Kiểm soát viên chuyên trách là gì

Kiểm soát viên là một thành phần không thể thiếu trong ban kiểm soát của các doanh nghiệp. Vậy quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên trong doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Sau đây, đơn vị tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội Lawkey xin giải đáp thắc mắc trên:

1. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp

Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
  • Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  • Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Ngoài ra, Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

2. Quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên trong doanh nghiệp

Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;
  • Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;
  • Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;
  • Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;
  • Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;
  • Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

3. Trách nhiệm của Kiểm soát viên

  • Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
  • Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Trường hợp kiểm soát viên có các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty.
  • Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

4. Các quyền quyền lợi khác của Kiểm soát viên

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, kiểm soát viên còn có một số quyền lợi khác như:

  • Kiểm soát viên được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát;
  • Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác;
  • Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

5. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên

Căn  cứ và điều 169 Luật Doanh nghiệp 2014, các trường hợp kiểm soát viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm được quy định như sau:

5.1 Các trường hợp Kiểm soát viên bị miễn nhiệm

  • Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 164 của Luật này;
  • Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Có đơn từ chức và được chấp thuận;
  • Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

5.2 Các trường hợp Kiểm soát viên bị bãi nhiệm

  • Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
  • Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Trường hợp ông Luân phản ánh như sau: Một cán bộ đang công tác tại cơ quan hành chính Nhà nước, có lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ và công vụ là 5.000.000 đồng/tháng. Cán bộ này được bổ nhiệm làm kiểm soát viên không chuyên trách tại công ty TNHH MTV. Công ty không có kiểm soát viên chuyên trách. Hàng tháng, công ty tạm chuyển thù lao kế hoạch được duyệt là 4.000.000 đồng về Quỹ thù lao do Sở Tài chính quản lý. Mức thù lao này tương ứng 20% tiền lương kế hoạch của Phó Giám đốc công ty.

Đồng thời, cán bộ trên cũng được phân công làm kiểm soát viên không chuyên trách tại một tổ chức tài chính Nhà nước ở địa phương. Tổ chức tài chính này cũng  không có kiểm soát viên chuyên trách, không phải là doanh nghiệp nhưng được Trung ương cho áp dụng cơ chế tiền lương tương tự doanh nghiệp. Tổ chức trả thù lao kiểm soát viên không chuyên trách là 1.000.000 đồng/tháng.

Ông Luân hỏi, việc chi trả thù lao kiểm soát viên không chuyên trách tại công ty TNHH MTV được tính bằng mức tạm ứng 80%, tương đương 3.200.000 đồng/tháng và cuối năm sẽ quyết toán thực tế, hay được tính bằng mức không vượt quá 50% tiền lương đang hưởng tại cơ quan hành chính?

Tổ chức tài chính Nhà nước ở địa phương không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì có được xem là một doanh nghiệp để áp dụng theo Thông tư số 221/2013/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên và người đại diện vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP không?

Về vấn đề này, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Mức thù lao tại công ty TNHH MTV

Theo Khoản 1, 2, Điều 7 Thông tư số 221/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên và người đại diện vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, thì hàng tháng, kiểm soát viên và người đại diện được chi trả 80% của số tiền lương, thù lao theo kế hoạch năm chia 12 tháng; số còn lại [theo số quyết toán lương của doanh nghiệp] được chi trả vào cuối năm trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao do chủ sở hữu hoặc Bộ Tài chính [đối với kiểm soát viên tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước] đánh giá...

Thù lao kiểm soát viên không chuyên trách, người đại diện vốn không chuyên trách được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của kiểm soát viên chuyên trách, người đại diện vốn chuyên trách.

Trường hợp người được cử tham gia kiểm soát viên không chuyên trách, người đại diện vốn không chuyên trách tại nhiều công ty TNHH MTV, doanh nghiệp khác thì mức chi tối đa không được vượt quá 50% mức tiền lương thực tế đang hưởng tại cơ quan, đơn vị cử kiểm soát viên, người đại diện.

Trường hợp 50% mức tiền lương thực tế của kiểm soát viên, người đại diện đang hưởng tại cơ quan, đơn vị cử kiểm soát viên, người đại diện thấp hơn 20% tiền lương của kiểm soát viên chuyên trách, người đại diện vốn chuyên trách thì cơ quan, đơn vị cử kiểm soát viên, người đại diện quyết định mức chi thù lao cho kiểm soát viên không chuyên trách, người đại diện vốn không chuyên trách theo mức khống chế không vượt quá 20% tiền lương của kiểm soát viên chuyên trách tại công ty TNHH MTV, người đại diện vốn chuyên trách ở doanh nghiệp khác.

Trường hợp công ty không có kiểm soát viên chuyên trách thì thù lao của kiểm soát viên không chuyên trách được tính tương ứng không quá 20% tiền lương của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc.

Trường hợp công ty không có người đại diện chuyên trách thì thù lao của người đại diện không chuyên trách được tính tương ứng không quá 20% mức lương của người giữ chức vụ tương đương với người đại diện tại doanh nghiệp đó.

Đề nghị ông Phan Luân nghiên cứu, thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

Thù lao tại tổ chức tài chính Nhà nước ở địa phương

Tại Điều 2 Thông tư số 221/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng áp dụng của Thông tư như sau:

“1. Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2. Người đại diện theo ủy quyền được các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cử làm đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

3. Cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”.

Như vậy, đối tượng áp dụng Thông tư số 221/2013/TT-BTC đã được quy định rõ tại Điều 2 Thông tư số 221/2013/TT-BTC như đã nêu trên.

Tuy nhiên, theo ông Phan Luân, tổ chức tài chính được Trung ương cho áp dụng cơ chế tiền lương tương tự doanh nghiệp, kiểm soát viên không chuyên trách tại tổ chức này được trả thù lao 1.000.000 đồng/tháng.

Do đó, đề nghị ông Phan Luân có văn bản gửi cơ quan Trung ương [nơi cho phép tổ chức tài chính được áp dụng cơ chế tiền lương tương tự doanh nghiệp] để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề