Bảng cấm hút thuốc là gì

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

Khoản 1 điều 11 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định, có 4 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Khoản 2 của điều 11 quy định, có 3 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, bao gồm nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện và địa điểm công cộng [trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này và khoản 1 điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá].

Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, bao gồm khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải đảm bảo các điều kiện như có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ chứa các mẫu, tàn thuốc lá, có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Tuy nhiên, Luật cũng khuyến khích người đứng đầu “địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá” thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. Chính phủ cũng có quy định sẽ chuyển các địa điểm này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Phạt tiền từ 100.000 đồng – 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm

Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá. Theo đó, nếu cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 10.000.000 đồng.

Cụ thể, điều 22 của Nghị định quy định, sẽ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm [trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng]; bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Phạt tiền tiền 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở thực hiện một trong các hành vi sau: không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá đối với nơi dành riêng cho người hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy./.

Hàng năm, Ban chỉ đạo Phòng chống thuốc lá tỉnh có tổ chức đợt giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy vẫn còn một số nhà hàng, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không treo biển “Cấm thuốc lá”; số khác, tuy có treo biển cấm hút thuốc nhưng việc thực khách hút thuốc ngay tại bàn ăn vẫn thường xuyên diễn ra. Các chủ nhà hàng đều biết đến quy định này, nhưng theo họ, để thực hiện là điều quá khó. Bởi nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống, tiệc tùng. Thực khách khi đến nhà hàng đều yêu cầu được đáp ứng các nhu cầu như thức ăn ngon, khung cảnh đẹp, được phục vụ chu toàn và được đáp ứng mọi nhu cầu đề ra. Về phía nhà hàng, điều tối kỵ chính là làm mất lòng khách. Chính vì vậy, nếu khách hút thuốc thì nhân viên nhà hàng hầu như không nhắc nhở.

Tình trạng hút thuốc tại các nhà hàng, điểm kinh doanh dịch vụ xẩy ra thường xuyên

Bà Nguyễn Văn C – người đại diện của nhà hàng tại phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh cho biết, đây là địa điểm thu hút rất đông khách hàng đến ăn nhậu giao lưu vào mỗi chiều. Trước đây, nhà hàng cũng treo biển “Cấm thuốc lá”. Tuy nhiên, biển treo thì treo nhưng thực khách vẫn ngang nhiên hút thuốc. Nhân viên nhà hàng có đôi lần nhắc nhở nhưng thấy khách tỏ ra khó chịu lại thôi. Lâu dần, việc khách hút thuốc lá tại nhà hàng được xem là điều bình thường.

Hiện nay, để chiều lòng khách, nhiều nhà hàng đã không thực hiện quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Đối với quy định phải có phòng dành riêng cho người hút thuốc, một số nhà hàng vẫn không đáp ứng được. Bởi phần lớn nhà hàng đều được xây dựng khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá chưa ra đời. Để cải tạo lại cho đúng với quy định thì cần thời gian, chi phí, ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên nhiều chủ nhà hàng lờ đi không thực hiện.

Có mặt tại nhà hàng K.L - xã Tân Lâm Hương – huyện Thạch Hà, rất nhiều người thản nhiên hút thuốc lá, mặc dù trong nhà hàng đã có biển cấm hút thuốc. Anh Ngô Văn Q. cho biết, anh có thói quen trong quá trình nhậu, uống bia, rượu là phải có hút thuốc, không thể bỏ được, nên dù biết là bị cấm nhưng cũng không thể ngưng hút. Anh còn cho biết, khách hàng là thương đề, nên hầu hết tất cả các nhà hàng có tổ chức bán thuốc cho khách, hầu hết nhân viên cũng không giám nhắc nhở, không có biện pháp can thiệp, vì vậy, việc hút thuốc tại nhà hàng cứ thế vẫn tiếp diễn.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều có nguyên nhân từ khói thuốc lá

Hiện nay, mặc dù đã có quy định phạt tiền khi hút thuốc lá tại những nơi có quy định cấm, tuy nhiên, chế tài xử phạt chưa rõ ràng, chưa nêu rõ ai là người có thẩm quyền xử phạt, mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, đối với nhiều người, việc hút thuốc lá đã trở thành thói quen, là nhu cầu cá nhân. Họ cho rằng, hút thuốc là việc riêng, không ảnh hưởng đến ai. Có thể họ thực sự không biết rằng trong thuốc lá có đến 7.000 chất độc hại, gây ung thư, hoặc biết mà lờ đi. Khói thuốc lá mất đến 5 giờ đồng hồ để tan biến hoàn toàn trong không khí. Những người không hút thuốc vẫn phải chịu nguy cơ bị ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác nếu thường xuyên hít phải khói thuốc. Đó chính là lý do vì sao Luật phòng chống tác hại thuốc lá có quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng.

Để Luật phòng chống tác hại thuốc lá thực sự đi vào đời sống nhất thiết cần có sự nỗ lực và thay đổi từ nhiều phía. Về phía các chủ nhà hàng, đã đến lúc thay đổi tư duy kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu, chiều lòng khách không có nghĩa là chấp nhận vi phạm Luật định. Khi chấp nhận chiều lòng một bộ phận thực khách có thói quen hút thuốc, họ sẽ mất một lượng lớn thực khách không chấp nhận môi trường có khói thuốc. Đối với cơ quan chức năng ban hành Luật, cần hoàn thiện về nội dung, quy định nhằm phát huy triệt để vai trò và giá trị pháp lý của Luật. Bên cạnh sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, yếu tố quan trọng nhất vẫn chính là ý thức của mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân ý thức được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và những người xung quanh thì quy định cấm hút thuốc tại nơi công cộng, tại nhà hàng, quán ăn… mới được thực thi có hiệu quả./.

Linh Na


Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ yêu cầu chung đối với địa điểm cấm hút thuốc lá như sau: Địa điểm phải có biển có chữ "CẤM HÚT THUỐC LÁ" bằng Tiếng Việt và/hoặc bằng Tiếng Anh hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá [biển] theo mẫu số 1 và mẫu số 2 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Hình thức trình bày biển đặt tại các địa điểm cấm hút thuốc lá phải đạt các yêu cầu sau đây: 1- Bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ quan sát, không bị rách, nát, mờ, hỏng, được in trên giấy, nhựa hoặc chất liệu khác, có thể đặt, để trên bàn, kệ hoặc các nơi thích hợp, gắn, dán hoặc treo tường [đặt]; biển đặt ngoài trời in trên chất liệu chịu nước; 2- Kích thước biển, biểu tượng, cỡ chữ phù hợp với vị trí, không gian đặt, để, dán, treo biển; chữ in hoa, dễ đọc, màu chữ tương phản với màu nền.

Việc bố trí, đặt biển phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: 1- Có đủ số lượng biển cần thiết, ưu tiên đặt biển ở vị trí, khu vực có nhiều người qua lại, tiếp xúc, gây sự chú ý; tối thiểu phải bố trí biển ở các vị trí: cổng, cửa ra vào, mặt tiền, sảnh trước, khu vực tiếp đón, hành lang, đầu cầu thang các tầng, khu vực ghế chờ, khu vực ban công, hành lang có mái che; 2- Khoảng cách giữa các biển bảo đảm phù hợp với quy mô, khu vực, không gian của từng loại hình địa điểm.

Dự thảo nêu rõ: Không được có hiện tượng hút thuốc lá, mùi thuốc lá và có đầu mẩu, tàn thuốc lá tại địa điểm, khu vực cấm hút thuốc lá. Địa điểm cộng cộng hoạt động vào ban đêm, trong điều kiện không đủ ánh sáng: Biển, biểu tượng cấm phải có phản quang hoặc phải được chiếu sáng để nhìn được rõ.

Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ những yêu cầu riêng đối với địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn, địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá.

Cụ thể, yêu cầu riêng đối với phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau: 1- Biển, biểu tượng cấm hút thuốc lá có kích thước và thiết kế phù hợp với từng loại phương tiện; 2- Biển, biểu tượng cấm hút thuốc lá phải được đặt ở các vị trí để mọi người ngồi trong xe dễ quan sát, tối thiểu phải đặt ở vị trí các cửa lên xuống xe, phía trước khu vực lái trong xe để người ngồi trong xe có thể nhìn được.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề