Ca sĩ thế hiển là ai?

NSƯT Thế Hiển quê ở Nam Định nhưng anh lại sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Có năng khiếu âm nhạc, Thế Hiển tham gia phong trào văn nghệ tại địa phương rồi anh theo học Trung cấp thanh nhạc, về làm ca sỹ tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen từ năm 1980. Từ một ca sỹ đơn ca, trong nhiều lần đi lưu diễn phục vụ kháp cả nước, Thế Hiển đã được đến hát cho các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ biên cương tại biên giới phía Bắc.

Thế Hiển kể: “Tôi được hát, được hoà mình với cuộc sống nơi biên giới cùng các chiến sỹ. Tuy cuộc sống của họ còn nhiều cơ cực, gian nan nhưng các chiến sỹ ai cũng lạc quan, yêu đời. Cảm phục cuộc sống của họ, tôi đã viết Hát về anh. Ca khúc vừa ra đời đã nhận được sự yêu mến của mọi người, điều đó cũng trở thành bước ngoặc mới trong sự nghiệp của tôi, tôi đã bắt tay vào sáng tác ca khúc”.

Gần 40 năm theo nghiệp sáng tác, NSƯT Thế Hiển đã có nhiều thành công khi rất nhiều ca khúc của anh được người nghe yêu thích như Tóc em đuôi gà, Chuyện lứa đôi, Hoài niệm dấu yêu, Đợi chờ trong cơn mưa, Chuyện đời xưa- Chuyện đời nay, Hành khúc thanh niên tình nguyện, Hát trên nông trường xanh, Dấu chấm hỏi….

Thế Hiển còn được gọi là “nhạc sỹ của lính” bởi nhiều ca khúc của anh gắn liền với cuộc sống người lính và được lính yêu thích như Hát về anh, Nhánh lan rừng, Tiếng, Vỏ ốc biển, Nỗi nhớ từ đảo xa, Lính đảo Trường Sa, Tiếng hát trên đảo Sơn Ca, Khúc hát tự hào HQ 561…

Và không chỉ sáng tác, Thế Hiển còn đi tới những mảnh đất tận cùng ở nơi biên cương hải đảo để cùng đàn, cùng hát với người lính giữa chiến hào hay giữa biển khơi. “Tôi đã đi gần hết các vùng biên cương, từ phía Bắc cho tới miền Trung rồi phía Tây Nam để hát. Riêng với quần đảo Trường Sa, tôi đã đi tới 6 lần. Được ôm đàn, được hoà giọng với các chiến sỹ là niềm vui với tôi nên cứ có cơ hội là tôi lại đến với họ. Các chiến sỹ coi tôi như người đồng đội của họ còn tôi thì luôn có cảm giác đến những nơi đó tôi như được trở về nhà, được gặp gỡ với những người thân yêu”- NSƯT Thế Hiển tâm sự.

Thế Hiển cũng thừa nhận các ca khúc của anh được người chiến sỹ yêu thích bởi ẩn chứa bên trong từng ca khúc ấy, người nghe nhạc có thể hình dung về hình ảnh người lính nơi biên giới hải đảo dù trong thời bình nhưng họ vẫn phải hy sinh rất nhiều để bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Nhưng người lính lấy đó làm niềm tự hào, làm vinh dự để mỗi người lính cống hiến, mãi xứng danh với Người lính Cụ Hồ. Và NSƯT Thế Hiển đã nói thay cho nỗi niềm đó. Họ tự hào vì Thế Hiển là “nhạc sỹ của lính”.

NSƯT Thế Hiển kể anh xuống quê vợ ở Cần Thơ từ đầu tháng 5 rồi có lệnh giãn cách xã hội tại Sài Gòn khiến anh kẹt tại đó. Và trong những ngày giãn cách, Thế Hiển nghe tin trong danh sách phong tặng danh hiệu NSND do Hội đồng cấp sở tại TPHCM đề xuất đã có tên mình. “Tôi rất vui vì những cố gắng của tôi đã được Hội đồng đánh giá cao. Theo tôi danh hiệu NSND sẽ cho tôi thêm trách nhiệm và tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với sự tin yêu đó”.

Trong những ngày giãn cách, Thế Hiển cũng đang ấp ủ một ca khúc mới, một ca khúc vẫn nói về người lính nhưng lần này sẽ không phải là ở nơi biên cương hải đảo mà là người lính nơi tuyến đầu chống dịch. “Họ là các y bác sỹ, học là các chiến sỹ công an, bộ đội, dân phòng hay lực lượng tình nguyện. Và họ đang bất chấp hiểm nguy để chiến đấu với dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ và gìn giữ cuộc sống cho những người dân. Họ xứng đáng được tôn vinh”- NSƯT Thế Hiển nói.

Với hơn 200 ca khúc sáng tác và biểu diễn, NSƯT Thế Hiển đã đoạt nhiều giải thưởng như:

-Hát về anh- Bằng khen UBND TPHCM 1985

-Dấu chấm hỏi- Giải 3 cuộc Vận động sáng tác của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

-Huân chương Lao động hạng III

- 3 lần lập kỷ lục gia trong vai trò nhạc sỹ…

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Thế Hiển được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Thế Hiển không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Thế Hiển và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Thế Hiển, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Thế Hiển hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ["Thế Hiển"]

Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:

Tiểu sử Thế Hiển, thông tin tiểu sử Thế Hiển, profile Thế Hiển, lý lịch Thế Hiển, ảnh Thế Hiển, lí lịch Thế HiểnTiểu sử ca sĩ Thế Hiển, thông tin tiểu sử ban nhạc Thế Hiển, profile band Thế Hiển, lý lịch ca sĩ Thế Hiển, ảnh ban nhạc Thế Hiển, lí lịch ca sĩ Thế HiểnTieu su The Hien, thong tin tieu su The Hien, profile The Hien, ly lich The Hien, anh The Hien, li lich The HienTieu su ca si The Hien, thong tin tieu su ban nhac The Hien, profile band The Hien, ly lich ca si The Hien, anh ban nhac The Hien, li lich ca si The Hien

Nhảy đến nội dung

Nhạc sĩ Thế Hiển: “70 tuổi vẫn đi tìm cảm xúc”

Thứ Sáu, 10:17, 20/09/2013

Gặp nhạc sĩ vào những ngày cuối tháng 8, người nhạc sĩ của những bản “tâm ca đường phố” chia sẻ với phóng viên VOV về những sáng tác và dự án âm nhạc từ thiện sắp tới của ông.

PV: Thưa nhạc sĩ, năm 2012 nhạc sĩ đã được phong tặng danh hiệu NSƯT. Điều này có ý nghĩa thế nào trong sự nghiệp sáng tác của ông?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Tôi rất vinh dự khi được nhận danh hiệu NSƯT. Đây là mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Tôi đã nguyện trong lòng phải xứng đáng hơn nữa với những nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho.

Nhạc sĩ Thế Hiển [Ảnh: NLĐ]

PV: Có khả năng sáng tác nhưng sự nghiệp âm nhạc của ông lại bắt đầu từ con đường ca hát?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Tôi tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc vào năm 1980 và trở thành đơn ca chính của đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen. Đến năm 1982, tôi mới sáng tác. Tác phẩm đầu tay có tên “Khi bong bóng bay” đã nhận được nhiều sự khích lệ, động viên. Ca khúc thứ 2 “Hát về anh” sáng tác năm 1983 được viết trong khi đi phục vụ bộ đội chiến đấu tại biên giới phía Bắc, tôi viết bằng tất cả những cảm xúc của tôi khi chứng kiến những hy sinh gian khổ của các anh. Ca khúc này được sáng tác ngay tại mặt trận biên giới nóng bỏng, vì thế nó mang tất cả những hình ảnh, ý nghĩa của cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Đã 30 năm, ở nhiều nơi, nhiều sân khấu, nhiều chương trình nghệ thuật, ca khúc này vẫn được hát vang. Tôi vô cùng hạnh phúc khi đứa con tinh thần của mình được thính giả ở khắp mọi nơi yêu thích như thế.

PV: Bài hát “Triệu đóa hoa hồng” - một bài hát Nga nổi tiếng từ những năm 80 của thập kỷ trước, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích. Nhạc sĩ Thế Hiển là người đầu tiên đặt lời Việt, phổ biến và thể hiện ca khúc này. Ông có thể chia sẻ một chút về kỷ niệm đó?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Trong chuyến đi của đoàn ca nhạc nhẹ Bông Sen đến Liên Xô [cũ] giao lưu và phục vụ cộng đồng người Việt năm 1983, tôi thấy bài hát này vang lên ở khắp mọi nơi. Nội dung bài hát nói lên sự hy sinh trong tình yêu để mang đến niềm hạnh phúc cho người mình yêu, rất gần gũi và phù hợp với sự cảm thụ âm nhạc của người Việt Nam. Tôi đã nhờ một người bạn tìm mua giúp tất cả tư liệu, đĩa hát và văn bản của bài hát để mang về Việt Nam.

Về đến Hà Nội, tôi đã nhờ NSND Trung Kiên dịch bài hát từ lời Nga sang lời Việt. Khi vào TP.HCM, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền của Hội Âm nhạc TP.HCM thấy bài hát đó và cũng dịch luôn. Vậy là tôi nhận được 2 bản dịch, bản dịch nào cũng hay cả. Nếu chọn người này thì lại thất lễ với nhạc sĩ kia, vậy nên tôi mạn phép lấy đoạn 1 là lời của NSND Trung Kiên, đoạn sau là lời của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Từ đó ca khúc “Triệu đóa hoa hồng” đã được tỏa rộng.

Nhac sĩ Thế Hiển là người đầu tiên đặt lời Việt, phổ biến ca khúc "Triệu đóa hoa hồng" tại Việt Nam [Ảnh: NLĐ]

PV: Những sáng tác của ông rất đa dạng với nhiều đề tài: nhạc phong trào, tình ca, tình bạn, tình yêu trẻ thơ, tình mẫu tử, tình đồng đội... Ông thấy tâm đắc nhất với đề tài nào?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Tôi đã đi biểu diễn ở rất nhiều nơi, nhất là thời kỳ bao cấp. Chúng tôi có mặt ở tất cả các chiến trường, các đơn vị bộ đội cũng như các lực lượng thanh niên xung phong. Khoảng thời gian thập kỷ 80 là giai đoạn vừa bảo vệ Tổ quốc vừa xây dựng đất nước. Thời gian của tôi ở rừng nhiều hơn là ở thành phố. Mỗi chuyến đi đều cho tôi những cảm xúc về quê hương đất nước, sự gian khổ của bộ đội cụ Hồ, những giọt mồ hôi của thanh niên xung phong và những nỗ lực, nhiệt huyết của tuổi trẻ hiến dâng cho đất nước.

Chính nhờ điều đó mà những ca khúc của đều mang cảm xúc của những chuyến đi. Tôi yêu tất cả những đứa con tinh thần, vì đó là những kỷ niệm trong cuộc sống của tôi, và tôi ghi chép lại bằng âm nhạc để dâng lên cho đời, đúng như nhiều nhà báo đã viết về tôi như một người “viết nhật ký bằng âm nhạc”.

PV: Vậy “cuốn nhật ký âm nhạc” của ông hiện giờ đã có bao nhiêu ca khúc rồi, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Tôi không có nhiều tác phẩm đâu. Gia tài ca khúc của tôi chỉ gần 100 bài, trong đó khoảng 40 bài hát được phổ biến. Còn những bài hát chưa được công bố [cười]. Các bác, các chú ở Hội Âm nhạc nhận xét: “Thế Hiển viết không nhiều nhưng viết chắc tay, viết bài nào định hình được bài đó”.

PV: Nhiều người nói rằng “âm nhạc của Thế Hiển giản dị, không thuộc loại đương đại nhưng lại không bao giờ cũ”. Còn nhạc sĩ Thế Hiển tự đánh giá về âm nhạc của mình như thế nào?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Khi sáng tác ca khúc, tôi cũng đã vận dụng kiến thức của 1 ca sĩ. Tôi chọn những ca từ sao cho phải phù hợp với giai điệu. Sự trong sáng của ca từ sẽ hòa quyện với giai điệu. Mỗi sáng tác của tôi đều do tôi kiểm tra bằng chính tiếng hát của mình.

Tôi có quan niệm viết làm sao vừa giản dị, mọi người hát được, và quan trọng nhất là chủ đề sáng tác đọng lại điều gì trong mỗi ca khúc. Nó có đạt đến chân - thiện - mỹ, có truyền được cảm xúc của mình đến với mọi người để mọi người cảm thấy họ cũng ở trong ca khúc. Vì thế, những ca khúc của tôi không cầu kỳ, không có nhiều biến âm, không nhiều kỹ thuật cổ điển mà mang phong cách nhạc nhẹ với âm hưởng dân ca.

Tôi cũng áp dụng một số điệu thức dân ca Nam bộ vào ca khúc “Hoàng hôn màu tím”, dân ca Bắc bộ vào ca khúc “Cho dù có đi nơi đâu”, “Đây Mỹ Sơn huyền thoại” mang âm hưởng dân tộc Chăm… Tôi đều nghiên cứu trước khi viết chủ đề, tôi có sự đào sâu suy nghĩ và tìm chất liệu của từng vùng miền cho chính xác để tuôn trào cảm xúc khi sáng tác.


PV:
Được biết ông đang có một dự án âm nhạc xuyên Việt để đóng góp vào quỹ từ thiện?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Trong 20 năm qua, tôi đã viết 15 ca khúc về đề tài xã hội, trong đó có những ca khúc đã được phổ biến như “Dấu chấm hỏi”, “Người mẹ và hoa sưa trắng”, “Người phu xe”, “Nhong nhong nhong”… Hiện tôi còn một số ca khúc chưa công bố. Nhân chuyến đi xuyên Việt vào cuối năm nay, tại TP.HCM, tôi sẽ công bố những ca khúc này.

Đồng hành với tôi trong chương trình sẽ có 15 bức tranh do họa sĩ Bùi Quang Lâm vẽ theo chủ đề. 15 bức tranh này sẽ được chiếu trên màn hình lớn trong thời gian diễn ra chương trình. Tôi và anh Lâm sẽ bán đấu giá 15 bức tranh cùng 15 bản thảo tôi viết tay, số tiền thu được sẽ gửi hết tới các quỹ vì người nghèo trên cả nước.

PV: Vậy nhạc sĩ Thế Hiển có ý định ra một album mới hay không?

Nhạc sĩ Thế Hiển: Có thể nói tôi là một nhạc sĩ, ca sĩ không có album, tập nhạc nào, đặc biệt không có scandal [cười]. Không phải tôi không muốn làm album đâu. Tôi nghĩ mình vẫn còn khỏe, còn sung sức, có thể đi đây đó để làm dầy thêm số ca khúc của mình cũng như dành thêm nhiều thời gian để tìm kiếm cảm xúc. Vậy nên tôi vẫn tiếp tục sáng tác và âm thầm thu thanh các ca khúc của tôi.

Tôi tin sẽ có một dịp thuận tiện để công bố các tác phẩm đó. Tuổi tôi năm nay gần 60 rồi, có thể 70 tuổi tôi vẫn chống gậy đi tìm cảm xúc [cười]. Các bạn thính giả yêu nhạc khắp nơi  vẫn sẽ thấy tôi ở các chương trình mà tôi tham gia sắp tới.

PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ Thế Hiển./.

[VOV] - Những kỷ niệm khó quên của nhạc sĩ Dân Huyền về người anh, người đồng nghiệp - nhạc sĩ Lưu Cầu từng công tác tại Đài TNVN.

[VOV] - Những kỷ niệm khó quên của nhạc sĩ Dân Huyền về người anh, người đồng nghiệp - nhạc sĩ Lưu Cầu từng công tác tại Đài TNVN.

[VOV] - Ở bất cứ thời đại nào thì gia đình vẫn luôn là điểm tựa, là động lực, niềm tin giúp chúng ta vượt lên phía trước.

[VOV] - Ở bất cứ thời đại nào thì gia đình vẫn luôn là điểm tựa, là động lực, niềm tin giúp chúng ta vượt lên phía trước.

VOV.VN - Tại nghĩa trang huyện Từ Liêm - Hà Nội, nhạc sĩ Lê Mây đã hoàn thành ca khúc “Tháng 7” để tri ân các anh hùng, liệt sĩ.

VOV.VN - Tại nghĩa trang huyện Từ Liêm - Hà Nội, nhạc sĩ Lê Mây đã hoàn thành ca khúc “Tháng 7” để tri ân các anh hùng, liệt sĩ.

[VOV] - Bài hát này viết về Bác Hồ nhưng cũng nói lên nguyện vọng của quân và dân hai miền mong ngày thống nhất đất nước, bắc nam một nhà...

[VOV] - Bài hát này viết về Bác Hồ nhưng cũng nói lên nguyện vọng của quân và dân hai miền mong ngày thống nhất đất nước, bắc nam một nhà...

[VOV] - Nhạc sĩ Huy Thục đã biến lời kêu gọi của Bác Hồ thành lời ca trong Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Tiến lên chiến sĩ đồng bào…

[VOV] - Nhạc sĩ Huy Thục đã biến lời kêu gọi của Bác Hồ thành lời ca trong Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Tiến lên chiến sĩ đồng bào…

[VOV] - Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời tại Bệnh viện 115, TPHCM lúc 14g30 chiều nay, 27/1.

[VOV] - Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời tại Bệnh viện 115, TPHCM lúc 14g30 chiều nay, 27/1.

[VOV] - Những câu chuyện, tình cảm và ký ức về Trường Sa đã được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm kể lại qua ca khúc “Đồng hương Trường Sa của tôi”.

[VOV] - Những câu chuyện, tình cảm và ký ức về Trường Sa đã được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm kể lại qua ca khúc “Đồng hương Trường Sa của tôi”.

Quyết định của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gây tiếc nuối cho những ai đã và đang yêu mến vị nhạc sĩ tài năng này.

Quyết định của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gây tiếc nuối cho những ai đã và đang yêu mến vị nhạc sĩ tài năng này.

[VOV] - Sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Nghệ, nhạc sĩ An Thuyên là người có bài hát hay về Bác Hồ - "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác".

[VOV] - Sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Nghệ, nhạc sĩ An Thuyên là người có bài hát hay về Bác Hồ - "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác".

[VOV] - Nhạc sĩ Vũ Thiết chia sẻ về tình yêu biển đảo và những bài hát thành công viết về biển đảo của ông.

[VOV] - Nhạc sĩ Vũ Thiết chia sẻ về tình yêu biển đảo và những bài hát thành công viết về biển đảo của ông.

Video liên quan

Chủ Đề