Báo cáo ngành bia 2023

Vừa qua, Chính phủ đã ra Nghị quyết Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có nội dung giao Bộ Tài Chính nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét ban hành giai đoạn 2023-2025

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam [VBA] cho biết, mức thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn [bia, rượu] đã được điều chỉnh tăng dần qua các năm từ 50% năm 2015 đến nay 65%.

Song song đó, tác động dịch COVID-19 thời gian qua đã làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy cộng thêm gần đây xung đột Nga - Ukraine đã làm giá các nguyên liệu cũng như chi phí logistics tăng phi mã. Vì vậy, từ quý II-2022 giá bia đã phải điều chỉnh tăng từ 15%-30%.

“Nếu chính sách thuế TTĐB được điều chỉnh tăng trong năm 2023 - 2025 thì dự kiến giá bia tiếp tục tăng cao hơn nữa so với hiện nay”- ông Việt nói.

Siêu thị giới hạn số lượng bia được mua. ẢNH: TÚ UYÊN

Cũng theo ông Việt, do ảnh hưởng dịch COVID- 19, sản xuất ngành bia năm 2020 giảm 14% so với năm 2019. Năm 2021 sản lượng tiếp tục giảm 7,8% so với năm 2020.

Tổng sản lượng tiêu thụ bia giảm hơn 20% so với năm 2019 tương đương giảm hơn 1 tỷ lít bia. Trong khi đó, theo Bloomberg lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam năm 2020 ước giảm đến 25%.

“Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, các DN vô cùng khó khăn. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa thể phục hồi như trước do chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng từ 20%- 50% chưa có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất…”- ông Việt nói.

Theo VBA, ngành đồ uống thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước khoảng 60 ngàn tỉ đồng/năm. Các nhà máy sản xuất kinh doanh đồ uống có mặt ở 51 tỉnh thành và đóng góp ngân sách lớn cho các địa phương.

Đặc biệt, năm 2018 các nhà máy đóng góp ngân sách cao nhất cho TP.HCM hơn 23.000 tỉ đồng, cao thứ hai là Hà Nội hơn 4.800 tỉ đồng, tiếp đến là Đà Nẵng hơn 2.300 tỉ đồng…

Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành bia rượu nước giải khát đã giảm 10.000 tỉ đồng.

Rượu lậu gây thất thu thuế hơn 751 triệu USD

Theo VBA, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, rượu giả… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là gây thất thu ngân sách nhà nước khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.

Giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm trong các quý tới sẽ là yếu tố thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty ngành F&B phục hồi.

SSI Research vừa đưa ra báo cáo triển vọng kinh doanh những tháng cuối năm 2022 cũng như năm 2023 đối với các công ty trong mảng thực phẩm đồ uống [F&B].

Theo dự báo, giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm trong các quý tới. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023.

Bên cạnh đó, nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022 [do giãn cách xã hội chặt chẽ trong quý III/2021] nhưng mức tăng trưởng sẽ bình thường hóa từ nửa cuối năm 2023.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các kênh thương mại sẽ phục hồi hoàn toàn khi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê được mở lại hoàn toàn và lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên [khi Việt Nam mở cửa trở lại vào tháng 3/2022]. Sau khi mở cửa trở lại, các chuyên gia nhận thấy người tiêu dùng vẫn do dự khi ăn uống bên ngoài và nhiều cơ sở buôn bán vẫn đóng cửa sau đại dịch.

Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa có thể sẽ cải thiện từ quý IV.  [Ảnh minh họa: Minh Hằng].

Cụ thể, các chuyên gia dự báo CTCP Sữa Việt Nam [Vinamilk - Mã: VNM] có thể tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 sau hai năm sụt giảm lợi nhuận [năm 2020 lợi nhuận ròng là 11.098 tỷ và 2021 là 10.532 tỷ đồng].

Dự báo này dựa trên kỳ vọng doanh thu tăng trưởng ở mức một con số và tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm.

Theo tổ chức thương mại sữa toàn cầu, giá sữa bột nguyên kem [WMP], sữa bột tách kem [SMP] và chất béo sữa dạng khan [AMF] có sự điều chỉnh bắt đầu từ tháng 3/2022. Kết hợp với việc tăng giá bán bình quân trong 6 tháng đầu năm, tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa có thể sẽ cải thiện từ quý IV.

 Nguồn: Tổ chức thương mại sữa toàn cầu.

Ở ngành mía đường, báo cáo cho biết tại Việt Nam, giá đường tinh luyện trung bình nằm trong khoảng 16.500 - 17.500 đồng/kg trong 6 tháng đầu năm, không đổi so với cùng kỳ.

Nhà phân tích cho rằng nếu kết quả cuộc điều tra về việc lẩn tránh thuế đường của Thái Lan được công bố vào ngày 21/7 có lợi cho các công ty mía đường Việt Nam, trong đó có Đường Quảng Ngãi [Mã: QNS]. Điều này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ tích cực lâu dài cho ngành. 

Trái lại, tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty F&B có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá cả hàng hoá tăng cao ở các mức độ khác nhau trong năm 2022. Mặc dù các công ty F&B cuối cùng đã quyết định tăng giá bán bình quân 2% -10% trong nửa đầu năm, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bảo vệ biên lợi nhuận gộp.

Riêng với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn [Sabeco - Mã SAB], tỷ suất lãi gộp vẫn ổn định do công ty đã ký hợp đồng mua dài hạn cho các nguyên vật liệu chính và giá bán bình quân đã tăng thêm gần 10% trong ba quý qua.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát và thu nhập giảm, Sabeco có thể được hưởng lợi do công ty có tỷ trọng bia dành cho phân khúc phổ thông cao. Về mặt chi phí, chi phí hàng hóa [mạch nha, hoa bia] giảm sẽ giúp các công ty bia tăng tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới.

6 tháng đầu năm sau, chuyên gia kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của Sabeco sẽ tăng trưởng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2022, nhờ việc mở lại hoàn toàn dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vui chơi giải trí, và lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề