản thân.

Nghiên cứu dược phẩm

Đây là lĩnh vực đòi hỏi người Dược sĩ có niềm đam mê và yêu thích thực sự to lớn đối với lĩnh vực Dược học. Bởi với đa số chúng ta,”Nghiên cứu” luôn là một công việc nhàm chán và không hề thú vị.

Trong lĩnh vực nghiên cứu này, Dược sĩ sẽ chịu trách nhiệm cho việc tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, bào chế, nghiên cứu tác dụng của thuốc mới và nghiên cứu động dược học, sinh dược học. 

Sản xuất, Phân phối dược phẩm

Sản xuất và phân phối luôn là 2 lĩnh vực đi đôi với nhau. Trong 2 lĩnh vực này, người Dược sĩ có thể làm việc ở 2 bộ phận: Kiểm tra chất lượng thuốc [Kiểm nghiệm thuốc Quality Control QC] và Đảm bảo chất lượng thuốc [Quality Assurance QA]. Riêng trong lĩnh vực sản xuất thuốc, Dược sĩ còn có thể làm việc trong bộ phận bào chế thuốc.

Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược

Đây cũng là lựa chọn của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Y học. Quay lại giảng đường, cung cấp kiến thức, chuyên môn của bản thân để đào tạo, trau dồi những lứa Dược sĩ xuất sắc hơn, toàn diện hơn.

Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc, mang lại những thông tin, kiến thức hữu ích, thú vị về Dược sĩ. Và xóa bỏ suy nghĩ đã tồn tại từ lâu rằng Dược sĩ chỉ là người bán thuốc, mặc áo Blouse trắng và đứng quầy. 

Thùy Leah

Video liên quan

Chủ Đề