Bộ tiêu chuẩn là gì

Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Hiện nay, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa TCVN [Tiêu chuẩn quốc gia] và QCVN [Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia]. Do đó, trong quá trình làm thủ tục công bố sản phẩm thường không biết sản phẩm nào phải công bố hợp quy, sản phẩm nào phải công bố phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nhằm giải đáp cho độc giả những thắc mắc trên, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị bài viết với nội dung quy chuẩn là gì?, sự khác nhau giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn và các nội dung khác có liên quan.

Quy chuẩn là gì?

Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn tiếng Anh là gì?

Quy chuẩn tiếng Anh là regulation

Ví dụ:

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được dịch sang tiếng anh là national technical regulation on domestic water quality;

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em được dịch sang tiếng anh là national regulation on safety toys.

– Quy chuẩn quốc gia về kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới được dịch sang tiếng anh là national technical regulation of motor vehicle structure with regard to the prevention of fire risks.

Sự khác nhau giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về quy chuẩn là gì? chúng tôi sẽ tiếp tục phân biệt giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn trong phần nội dung này.

Tiêu chí Tiêu chuẩn Quy chuẩn
Khái niệm Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Như trên
Phân loại – Tiêu chuẩn cơ bản

– Tiêu chuẩn thuật ngữ

– Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật

– Tiêu chuẩn phương pháp

– Tiêu chuẩn về hình thức, vận chuyển và bảo quản sản phẩm hàng hóa

– Quy chuẩn kỹ thuật chung: bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình.

– Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

– Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

– Quy chuẩn kỹ thuật quá trình

– Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ

Chi tiết xem tại Điều 28 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam 2018

Hệ thống và ký hiệu – Tiêu chuẩn quốc gia [TCVN]

– Tiêu chuẩn cơ sở [TCCS]

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [QCVN]

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương [QCĐP]

Chủ thể ban hành Tổ chức Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chủ thể xây dựng, thẩm định, công bố – Tiêu chuẩn quốc gia:

+Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng dự thảo và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

– Tiêu chuẩn cơ sở:

+ Tổ chức kinh tế

+ Cơ quan nhà nước

+ Đơn vị sự nghiệp

+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

+Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phạm vi áp dụng Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc từng địa phương và trong phạm vi từng ngành, lĩnh vực
Giá trị pháp lý Không mang tính bắt buộc, các tổ chức tự nguyện ban hành và thi hành Mang tính bắt buộc vì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Ý nghĩa của quy chuẩn

Quy chuẩn do Nhà nước đặt ra để đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng,…

Do đó, một số sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu sản phẩm đó không đáp ứng được các quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.

Do đó, trước khi đưa hàng hóa,dịch vụ vào thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố hợp quy.

Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải chứng nhận, công bố hợp quy

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào liệt kê toàn bộ các sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận, công bố hợp quy. Chỉ có quy định về gây mất an toàn, gây nguy hại cho người sư dụng cần phải chứng nhận, công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Danh mục cụ thể sẽ do từng cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong từng ngành, lĩnh vực ban hành.

Dưới đây là một số văn bản quy định về sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy:

– Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Luật chất lượng sản phẩm;

– Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế,

– Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ,…

Các biện pháp công bố hợp quy

Theo quy định tại thông tư 02/2017/TT-BKHCN thì việc công bố hợp quy sẽ dựa trên các biện pháp:

– Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân [sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá].Trình tự, thủ tục cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này

– Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này.

– Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Trình tự, thủ tục cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi về Quy chuẩn là gì? và những nội dung cơ bản liên quan đến nó. Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề