Bỏng sau bao lâu thì lên nước

Trẻ nhỏ rất hiếu động, dễ bị bỏng nếu tiếp xúc với các vật nóng, nguồn điện do người lớn vô ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Bỏng nước sôi, thức ăn nóng; bỏng lửa, điện, hóa chất... rất thường gặp ở trẻ em. Nếu phụ huynh chăm sóc không đúng cách có thể khiến vết bỏng sưng tấy nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Vết bỏng nhiễm trùng, khiến trẻ sốt cao

Bé Thanh An [1,5 tuổi] được mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội vào khoảng tháng 9 trong tình trạng sốt cao không rõ nguyên nhân. Qua thăm khám, bác sĩ Dương Thùy Nga - Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội phát hiện bé có vết bỏng ở ngón chân đang sưng tấy, rỉ nước vàng, nhiễm trùng gây sốt.

Vài ngày trước, trong lúc ở nhà, người mẹ vô ý khiến bé bị bỏng nước sôi. Vết bỏng không quá rộng, bé vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường. Khi vết bỏng sưng phồng, mụn nước bị vỡ ra, mẹ cũng không để ý vệ sinh cho con. Bác sĩ Nga cho biết, phụ huynh khi thấy con sốt thường nhầm tưởng con viêm họng, trong khi nguyên nhân sốt do vết bỏng bị nhiễm trùng. Để chữa trị, bác sĩ phải tiêm kháng sinh cho bé An trong hai tuần.

"May mắn là phụ huynh đưa bé đến kịp thời, nếu trễ có thể nhiễm trùng toàn thân, gây suy đa tạng rất nguy hiểm", bác sĩ Nga nói. Sau đó, mẹ của bé An được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh vết thương đúng cách tại nhà và tái khám theo lịch của bác sĩ.

Theo bác sĩ Nga, trường hợp bỏng trong tai nạn sinh hoạt như bé An rất thường gặp. Trong các ca nhập viện điều trị do bỏng thì tỷ lệ trẻ nhỏ bị bỏng chiếm 2/3, phổ biến nhất là bỏng nước sôi. Một phần do trẻ hiếu động chưa biết phân biệt tình huống không an toàn, một phần do người lớn sơ suất khiến con gặp tai nạn. Những trường hợp không xử lý đúng cách vết bỏng từ nhẹ trở nặng. Thay vì chỉ cần dùng vệ sinh ngoài da, trẻ phải uống kháng sinh vì sốt cao, nhiễm trùng.

Bác sĩ Dương Thùy Nga thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Những sai lầm phụ huynh thường mắc là thoa kem đánh răng, mật ong, trái cây... vào vết bỏng gây nhiễm trùng. Theo bác sĩ Nga, kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như nhiều người thường nghĩ. Kem đánh răng chỉ chứa kiềm nhẹ, thoa lên vết bỏng khiến trẻ đau đớn hơn. Trong trường hợp bỏng axit có thể dùng nhưng phụ huynh cũng không rõ loại nào phù hợp nên tốt nhất là không nên sử dụng kem đánh răng.

Một số người còn chườm đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét. Đắp các loại lá theo cách dân gian để vết bỏng mau lành hơn cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da đang nhạy cảm vì bị tổn thương do bỏng. Các loại lá không sạch cũng khiến cho vùng da đang tổn thương dễ bị nhiễm trùng.

Xử trí khi trẻ bị bỏng đúng cách

Bác sĩ Nga khuyên khi trẻ bị bỏng, điều đầu tiên, cha mẹ cần làm là tách trẻ ra khỏi nguyên nhân gây bỏng ngay lập tức. Sau đó, xả nước mát [khoảng 15-20 độ C] vào vết bỏng tối thiểu 10-15 phút. Việc này giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Vì ngay cả khi đã không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, lượng nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.

Sau đó, phụ huynh nên bảo vệ vết thương của trẻ để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương, khiến vết bỏng nặng thêm. Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến đau rát, dễ viêm nhiễm. Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

Tùy theo vết bỏng nặng hay nhẹ mà phụ huynh có thể đưa trẻ đi đến bệnh viện hay không. Cha mẹ có thể căn cứ vào ba cấp độ vết bỏng như sau:

- Ở cấp độ một: vết bỏng nhẹ nhất, diện tích da bị bỏng nhỏ, chỉ có lớp da bên ngoài tổn thương, đỏ như kiểu cháy nắng, thường 3-5 ngày sau sẽ lành, ít khi gây phồng rộp.

- Ở cấp độ hai: vùng da tổn thương sâu hơn, không còn chỉ là lớp da biểu bì trên cùng, phồng rộp và sưng tấy. Ở bỏng độ hai đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng. Bỏng độ hai có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.

- Ở cấp độ ba: vết bỏng nặng nhất, diện tích lớn, có thể lan tận vào da, cơ mô mềm... Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng.

Vùng da bỏng lớn [trên năm cm], phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Ảnh: Shutterstock.

Trường hợp bỏng độ hai, ba, sau khi xả dưới vòi nước sạch, băng gạc, phụ huynh nên cho trẻ đi bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đặc biệt, vết bỏng nhiễm trùng, chảy máu, kích thước lớn [trên năm cm], ở vùng nhạy cảm [như mặt, mắt, tai, bộ phận sinh dục...] trẻ cần được đưa đến bệnh viện sớm.

Trường hợp bỏng điện rất nguy hiểm, khó đánh giá được tổn thương bên trong, có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, tính mạng của bé. Vì vậy, phụ huynh cần thăm khám và theo dõi trẻ sát sao tại nhà. Bỏng hóa chất ít gặp hơn nếu bé không ở gần nơi thí nghiệm, xử lý chất hóa học... Bỏng hóa chất, dù ở bộ phận nào cũng cần được bác sĩ xử lý kịp thời.

Trong quá trình chăm sóc vết bỏng, mẹ phải vệ sinh hàng ngày tại nhà cho con theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp vết bỏng mau lành, không nên buộc băng gạc quá chặt, chọc vỡ bóng nước vì có nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập. Nếu thấy vùng da bỏng ngày càng sưng tấy hơn, nhiễm trùng, rỉ nước vàng cần thăm khám cho trẻ.

Bác sĩ Nga giải thích không có chuyện "thịt độc" nên da lâu lành hơn "thịt mát" như cách nói dân gian. Vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh hay lâu là do mức độ bỏng, quá trình chăm sóc của phụ huynh. Gia đình có con nhỏ nên có thuốc trị bỏng [dạng xịt, bôi] dự phòng. Các thuốc có lớp kháng khuẩn phòng nhiễm trùng và làm khô se vết thương nhanh hơn. Lưu ý về việc dùng kháng sinh nếu không cần thiết.

Trường hợp vết bỏng độ một, hai, trẻ không cần ăn uống kiêng khem. Chế độ ăn đa dạng, đủ chất giúp các bé khỏe mạnh, vết bỏng cũng nhanh lành hơn.

Cách phòng bỏng cho trẻ nhỏ

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do bỏng gây ra cho trẻ, người lớn luôn để mắt đến các bé. Các gia đình thường có trường hợp trẻ lớn [dưới 10 tuổi] trông chừng trẻ nhỏ cũng không nên, vì các bé còn quá nhỏ chưa thể đánh giá được những mối nguy có thể xảy ra. Trong khi người lớn nấu canh, lẩu, thức ăn nóng, bình siêu tốc cần tránh xa trẻ. Các đồ vật nóng nên để trẻ trên cao, tránh xa tầm với của các bé.

Các vật dụng nóng nên để tránh xa tầm với của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Phòng tránh bỏng do điện, cha mẹ nên có phần che chắn cho ổ điện trong nhà, các phích cắm điện không xài nên cất gọn. Người lớn cũng thường vô ý để dây sạc điện thoại thòng lòng khi sau khi sạc xong. Không ít trường hợp trẻ bị điện giật do nguyên nhân này ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi cho con lên và xuống xe cần có người lớn giúp đỡ tránh va chạm vào pô xe máy. Pô xe sau khi đi về cũng cần được che chắn cẩn thẩn, không cho trẻ chơi ở gần đó. Khi con ra ngoài trời nắng gắt, phụ huynh có thể thoa kem chống nắng tránh bị bỏng da, không nên cho trẻ tắm nắng vào lúc trời nắng gắt.

Tên nhân vật đã được thay đổi

Ngọc An

Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bỏng do nhiều nguyên nhân gây ra như: Bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng bô xe máy…Hầu hết các tai nạn bỏng đều do sự sơ suất của người bệnh mà nên với bỏng nước sôi cũng vậy.

Người bị bỏng cần nhanh chóng xử lí vết bỏng theo đúng quy trình để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm như hoại tử phần da bị bỏng…

Bị bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi?

Bị bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào cấp độ bỏng của người bệnh. Hiện nay, người ta chia bỏng ra làm nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có:

+ Bỏng cấp độ 1

Bị bỏng nước sôi độ 1 là bỏng gây tổn thương cho lớp ngoài cùng của da, đây là loại bỏng bề mặt nên khá nhẹ. Dấu hiệu cho thấy bạn bị bỏng cấp độ 1 là: làn da bị đỏ, sưng nhẹ, có thể bong tróc khi da lành.

Thường với bị bỏng nước sôi độ 1 thì thời gian khỏi sẽ kéo dài từ 3-6 ngày, ở cấp độ này người bệnh không cần đến bệnh viện mà hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà.

Bị bỏng nước sôi cần sơ cứu kịp thời đúng cách để tránh gây ra biến chứng

+ Bỏng cấp độ 2

Nặng hơn độ 1, bỏng nước sôi cấp độ 2 đã tác động sâu vào lớp dưới da. Tuy không gây nguy hiểm thế nhưng bỏng nước sôi độ 2 lại khiến người bệnh rất khó chịu bởi lúc này vết bỏng sẽ có dấu hiệu rộp to và sưng đỏ. Hầu hết bệnh nhân bị bỏng nước sôi cấp độ 2 sẽ chữa khỏi trong khoảng 1 tháng nếu được chăm sóc và điều trị cẩn thận.

Các bác sĩ cũng khuyên, người bị bỏng nước sôi cấp độ 2 nên băng bó vết thương và thực hiện các cách sơ cứu cơ bản để tránh làm da tổn thương quá nặng.

+ Bỏng cấp độ 3

So với 2 cấp độ trên bỏng cấp độ 3 gây ra nhiều tổn thương nhất. Ở cấp độ này bỏng đã ăn sâu vào mô, mạch máu và xương. Nếu không được sơ cứu và có phương pháp chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong.

Bỏng nước sôi cấp độ 3 thường rất lâu lành và không có thời gian khỏi ấn định, nó lan đến hệ thần kinh vì thế làm mất cảm giác đau ở người bị bỏng. Một số trường hợp bệnh nhân bỏng do mất máu quá nhiều hoặc vết bỏng bị nhiễm trùng nặng đã dẫn tới tử vong…

Cách sơ cứu người bị bỏng nước sôi

Khi bị bỏng nước sôi bạn nên:

+ Ngâm vùng da bị bỏng nước sôi vào chậu nước sạch hoặc xả nước nhẹ nhàng trong khoảng từ 15-20 phút.

+ Lấy khăn sạch có thấm nước đặt lên vết bỏng để tránh gây đau, rát đồng thời giảm tình trạng sưng đau cũng như làm sạch vùng da bỏng nước sôi tránh được nguy cơ viêm, nhiễm trùng.

+ Dùng gạc vô khuẩn băng kín vùng bị bỏng nước sôi để bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiễm trùng. Tuyệt đối không quấn, siết mạnh làm tổn thương da.

+ Tiến hành thay băng vùng da bị bỏng nước sôi 1- 2 lần mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề