Cà phê ở đâu

Nhắc đến cà phê Việt nam là nhắc đến niềm tự hào là quốc gia có sản lượng cung cấp cà phê ra thế giới thuộc top đầu. Tuy nhiên để biết được loại Cà phê nào ngon nhất Việt nam thì cần nhiều yếu tố đặc biệt yếu tố quan trọng nhất là thổ nhưỡng.

Để hiểu một cách tương đối chuẩn thì cà phê ngon nhất là cà phê cần đạt các yếu tố như: Sạch, tươi mới kết hợp với sự cân bằng của hương thơm, vị chua, đắng cùng với vị ngọt tự nhiên chính là các yếu tố quan trọng nhất tạo nên một ly cà phê ngon.  Ngoài ra tuỳ gu uống của mỗi người mà chúng ta sẽ đánh giá độ NGON với cường độ hương và các vị khác nhau.

Một hạt cà phê hội tụ đủ các yếu tố đặc biệt về hương và vị, chia thành 5 nhóm chính sau: độ ngọt [sweetness], đắng [bitter], chua [acidity], đậm đà [mouthfeel] và hương thơm [flavor].

Kiểm tra 5 yếu tố đặc biệt trong hạt cà phê để tìm ra điểm nổi bật

Từ thế kỷ XIX, cây cà phê đã theo chân người Pháp đến và bén rễ trên đất Việt Nam. Ngoài tính chất chung mạnh vị – đậm hương của cà phê Robusta và Arabica, mỗi vùng đất còn cho một hương vị cà phê quyến rũ riêng tùy thuộc vào hương thổ của nơi đó.

Khi nói đến cây cà phê Việt Nam phải kể đến những vùng nguyên liệu tại Tây Nguyên như Đắk Mil [Đắk Nông], Đắk Hà [Kon Tum], Chư Sê [Gia Lai] … và đặc biệt là Buôn Ma Thuột – Đắk Lăk ,“vựa” cà phê Robusta xuất khẩu đứng đầu thế giới.


Hoa hậu H'Hen Niê - Người con của vùng đất cà phê Tây Nguyên

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan, ở độ cao khoảng 500m – 600m so với mặt biển cùng khí hậu mát mẻ mưa nhiều, Tây Nguyên rất phù hợp với cây cà phê Robusta và qua hàng trăm năm, cà phê Robusta ở đây đã trở nên danh tiếng. Tính chất chung của cà phê Tây Nguyên có hàm lượng caffeine mạnh, vị đậm, và ít chua song mỗi vùng đất lại mang đến mỗi vị khác nhau. Có khi đó là vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của caramen, cũng có khi là vị của nắng, gió cao nguyên….

Tuy cùng sống trên đất Tây Nguyên nhưng cà phê Cầu Đất [Lâm Đồng] lại có sự khác biệt hẳn. Đó là hương thơm quyến rũ của cà phê Arabica. Ở độ cao trên 1.500m, có nhiều vùng đồi dốc thoải cùng khí hậu mát mẻ với nền đất đỏ bazan, Cầu Đất là vùng đắc địa, lý tưởng nhất cho giống Arabica phát triển và sản sinh ra hạt cà phê Arabica có chất lượng được đánh giá ngon nhất nhì thế giới. Cà phê Cầu Đất được xem là “Bà hoàng” của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó.

Cà phê Robusta có thế mạnh và đa dạng ở vị thì cà phê Arabica lại phong phú về hương. Cà phê Buôn Ma Thuột có vị đắng dịu mang đến cho người dùng sự táo bạo và quyết đoán, cà phê Đắk Mil chua thanh đem lại sự trầm tư và sâu sắc. Người ta có thể cảm nhận được sự hoan hỉ, nồng nhiệt của cà phê Đắk Hà, Chư Sê hay sự sục sôi đầy chất lửa của cà phê Long Khánh, Đồng Nai.

Kiểm tra hương vị từng loại cà phê

Qua các nghiên cứu, phân tích các chuyên gia đã tìm ra hơn 700 loại hợp chất tạo nên hương thơm ẩn chứa trong cà phê. Nếu như cà phê Cầu Đất có hương của hạnh nhân, của hoa quả kích thích cảm giác lâng lâng, bay bổng thì cà phê Tây Bắc lại đem đến sự sang trọng ngất ngây bởi mùi rượu vang pha chút quế hồi. Cà phê Khe Sanh, Phủ Quỳ có mùi tử đinh hương và vị nóng của những cơn gió Phơn tây nam từ đất Lào thổi qua.

Các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, giống cây, kĩ thuật chăm sóc,… đã tạo nên hạt cà phê từng vùng mang hương và vị đặc trưng riêng. Và để có được loại cà phê ngon nhất nhà sản xuất biết tuyển chọn những hạt cà phê chất lượng nhất của các vùng và tìm ra bí quyết kết hợp, phối trộn nhiều loại hạt để đem đến ly cà phê mang hương vị hợp với sở thích và khẩu vị người thưởng thức.

Dưới góc độ nhà sản xuất hàng đầu Việt nam, vị ngọt của cà phê được đảm bảo từ hai khâu quan trọng: Thu hái trái chín và sơ chế đúng cách lượng trái chín đó.

Thu hái trái chín: Vào mùa vụ, trái cà phê [coffee cherries] cần được thu hoạch lúc đã chín, thời điểm trái cà phê có được dưỡng chất đầy đủ nhất từ cây. Do đó, thu hái bằng tay và đảm bảo được tỉ lệ chín cao nhất trong nguyên liệu là bước quan trọng đầu tiên của một ly cà phê chất lượng, điều mà bất kỳ nhà rang xay nào cũng mong muốn có được. 

Khâu sơ chế: Có nhiều cách sơ chế khác nhau với những mục đích khác nhau để có được hương vị cà phê cuối cùng theo mong muốn. Đối với vị ngọt, phương pháp sơ chế thường được lựa chọn là Natural [phơi quả chín, tách thịt quả khô] hay Honey process [tách vỏ quả chín để lại phần chất nhớt ngọt bao quanh hạt rồi phơi khô, tuỳ tỉ lệ] từ ngay chính cái tên phương pháp này đã thể hiện đúng ưu thế của nó.

Do vậy để mua được những sản phẩm Cà phê ngon nhất Việt nam, quý khách hàng cần lưu ý một trong những yếu tố rất quan trọng - đó là nguồn gốc của hạt cà phê, địa chỉ đóng gói, nhà máy, phân xưởng,.vv. Nếu là địa chỉ mua cà phê chồn ngon nhất thì bạn để ý đến yếu tố - Trang trại nuôi chồn ở đâu? Địa chỉ thuộc khu vực có giống cà phê ngon nhất hay không?. Ngoài ra bạn chú ý tới thương hiệu loại cà phê xem thương hiệu uy tín hay mới,.. và Showroom trưng bầy có hay không? Website có rõ ràng hay không?,..vv.

Trên đây là những yếu tố chúng tôi xin chia sẻ mà mách bạn để bạn chọn cho mình được loại cà phê ngon nhất tại Việt nam. Mong rằng đó là những thông tin hữu ích để giúp bạn chọn được loại cà phê ngon nhất để thưởng thức.

Địa chỉ uy tín để chọn ra loại Cà phê ngon nhất Việt nam

[DGCP] Cà phê được khám ra đầu tiên ở Ethiopia, và sau đó chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy những vùng nào có cà phê ngon nhất?

Trong các dòng sản phẩm của TNI King Coffee, có dòng sản phẩm cao cấp mang tên King Coffee Golden mà theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cà phê này được dung hợp bởi 7 loại hạt cà phê ngon nhất từ 7 vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới: Guatemala, Ethiopia, Brazil, Colombia, Indonesia, Cau Dat & Buon Ma Thuot. Như vậy, theo TNI Corporation, Việt Nam có 02 nơi được đưa vào danh mục những vùng có cà phê ngon và nổi tiếng nhất thế giới. Hãy lần lượt khám phá 7 nơi này là đâu nhé.

Những vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới

Guatemala

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Guatemala là vào khoảng những năm 1750. Nhưng mãi vào năm 1871 cà phê ở Guatemala mới có bước chuyển mình đầy dữ dội.

Guatemala coffee

Vì vậy, đến năm 1880, cà phê đã chiếm khoảng 90% xuất khẩu của Guatemala. Các vùng trông cà phê chủ yếu là San Marcos, Acatenango, Atitlan, Coban và đặc biệt là cao nguyên Huehuetenango. Đây là một trong những vùng nổi tiếng ở Guatemala, cao nguyên Huehuetenango với ngọn núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp cho trồng cà phê. Nơi này có lẽ là nơi lệ thuộc nhiều nhất vào cà phê làm hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thật sự đáng kinh ngạc ở đây.

  • Hương vị thông thường: Body đầy đủ, hương vị của chocolate, mạch nha
  • Phương pháp chế biến: Ướt
  • Vùng trồng đáng chú ý: Antigua, Atitlán, Huehuetenango, Nuevo Oriente

Ethiopia

Ethiopia chính là nơi đầu tiên con người khám phá ra cây cà phê.

Ethiopia coffee

Thực tế, không quá khó để tin rằng cà phê có nguồn gốc từ một vùng đất – nơi mà rừng cây cà phê hoang dã vẫn là nguồn thu hoạch cà phê chủ yếu. Cà phê chính là một phần thiết yếu trong văn hóa của dân bản địa suốt 10 thế kỷ. Cà phê thường được trồng ở Sidamo, HarerKaffa. Quả thực mùi vị của các giống cà phê bản địa vô cùng phong phú, có loại có mùi vị cà phê đậm đà xen lẫn cả mùi socola, có loại còn có mùi của đồng cỏ hoặc hoa trái. Phải gọi là đầy đủ hương và vị.

Brazil

Brazil coffee

Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong suốt 150 năm. Ngày nay, Brazil trồng khoảng một phần ba lượng cà phê thế giới. Trong quá khứ, thị trường của cà phê Brazil có lúc chiếm đến 80%. Cả hai loại cà phê arabicarobusta đều được trồng ở đất nước này nhưng các vùng trồng chúng là khác nhau. Khí hậu ,môi trường xung quanh, chất lượng giống và độ cao quyết định phần lớn cho sự phát triển của cây cà phê ở đây. Một tách cà phê hảo hạng Brazil là một cái gì đó rất rõ ràng, ngọt ngào, thể chất vừa vặn, có axit thấp.

  • Hương vị phổ biến: Độ chua thấp, dễ chịu, trái cây,
  • Phương pháp chế biến hoa: Ướt, tự nhiên, mật ong
  • Khu vực đáng chú ý: Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais, San Janeiro, São Paulo

Colombia

Cà phê được sản xuất đầu tiên ở Colombia vào năm 1723 bởi người Jesuits, tuy cũng có nhiều người trồng khác. Cà phê lan rộng từ từ như một cây canh tác thương mại tới nhiều vùng trong đất nước, nhưng việc sản xuất không đáng kể cho tới gần cuối thế kỷ 19. Đến năm 1912, cà phê chiếm khoảng 50% xuất khẩu của Colombia.

Colombia coffee

Colombia có những vùng trồng được phân chia rõ rệt, và họ sản xuất một số lượng giống cà phê rất ấn tượng. Cho dù bạn muốn cà phê cân bằng, đậm đà, hay một cái gì đó rung động và hương trái cây rất có thể có một loại cà phê từ Colombia đáp ứng được tiêu chuẩn này. Hương vị chủ đạo ở Colombia có hương vị rất đa dạng, từ những loại nặng hơn, nhiều vị sô cô la hơn, đến những loại giống mứt, ngọt, và giàu hương vị trái cây. Các hương vị thay đổi rất đa dạng qua nhiều vùng

  • Hương vị phổ biến: Độ chua và body trung bình, cam quýt
  • Phương pháp chế biến: Ướt, tự nhiên
  • Khu vực phát triển đáng chú ý: Antioquia, Boyacá, Huila, Santa Marta, Quindio

Indonesia

Indonesia là một quốc gia bao gồm hàng ngàn đảo, trong đó có một số đảo lớn như Sumatra, Java, Sulawesi. Đây cũng là những cái tên nổi tiếng thế giới với những hạt cà phê chất lượng, nó gần như là thương hiệu quốc gia. Cây cà phê được người Hà Lan mang tới Indonesia vào thế kỷ 17 và nhanh chóng trở thành nơi cung cấp cà phê hàng đầu thế giới. Ngày nay, phần lớn cà phê được trồng tại những đồn điền nhỏ chừng 1-2 hecta và họ đều sử dụng phương pháp chế biến khô. Cà phê Indonesia được ghi nhận là đậm đà, có vị chua nhẹ.

Indonesia

Hồi xưa, những người nông dân giữ hạt cà phê lại để mong rằng có thể bán với giá cao hơn. Sau đó, kho bãi được dựng lên, và người ta phát hiện ra nhờ khí hậu ấm áp đặc trưng của vùng nhiệt đới, hạt cà phê khi ủ một khoảng thời gian thì có mùi vị nồng nàn hơn và ít chua hơn. Nó là một quá trình chứ không phải nhờ công nghệ. Vậy là Indonesia còn được biết đến với những hạt cà phê ở đúng độ tuổi – hạt cà phê sau khi xử lý, phơi khô xong vẫn chưa sử dụng liền mà phải ủ từ 6 tháng tới 1 năm, thậm chí 2 năm.

Cầu Đất – Đà Lạt – Lâm Đồng

Cầu Đất có tổng diện tích trồng cà phê vào khoảng 1,500 hecta, chiếm 86% diện tích nông nghiệp tại đây. Đặc biệt, trong đó diện tích trồng cà phê chiếm tới 98%. Những giống cà phê Arabica trồng tại đây đặc biệt thích nghi rất tốt với khí hậu và rất hiếm khi bị sâu bệnh. Mỗi hecta cà phê thu được 10 – 18 tấn cà phê tươi, tương đương với 4 tấn cà phê nhân. Sản lượng cà phê cao hơn hẳn với các giống khác.

Cầu Đất – Đà Lạt – Lâm Đồng

Hương vị đậm đà khó quên

Cà phê Arabica từ Cầu Đất nổi bật bởi sự kết hợp của vị chua thanh tao và đắng nhẹ. Hương cà phê phong phú và hài hoà với sự kết hợp của trái cây tươi, vị ngọt của mật ong. Được miêu tả như hương vị tinh khôi của buổi sáng chủ nhật, người uống sẽ không thể quên được cà phê Cầu Đất một khi đã thử qua một lần. Cà phê nơi đây hoàn toàn có thể sánh ngang với những loại cà phê tốt nhất trên thế giới.

Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Cà phê Buôn Ma Thuột hay cà phê Ban mê là một trong những thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam được trồng trên cao nguyên Buôn Ma Thuột, một cao nguyên thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm [năm 1870] nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Ma Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp.

Bên trên là 7 vùng trồng ra các hạt cà phê ngon nhất, được tuyển chọn để đưa vào dòng sản phẩm cao cấp của TNI King Coffee.

Xem thêm đầy đủ Các vùng trồng cà phê trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề