Bệnh sởi là gì

Sởi là căn bệnh đang ngày càng có xu hướng phát triển nhiều và lan rộng theo mùa, rất khó để có thể kiểm soát căn bệnh này. Chúng ta ai cũng có thể mắc căn bệnh này nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Chính vì thế chúng ta cần nắm vững các kiến thức cần thiết về căn bệnh này để có cách phòng tránh và đối phó với dịch sởi hiện nay.

1. Sởi là gì ?Thế nào được gọi là bệnh sởi?

Theo các chuyên gia y tế hàng đầu, sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường rõ ràng ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối bằng việc nổi các ban da, dạng dát hay sần da xuất hiện theo thứ tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay và có kèm theo triệu chứng sốt cao. Sởi thường phát bệnh khoảng từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus.Đây là một trong các bệnh dễ lây lan và gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu bạn tiêm vắc xin định kỳ phòng bệnh cho trẻ cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Virus gây ra căn bệnh sởi

Thường virus sởi có 2 loại kháng nguyên đó là :

- Kháng nguyên tan hồng cầu [Hemolysin].

- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu [Hemagglutinin].

2. Nguyên nhân của bệnh sởi là gì?

Virus gây ra bệnh sởi nhân lên ở đường hô hấp của con người, chính vì vậy rất dễ dàng lây qua những người khác, cụ thể là bằng những con đường sau :

- Khi người nhiễm virus sởi bị ho hay hắt hơi, nói chuyện với những người khác thì virus sởi sẽ đi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, mọi người tiếp xúc với người bị bệnh sởi có thể vô tình nhiễm virus và cũng sẽ mắc bệnh.

- Cũng có thể người bệnh làm bắn nước bọt và dính lên những đồ đạc xung quanh. Sau đó có thể người khác chạm và những đồ vật đó rồi đưa tay lên vùng mũi hay miệng thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

- Sau khi virus đã vào cơ thể chúng ta, chúng nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết lân cận, sau đó vào máu [ nhiễm virus máu]. Theo thống kê chúng ta biết, có đến 90% những người mà chưa có kháng thể sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi.

3. Bệnh sởi có những triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh sởi ở người lớn và trẻ em đều giống nhau đó là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự . Khi bệnh quá nặng và không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và có thể dẫn tới tử vong. Thông thường bệnh sởi sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn, cụ thể là :

- Giai đoạn 1 : Hay còn được gọi là giai đoạn ủ bệnh , thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 7 - 21 ngày, trung bình là khoảng 10 ngày.

- Giai đoạn 2 : Được gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh, hay còn được gọi với cái tên là giai đoạn viêm long. Từ 2 - 4 ngày có triệu chứng sốt cao, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, có thể đôi khi có viêm thanh quản cấp, cũng có khả năng xuất hiện hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

- Giai đoạn 3 : Đây là giai đoạn toàn phát trong khoảng 2 - 5 ngày, sau khi bị sốt 3 đến 4 ngày thì trên người bệnh sẽ xuất hiện phát ban hồng dát từ đằng sau tai, đến trán rồi lan xuống ngực, lưng và dần dần sẽ lan toàn thân.

- Giai đoạn 4 : Cuối cùng là giai đoạn hồi phục sức khỏe, các vết ban lan khắp người dần nhạt hơn và chuyển sang màu xám, sau đó sẽ bong vảy và để lại vết thâm, vằn da hổ và sẽ mất dần.

Các vết ban lan khắp trên cơ thể

4. Biến chứng của bệnh sởi như thế nào? Có nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết, bệnh sởi là một căn bệnh rất nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao, dịch bệnh bùng phát nhanh. Khi bệnh nhân mắc căn bệnh này mà không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng cực kì nguy hiểm cho cơ thể cũng như cho tính mạng của họ. Cụ thể những biến chứng của căn bệnh này là gì ?

- Biến chứng thường gặp ở bệnh sởi đó là bị viêm tai giữa, có thể xảy ra ở 1/10 trẻ mắc bệnh.

- Khi mắc bệnh sởi cũng có thể gặp phải biến chứng khác như bị viêm thanh quản, dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn 2, triệu chứng cụ thể như là đau họng, khó thở do bị co thắt thanh quản. Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện những trường hợp bị bội nhiễm, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao, khàn tiếng và co thắt nhiều gây khó thở và tím tái.

- Ở một khả năng ít gặp hơn, trẻ có thể sẽ bị viêm phổi nặng khi xuất hiện biến chứng của bệnh sởi. Trường hợp này có thể xảy ra ở khoảng 1/20 trẻ. Khi bị viêm phổi nặng, trẻ sẽ bị khó thở và sốt rất cao.

- Viêm não : Là một biến chứng cực kì nguy hiểm và nguy cơ để lại di chứng cao. Viêm não có thể gây hôn mê, co giật, nguy cơ tử vong cao đồng thời cũng để lại di chứng và ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần và sức khỏe của những người sống sót. Tỉ lệ có thể bị viêm não khi gặp biến chứng của sởi là 1/1000.

- Bên cạnh đó, virus sởi cũng gây ra bệnh chứng khác như là tiêu chảy hay bị ói mửa. Quan trọng hơn hết, bị tiêu chảy sau khi bị sởi thường nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với tiêu chảy thông thường.

Biến chứng của bệnh sởi thật sự rất nguy hiểm

5. Bệnh viện nào là uy tín và an toàn nhất?

Địa chỉ tin cậy để làm xét nghiệm cũng như tiêm các loại vắc xin phòng ngừa dịch sởi luôn là vấn đề lo lắng của mỗi người. Nhưng trong thời kì hiện đại hóa công nghệ hóa, có rất nhiều người quá bận rộn với công việc của mình mà không có đủ thời gian để đưa người thân của họ hay chính bản thân họ tới bệnh viện làm xét nghiệm cũng như tiêm phòng.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, ngoài việc trang thiết bị với công nghệ hàng đầu cả nước, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn cải thiện và nâng cao dịch vụ để làm hài lòng hơn các quý khách hàng. Chính vì vậy lý mọi người nên trải nghiệm và cảm nhận dịch vụ làm xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC bởi :

- Tiết kiệm được thời gian, không phải mất công đến bệnh viện mới làm xét nghiệm được.

- Tiết kiệm được chi phí đi lại.

- Trải nghiệm thật tốt những dịch vụ chu đáo và mới nhất của bệnh viện.

- Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất

Thời gian là vàng là bạc nhưng sức khỏe lại là vô giá. Hãy luôn dành thời gian để chăm sóc cho cơ thể và sức khỏe của chính mình và những người thân xung quanh. Dịch sởi luôn bùng phát rất nhanh và gây nguy hiểm đến cho sức khỏe chúng ta. Vì vậy chúng ta phải có các biện pháp phòng tránh và phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả để có thể đảm bảo được một sức khỏe tuyệt vời nhất.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan vô cùng nhanh và dễ gây bùng phát dịch. Trong các đợt dịch sởi thì trẻ em là đối tượng nguy cơ cao do hệ miễn dịch yếu, nguy cơ biến chứng cũng cao hơn nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ đã bớt sốt và bớt mẩn đỏ là qua giai đoạn nguy hiểm, song hậu sởi có thể gây biến chứng nặng nề cho sức khỏe nếu chủ quan.

1. Thắc mắc: Hậu sởi là gì?

Vào mùa dịch sởi, số ca mắc bệnh tăng lên, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch yếu, dễ lây lan chéo trong môi trường lớp học, nhà trẻ hoặc lây từ người lớn, người chăm sóc. Các số liệu thống kê đã chỉ ra, số lượng trẻ mắc sởi càng nhiều thì tỉ lệ diễn tiến nặng cũng tăng. Cứ 100 ca mắc sởi lại có 10 ca mắc sởi nặng, hay còn gọi là sởi biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Hậu sởi là biến chứng xảy ra khi trẻ đã hết bệnh sởi từ 1 - 2 tuần

Nhiều phụ huynh chăm sóc khi thấy trẻ đã bớt sốt và bớt nổi mẩn đỏ cho rằng trẻ đã qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên giai đoạn hậu sởi nghĩa là sau 1 - 2 tuần kể từ khi trẻ chữa hết bệnh sởi có thể chuyển biến nặng trở lại. Lúc này, trẻ bắt đầu bị viêm phổi do sức đề kháng kém, chưa phục hồi hoàn toàn, có thể phải tái nhập viện và can thiệp y tế sớm nếu không sẽ gây tử vong.

Vì thế, dù trẻ đã hết bệnh sởi nhưng cha mẹ vẫn cần lưu ý chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe và dấu hiệu của trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 7 - 14 ngày. Vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác có thể tấn công trong giai đoạn hệ miễn dịch còn yếu này, gây viêm phổi nguy hiểm.

Hệ miễn dịch yếu hậu sởi là nguyên nhân khiến trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm

Tùy từng thể trạng của trẻ mà bệnh sởi sẽ được đẩy lui hoàn toàn sau 1 - 3 tuần, nhưng phải cần đến 1 - 3 tháng hệ miễn dịch và thể trạng của trẻ mới có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Tại sao hậu sởi rất nguy hiểm?

Hậu sởi thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, viêm phổi,… Trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành cũng có thể bị hậu sởi nếu chủ quan trong hồi phục sức khỏe và phòng ngừa bệnh sau sởi, gây các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim,…

Sở dĩ hậu sởi rất nguy hiểm với đối tượng trẻ nhỏ do:

Biến chứng nặng của hậu sởi là do tâm lý, chủ quan, lơ là của phụ huynh

Khi sởi khởi phát, sốt cao cùng các triệu chứng khác ở trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và chăm sóc. Sau khi điều trị một thời gian thì sốt giảm, các triệu chứng khác cũng bắt đầu lặn dần, cha mẹ chỉ chú ý bảo vệ con khi có dấu hiệu bệnh nên xuất hiện tâm lý chủ quan, ít theo dõi hơn. Điều này khiến các biến chứng hậu sởi không được phát hiện sớm, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Biến chứng nặng hậu sởi do sức đề kháng của trẻ yếu

Trải qua giai đoạn phát bệnh sởi, sức đề kháng của trẻ đã suy yếu, việc bảo vệ ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng lúc này rất quan trọng. Nếu không thực hiện tốt, tác nhân tấn công sau sởi lúc trẻ yếu ớt thì nguy cơ tiến triển nặng và biến chứng cũng cao hơn.

Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ biến chứng hậu sởi càng cao

Nhất là đối tượng trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ bị suy yếu miễn dịch, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nền mãn tính,… thì nguy cơ bị hậu sởi và biến chứng hậu sởi là rất cao.

Các biến chứng hậu sởi mà trẻ có thể gặp bao gồm: viêm não, nhiễm trùng, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa,… Trong khi đó, hầu hết trẻ trong giai đoạn mắc sởi chỉ xuất hiện biến chứng viêm phổi.

Có thể thấy, nếu cha mẹ lưu ý chăm sóc, bảo vệ trẻ tốt trong giai đoạn sau khi chữa khỏi sởi thì có thể ngăn ngừa hậu sởi hiệu quả. Nếu hậu sởi có xảy ra thì nguy cơ biến chứng nặng cũng thấp hơn.

3. Làm gì để ngăn ngừa biến chứng hậu sởi?

Để ngăn ngừa biến chứng hậu sởi, trẻ nhỏ khi các triệu chứng sởi đã tiến triển tốt hơn, cha mẹ vẫn cần chăm sóc trẻ với 2 mục tiêu chính: Tránh xa trẻ khỏi tác nhân gây bệnh, nhất là tác nhân nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

3.1. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ

Chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng với trẻ hậu sởi, cần lưu ý bổ sung trái cây, uống nhiều nước, tăng cường Vitamin C để cải thiện sức đề kháng tự nhiên.

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu bao gồm: CHất đạm, chất béo, chất bột đường, Vitamin và khoáng chất,… Cùng với đó, các loại thức ăn cần đa dạng, chế biến mềm, lỏng, dễ ăn như súp, cháo, canh,…

Bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng miễn dịch tự nhiên

Bổ sung nhiều hơn Vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tự nhiên, ngoài ra có thể cho trẻ uống cốm, siro, viên uống vitamin tổng hợp,… Quan trọng nhất để cải thiện miễn dịch cho trẻ phải kể đến là kẽm, Vitamin C và vitamin A.

Đặc biệt nếu trẻ bị sởi biến chứng, có biểu hiện viêm phổi, tiêu chảy,… thì cần bổ sung kẽm qua đường uống.

Cho trẻ bú sữa nhiều hơn

Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa hoàn toàn hoặc mới bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ bú nhiều hơn, nhiều lần trong ngày.

Tránh thực phẩm gây dị ứng

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm bẩn, nguy cơ ngộ độc cao hoặc thức ăn lạ nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn hậu sởi này. Trẻ có thể mắc bệnh nếu trong các thực phẩm có tác nhân gây bệnh hoặc góp phần khiến hệ miễn dịch càng suy giảm nhiều hơn.

3.2. Bảo vệ, tránh xa trẻ khỏi tác nhân gây bệnh

Trẻ sau hậu sởi cha mẹ không nên chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục theo dõi sát sao các dấu hiệu trẻ gặp phải. Đặc biệt nếu sởi đã khỏi mà trẻ vẫn có biểu hiện ho, khó thở, sốt… thì cần đưa trẻ tái khám kịp thời, can thiệp sớm tránh nguy cơ biến chứng hậu sởi nguy hiểm.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong giai đoạn hậu sởi

Nếu cha mẹ, người xung quanh bị sốt, ho, có dấu hiệu bệnh,… thì nên tránh xa trẻ trong thời gian này. Cha mẹ cũng nên lưu ý hạn chế cho trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch.

3.3. Tiêm chủng

Một trong những cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ. Hiện ở Việt Nam đang có 3 loại vắc xin phòng sởi là vắc xin 3in1 phòng Sởi - Quai bị - Rubella; vắc xin MVVac của Việt Nam và MMR của Ấn Độ.

Hậu sởi rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ do tâm lý chủ quan, lơ là của cha mẹ và sức đề kháng của trẻ đã suy yếu sau khi chống chọi lại bệnh sởi. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ, tránh các biến chứng đáng tiếc.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề