Bộ phận hr là gì


I. HR là gì? Vai trò trong doanh nghiệp

1. Định nghĩa

HR [Human Resources] là ngành Quản trị Nhân sự. Nhiệm vụ chính của HR sẽ liên quan đến những hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty và có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực các cá nhân, phòng ban để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.


Thông thường, HR được chia thành 2 mảng chính:

- Quản trị nhân sự: là công tác quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động.

- Quản trị nguồn nhân lực: là mang tính chiến lược lâu dài hơn như chiêu mộ và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên. Một số công việc cụ thể như tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên đang tìm việc làm; Tư vấn chiến lược nhân sự,...

Nhìn chung, 2 mảng chính được chia ra nhiều bộ phận cụ thể như Tuyển dụng [Recruitment], Lương thưởng và Phúc lợi [Compensations and Benefits], Đào tạo và Phát triển [Learning and Development], Quan hệ Lao động [Labour Relations] và Quản trị Hành chính – Nhân sự [HR Admin]. Tầm quan trọng của HR trong doanh nghiệp

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm Hành chính Nhân sự:

- Chuyên viên C&B

- Nhân viên Đào Tạo

2. Công việc cụ thể của một số vị trí quan trọng trong bộ phận Nhân sự được miêu tả như sau:

- Hành chính – Nhân sự [HR Admin]: giữ vai trò quan trọng bởi họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhân viên và tài sản công ty như hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, các báo cáo về kiểm kê tài sản,…

- Lương thưởng và Phúc lợi: bộ phận nắm cán cân thu nhập của mọi nhân viên trong công, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, chính sách phúc lợi, lịch làm việc của nhân viên,…

- Nhân viên tuyển dụng [HR Recruitment]: giữ trách nhiệm tìm kiếm các nguồn nhân lực chất lượng cho công ty. Họ phải thường xuyên trao đổi với các phòng ban, các cấp quản lý để nắm được nhu cầu và yêu cầu về nguồn nhân sự mà công ty đang cần, từ đó lên kế hoạch tuyển dụng và lựa chọn những ứng viên phù hợp.

II. Công việc chính của nhân viên HR


Công việc chính của HR cụ thể như sau:

- Tuyển nhân sự mới cho công ty thông qua các hoạt động tìm kiếm ứng viên, tiến hành phỏng vấn, liên lạc với các ứng viên, chuẩn bị các hồ sơ và thủ tục cho ứng viên thử việc.

- Chuẩn bị hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới.

- Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên từ đó làm cơ sở để đề xuất thăng tiến, tăng lương, các đãi ngộ cho nhân viên ưu tú hay luân chuyển nhân sự.

- Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công ty.

- Tạo các hoạt động gắn kết giữa các nhân viên cũng như các phòng ban, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong công ty.

III. Khó khăn và thuận lợi khi làm HR


1. Khó khăn

Khi làm trong ngành nhân sự phải luôn cân nhắc để cân bằng hài hòa giữa lợi ích người sử dụng lao động và người lao động, đây là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để làm được việc này đòi hỏi phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề hiệu quả

Bạn sẽ thường xuyên nghe phàn nàn về các chính sách, phúc lợi, liên tục gặp các vấn đề như nhân viên nghỉ việc hoặc năng suất lao động kém phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng các ứng viên phù hợp là những thách thức cho người làm nhân sự.

Ngoài ra, người sử dụng lao động thường có khuynh hướng mong muốn nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo trong thời gian ngắn để cắt giảm kinh phí và tăng lợi nhuận, nhưng đào tạo con người rất cần thời gian và chiến lược cụ thể, không thể cho kết quả ngay trong một sớm một chiều. Cũng vì thế mà xuất hiện những câu nói vui rằng Nhân sự là nghề “làm dâu trăm họ”.

2. Thuận lợi

Khi làm việc trong ngành nhân sự bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người với những tính cách khác nhau và có định hướng nghề nghiệp cũng khác nhau. Có vai trò quan trọng trong quá trình tuyển chọn đào tạo giúp nhân viên và tổ chức phát triển bền vững đây là mục đích to lớn mà bất kỳ người làm nhân sự nào cũng hướng đến.

Bạn sẽ nhận được nhiều tình cảm yêu quý của mọi người trong công ty khi những đề xuất và chính sách mình đưa ra có tác động tích cực giúp nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả.

Khi làm việc trong ngành này bạn sẽ có cơ hội đảm nhận những vai trò hết sức quan trọng như quản lý nguồn nhân lực, quản lý và tuyển chọn những người tài năng góp phần to lớn quyết định sự phát triển của công ty.

IV. Những vị trí công việc ngành HR


Tùy vào quy mô cũng như chiến lược phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà cơ cấu cũng như các vị trí của phòng nhân sự sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các vị trí và nhiệm vụ trong ngành HR sẽ bao gồm các vị trí như sau.

1. Giám đốc Nhân sự [Chief Human Resources Officer]

Đây là vị trí đứng đầu trong các vị trí trong ngành HR. Vị trí này có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi khía cạnh về nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí cùng nhà quản lý xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức. Vì thế, người đảm nhận vị trí này cần có năng lực nhất định và tầm nhìn chiến lược dài hạn.

2. Trưởng phòng Nhân sự [HR Manager]

Trưởng phòng Nhân sự có vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát trực tiếp các hoạt động của Phòng Nhân sự, đảm bảo công việc được thực hiện một cách trơn tru và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vị trí trong ngành HR này cũng là một trong những vị trí yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn liên quan và kinh nghiệm làm việc tương đối.

3. Quản trị Hành chính Nhân sự [HR Admin]

Vị trí quản trị Hành chính – Nhân sự trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống của các nhân sự, gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó là việc triển khai các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp và các hoạt động khác.

4. Chuyên viên Tuyển dụng [Recruitment Specialist]

Chuyên viên Tuyển dụng là một trong những vị trí trong ngành HR được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vị trí này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp, kết nối với ứng viên, nhà tuyển dụng, các kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực ứng viên. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm các nhân sự phù hợp cho các vị trí trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng mô tả, yêu cầu công việc cho nhân sự trong công ty.

5. Chuyên viên Đào tạo và Phát triển [Training and Development Specialist]

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự, trao đổi với cấp trên về những kế hoạch tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức. Mục đích cuối cùng là giúp nhân viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản, thích nghi với văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển. 

6. Chuyên viên C&B [Compensations and Benefits Specialist]

Đây là một vị trí quan trọng trong ngành HR. Vị trí này có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng nhà quản lý xây dựng mức lương thưởng cho toàn bộ nhân viên cũng như xây dựng và phát triển chế độ phúc lợi cho nhân viên của nhân sự.

V. Lộ trình thăng tiến của ngành HR


1. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR sau đây

- Vị trí HR Admin[ Hành chính]

Công việc của 1 HR Admin liên quan đến các giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên, các báo cáo về kiểm kê tài sản,...

- Vị trí Nhân viên Tuyển dụng

Người đảm nhận vị trí này có công việc cụ thể là tìm kiếm, sàng lọc và tìm ra ứng viên phù hợp để tìm ra nhân sự phù hợp mà công ty đang cần. Báo cáo tình hình tuyển dụng, cung cấp các thông tin cần thiết về quyền và nghĩa vụ cũng như định hướng cho nhân viên mới.

- Vị trí tính lương

Người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ quản lý hệ thống tính toán lương dựa trên năng lực và chính sách của công ty cho các nhân viên như: nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, số giờ nghỉ phép, nghỉ do bệnh tật, làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi kèm thêm…

2. Khi đã có một cơ số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức hoặc được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như:

- Vị trí đào tạo

Người đảm nhận vị trí này phải dành nhiều thời gian nghiên cứu đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho nhân viên trong công ty. Trao đổi với cấp trên tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.

- Quản lý

Ở vị trí quản lý, công việc của HR Manager là người đại diện cho bộ phận nhân sự trao đổi thông tin với các bộ phận khác và với bên ngoài tổ chức, tham gia các chiến dịch phục vụ lợi ích cộng đồng [CSR – Corporate Social Responsibility] và đôi khi chịu trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến lợi ích của nhân viên trong tổ chức.

3. Mức lương của ngành Nhân sự

Về mức lương của nhân viên HR sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc trong phòng nhân sự mà có sự chênh lệch. Đối với sinh viên mới ra trường làm việc trong môi trường nhân sự thì mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/ tháng. Trong khi đó các chức vụ khác có mức lương dao động như sau: Giám đốc nhân sự có mức lương dao động từ 30 – 100 triệu/ tháng, Trưởng phòng với mức lương dao động từ 20 – 50 triệu/ tháng, Phó phòng từ 15 – 30 triệu/ tháng, các nhân viên còn lại từ 5 – 15 triệu/ tháng [mức lương trên chỉ mang tính tham khảo].

VI. Kinh nghiệm trở thành nhân viên HR xuất sắc


1. Không có kinh nghiệm nào là miễn phí

Đã là kinh nghiệm thì việc trải qua các thăng trầm vui buồn, hạnh phúc, khó khăn, thử thách trong công việc, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong cuộc sống hằng ngày là điều bạn phải trải qua mới có được. Những kinh nghiệm đôi khi sẽ được đổi bằng những dòng nước mắt, từ sự hy sinh lợi ích bản thân, từ chất xám hay tiền bạc… 

2. Không tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ ai

Đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào bất cứ ai vì để tránh những thất vọng, tránh bị lừa gạt, và chúng ta cần phải tự chịu trách nhiệm với những thứ chúng ta đang có. Nếu bạn quá tin tưởng giao phó công việc cho một nhân viên khác mà không giám sát, khi có những vấn đề không may xảy ra bạn không thể lường trước để giải quyết được thì không chỉ người đó mà bạn cũng bị liên lụy. Chính vì thế, đề phòng còn hơn quá chủ quan, hãy luôn chắc chắn với những gì bạn đang làm.

3. Không thể làm vừa lòng tất cả nhân viên

Mỗi người có một quan điểm, lối sống, cách nhìn nhận khác nhau, chính vì vậy để chiều lòng tất cả mọi người là điều không thể. Là một HR, một người làm việc liên kết nhân sự toàn công ty thì việc bạn kết nối tất cả mọi người trong một quy củ nhất định của công ty sẽ tốt hơn là việc bạn cố gắng làm vừa lòng họ. 

4. Không sợ hãi sai lầm và thất bại

Thành công sẽ luôn đến từ những thất bại, bạn càng thất bại nhiều, càng rút ra được nhiều bài học hơn, chỉ cần bạn không nản chí, mọi việc đều có thể tốt hơn. Còn nếu bạn sợ thất bại và vấp ngã, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được thành công.

5. Phải tự quyết định tương lai của mình

Hãy tự là người quyết định tương lai của bản thân. Không ngừng hoàn thiện bản thân, khi bạn tốt chắc chắn sẽ có những nơi tốt, phù hợp với bạn, thậm chí là săn đón bạn, Bạn cần phải xác định được mục tiêu bạn làm HR là gì từ đó phấn đấu thật tốt trong công việc.

6. Hạ bớt cái tôi trong công việc

Đôi khi những cảm xúc cá nhân hay quan điểm mỗi cá nhân sẽ có sự khác biệt, chính vì vậy để trở thành một người chuyên nghiệp, bạn cần hạ cái tôi của mình xuống và tiếp thu ý kiến của người khác. Không nên phản bác gay gắt trong những cuộc họp, cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, không nên có thái độ yêu ghét rõ ràng, hay chia bè phái trong công ty vì HR là gì, là người kết nối những nhân viên trong công ty.

7. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Với đặc thù công việc, bạn được tiếp xúc, giao tiếp với rất nhiều người, đặc biệt là với đồng nghiệp cùng công ty. Việc bạn có khả năng giao tiếp tốt, được mọi người yêu mến là một điều rất cần thiết. Hãy giữ mối quan hệ tốt đặc biệt với sếp, với các đồng nghiệp trong phòng, cùng tầng…Việc có nhiều mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn có những bước tiến xa hơn trong tương lai. Hoặc khi bạn cần giúp đỡ, có nhiều người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn hơn.

8. Ngoại hình đối với HR là điều cần thiết

Bạn cần phải biết cách làm đẹp cho bản thân mình. Công việc chủ yếu của HR là làm việc với nhân viên nội bộ nhưng cũng có thể bạn sẽ phải tiếp đối tác, khách hàng hoặc đi công tác nên việc chú trọng ngoại hình là không thể thiếu. Hãy luôn thể hiện hình ảnh mình một cách chuyên nghiệp với quần áo phù hợp, đầu tóc gọn gàng, hình ảnh của bạn tốt sẽ là ấn tượng cho mọi công việc được suôn sẻ. 

[Xem thêm]

Kỹ sư phần mềm là gì? Công việc, cơ hội phát triển của kỹ sư phần mềm

Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án

Lập trình viên là gì? Tố chất để trở thành lập trình viên thành công

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu được bản chất của HR là gì? Đồng thời hiểu thêm các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai. Tóm lại, đây là một công việc tương đối thú vị và quan trọng trong công ty, hãy chia sẻ bài viết và nếu bạn thật sự thích thú với lĩnh vực này, hãy mạnh dạn ứng tuyển các bạn nhé. Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề