Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa phải làm sao

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt, bạn sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.

1. Xử trí các vết côn trùng đốt

Côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội.

Hầu hết khi mọi người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Côn trùng độc đốt thường gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ. Ngứa thường không phải là một mối quan tâm. Một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng, cảm giác đau nhói, có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban [mề đay] toàn thân. Điều này có thể đe dọa tính mạng cần phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Côn trùng cắn không độc gây ít triệu chứng hơn, nhưng ngứa, khó chịu cường độ cao [da nổi sẩn mề đay]. Tại các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp.

Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn còn có vai trò véctơ truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsia và sốt xuất huyết.

Khi bị dị ứng để tránh gây ra tổn thương lớn và để an toàn cho tính mạng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc điều trị tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

2. Ðiều trị thế nào khi bị côn trùng cắn, đốt?
Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đốt, thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng. Một số rất ít bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh…

Sơ cứu đúng cách khi bị côn trùng đốt, tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng

Theo giới chuyên gia, để sơ cứu đúng cách khi bị côn trùng đốt, bạn cần thực hiện đúng theo các bước dưới đây:
– Bĩnh tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra nếu côn trùng đốt có ngòi cắm vào bằng nhíp hoặc kim.

– Rửa vết thương do côn trùng đốt bằng xà phòng và nước ấm để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng. Thông thường khi bị côn trùng đốt, chúng thường để lại chất thải trên da. Do đó cần nhanh chóng rửa vết thương do côn trùng đốt càng sớm càng tốt, rửa thật nhẹ nhàng với nước sạch.

– Sử dụng chất khử khuẩn lên vết thương, sau đó lau sạch và băng vết thương lại bằng băng và gạc sạch.

[seasidetms_image shortcode_id=”2z80rel7d” align=”center” animation_delay=”0″]8640|//exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/02/cong-dung-kinh-dien-cua-oxy-gia.jpeg|full[/seasidetms_image]

– Nếu vết thương bị sưng nề thì có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Sau đó bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Có thể dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống để tình trạng đau sưng giảm nhanh hơn.

– Trong trường hợp côn trùng đốt dẫn đến hiện tượng dị ứng toàn thân phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Do đó, sau khi rửa vết thương bằng nước sạch và băng lại, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Không nên kéo dài tình trạng này vì để quá 6h sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người bị chứng suy giảm miễn dịch.

3. Ngăn ngừa côn trùng đốt như thế nào?
Để ngăn chặn côn trùng đốt, vào mùa côn trùng hoành hành như hiện nay, bạn cần mặc quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong đốt. Ngăn chặn mùi hôi, ô nhiễm môi trường để tránh thu hút côn trùng kéo đến.

Dọn sạch những ổ nước đọng xung quanh nơi ở và làm việc để tránh thu hút muỗi. Khi đến vùng có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, mỗi người cần trang bị đầy đủ quần áo, nón, tất và găng tay. Với thú cưng cần thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét.

Sử dụng thêm chất xua côn trùng có sẵn trên thị trường là một trong những biện pháp hữu hiệu mà bất cứ gia đình nào cũng nên trang bị.

[seasidetms_image shortcode_id=”7347d3gpj” align=”center” animation_delay=”0″]8641|//exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/02/person-in-short-spraying-legs-with-insect-repellant-17854.jpg|full[/seasidetms_image]

Ngoài ra, chúng ta cần duy trì chế độ ăn giàu protein, đủ chất đạm [thịt, cá, trứng, sữa…] để giúp cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như ngứa ngáy, dị ứng, đồng thời, bổ sung cho cơ thể một số loại vitamin [vitamin A, E…] và khoáng chất tốt như là kẽm, selen, có nhiều trong cam chanh, quýt, thịt gà, thịt bò, gan, trứng, rau xanh, củ quả màu đỏ, vàng…

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]

Có nhiều loại trùng khác nhau nên khi bạn bị cắn sẽ gây ra những phản ứng khác nhau. Nếu vết côn trùng cắn sưng cứng, đau ngứa nhất định bạn không được chủ quan đâu nhé vì chúng có thể để lại một vài triệu chứng sau đó, bạn cần hết sức lưu ý.

Bước vào mùa khí hậu trở nên mát mẻ, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm cho lượng côn trùng phát triển mạnh mẽ dẫn đến tình trạng bị côn trùng cắn xảy ra nhiều hơn. Những vết côn trùng cắn sưng cứng tuy không quá nguy hiểm hiểm nhưng cũng khiến bạn khó chịu, đau, ngứa ngáy. Chính vì thế bạn cần nắm được một số cách xử lý khi xuất hiện dấu hiệu sưng cứng sau khi bị côn trùng cắn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi những kiến thức bổ ích về vấn đề này nhé.

Lượng côn trùng tăng trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa

Phân biệt các tổn thương do từng loại côn trùng cắn gây ra

Kiến ba khoang: kiến ba khoang là loại côn trùng xuất hiện hầu như mọi nơi trong cuộc sống, nếu bị kiến cắn bạn sẽ có cảm giác bỏng rát, sưng nhẹ rồi ngứa.

Ong: khi bị ong đốt vòi của nó sẽ để lại trên da làm cho vùng da bị cắn đỏ lên, sưng cứng, đau ngứa hoặc đau rát dữ dội. Vì vậy nếu như bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa mà không biết con gì bạn đoán ngay được là ong đốt nhé.

Bọ chét: đa số vết thương do bọ chét gây đều đỏ và sưng lên. Tuy nhiên bọ chét là loài côn trùng có thể gây bệnh truyền nhiễm nên nếu thấy đau ngứa nhiều bạn cần lưu ý.

Tò vò: nếu thắc mắc bị côn gì cắn sưng to và ngứa thì đó có thể sẽ là tò vò vì cũng gần giống như ong, tổn thương do tò mò dẫn đến khiến nóng rát, sưng to và ngứa vô cùng.

Một số mẹo xử lý vết côn trùng cắn sưng cứng, đau, ngứa

Sau khi côn trùng cắn dù nặng hay nhẹ bạn cũng cần phải biết cách xử lý để đảm bảo an toàn cho bản. Dưới đây là một số mẹo chữa các vết côn trùng cắn sưng cứng, đau, ngứa:

Cách trị côn trùng cắn sưng, đau, ngứa trong trường hợp sưng, ngứa thông thường thì chúng ta cần ngay lập tức rửa với nước diệt khuẩn hoặc xà phòng. Rồi chườm vết sưng với nước đá lạnh trong khoảng 5-10 phút. Có thể dùng bông tăm chấm một ít nước cốt chanh hoặc giấm chua lên vết cắn. Vì chanh, giấm có khả năng trung hoà acid trong nước bọt của côn trùng tiết ra, từ đó làm giảm cơn đau, ngứa ngay lập tức.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng muối trộn với chút nước để tạo hỗn hợp bôi lên vùng bị sưng cứng để làm giảm sưng nhé.

Vết côn trùng cắn sưng cứng, sưng mủ ở trẻ nhỏ

Khác với người lớn vết côn trùng cắn sưng cứng, sưng mủ ở trẻ nhỏ nguy hiểm hơn rất nhiều bạn nhất định không được chủ quan. Bởi da em bé rất mềm và rất dễ bị tổn thương gây đau đớn cho trẻ, thậm trí nặng hơn còn ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vậy khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy hay bị côn trùng cắn sưng mủ bạn nên làm gì, có nên tự xử lý cắn cho trẻ ngay tại nhà không? Nếu phát hiện trên da bé có các vết đỏ, sưng cứng, sưng tấy do vết cắn côn trùng khiến bé đau đớn, sốt, nổi ban và quấy khóc hay ngủ li bì nên đưa bé đến ngay trạm y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý ngay. Hoặc bạn cũng có thể tự sơ cứu cho bé ngay tại nhà với những trường hợp sưng, ngứa, đỏ hay đau nhẹ thông thường như sau:

Trước tiên không được cho bé gãi vết thương vì gãi sẽ khiến da trẻ bị trầy xước, vết độc tố của côn trùng theo đó mà lan ra rộng hơn.

Rửa sạch vết tổn thương bằng xà phòng có chức năng diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc trị vết cắn côn trùng giúp bé giảm đau ngứa và sưng.

Khi phát hiện vết cắn côn trùng sưng cứng, sưng mủ ở trẻ nhỏ bạn nên làm gì?

Cách phòng, chống côn trùng cắn 

Để tránh khỏi trường hợp bị vết cắn côn trùng gây ra khiến bạn đau, ngứa, khó chịu hay ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tính mạng thì bạn cần tuân thủ các cách phòng, tránh côn trùng dưới đây:

Phải luôn giăng mùng, đeo lưới muỗi khi ngủ, ngay cả ban ngày

Lưới đeo, mùng có tác dụng chống côn trùng khá tốt chính vì thế mà sử dụng mùng, đeo lưới khi đi ngủ giúp bạn tránh khỏi việc bị côn trùng tấn công, xâm nhập vào nhà dẫn đến các vết côn trùng cắn sưng cứng gây đau, ngứa. Không những thế mùng và lưới còn có khả năng chống muỗi và các bệnh truyền nhiễm từ muỗi.

Bôi kem chống côn trùng, thuốc chống côn trùng, chống muỗi

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc, kem chống muỗi, chống côn trùng bôi ngoài ra rất hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải chọn đúng những sản phẩm chính hãng, không ảnh hưởng tới sức khoẻ, môi trường.

Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Như chúng ta đã biết, các loại côn trùng rất thích môi trường ẩm ướt, tù túng, hôi thối, cây cối um tùm, rậm rạp. Nếu gặp môi trường như thế chúng sẽ phát triển, sinh sôi nảy nở rất mạnh mẽ để xâm nhập vào không gian của bạn mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, tránh côn trùng có mặt, tiếp xúc trực tiếp với bạn bạn nên giữ gìn vệ sinh chung, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Dùng bình xịt côn trùng

Bình xịt côn trùng cũng là một trong cách phòng, chống côn trùng khá phổ biến trên thị thị trường vì cách làm này khá nhanh. Nhưng bạn nên hạn chế sử dụng cách này nhé bởi vì nếu bạn xịt không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn gia đình, nêu lưu ý.

Sử dụng cửa lưới để chống côn trùng là phương pháp đem lại hiệu quả cao

Chẳng phải tự nhiên mà người tiêu dùng lựa chọn cửa lưới làm giải pháp chống côn trùng ưu tiên hàng đầu đâu nhé. Tất cả đều có lý do của nó, theo thống kê hầu hết người tiêu dùng phản hồi không còn xuất hiện các hiện tượng vết côn trùng cắn sưng cứng, đỏ ngứa, đau hay dường như không còn bắt gặp được một loại côn trùng nào có thể lọt qua khe cửa lẻn vào nhà từ khi sử dụng cửa lưới chống côn trùng.

cửa lưới chống côn trùng có khả năng chống côn trùng xâm nhập, tấn vào nhà bạn lên đến 99%. Đem đến bạn một không gian mát mẻ, thoáng mát nhưng cũng không kém phần quan trọng và loại bỏ hoàn toàn nỗi phiền toái, ám ảnh bởi côn trùng, ruồi, muỗi. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình mà lại gần gũi với thiên nhiên, môi trường. Rất thích hợp với những ngôi nhà có nhiều cây cối tại sân vườn, nhà có trẻ em vì vừa có thể hòa mình vào không khí trong lành từ tự nhiên lại không phải lo ngại đến sự ảnh hưởng bởi côn trùng tấn công bất cứ lúc nào.

Sử dụng lưới chống để chống côn trùng an toàn, hiệu quả cao

Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn cho gia đình mình phương pháp chống côn trùng cực kỳ tiện ích như cửa lưới chống côn trùng Việt Thống đi nào. Chúng tôi sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những vết côn trùng cắn sưng cứng, đau, sử đỏ, ngứa hay bất kỳ biểu hiện khác bởi cửa lưới Việt Thống là khắc tinh của mọi loại côn trùng, ruồi, muỗi. Bảo vệ được sức khoẻ của người tiêu dùng là niềm tự hào của chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:

Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: //cualuoivietthong.vn

Đánh giá:

4,9/5 [59 Bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề