Cách chữa bệnh tốt nhất đối với vật nuôi là

Dịch bệnh từ động vật lây sang người hết sức nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, khoảng 70% các đại dịch nguy hiểm là do từ động vật lây sang người. Bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người đã khiến 2,4 tỷ người mắc bệnh và 2,2 triệu người tử vong. Trong 2 năm vừa qua [2013-2014], thế giới đã ghi nhận những dịch bệnh nghiêm trọng lây từ động vật H5N1, H7N9, Ebola, và dịch hạch. Những căn bệnh lây lan từ động vật sang người như Ebola và cúm gia cầm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhanh chóng và sâu rộng đến sức khoẻ con người, sinh kế, an ninh lương thực và phát triển kinh tế. Ổ dịch H7N9 ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam nên nguy cơ đối với Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm H7N9 nào. Xử lý ổ dịch H5N1 trên gia cầm cũng là một thành tựu của ngành y tế Việt Nam.

Theo các chuyên gia cao cấp về thú y và y tế, qua các vụ dịch , để phòng ngừa hữu hiệu các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người có thể triển khai sâu rộng các biện pháp trong nhân dân như sau:

Dịch H5N6: còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Tổ chức Nông lương quốc tế [FAO] đang hỗ trợ giám sát cúm gia cầm tại chợ, giám sát các lò giết mổ. Tổ chức Thú y Thế giới đang giám sát chim hoang dã. Chủng vi-rút phân lập gửi Phòng Thí nghiệm quốc tế để giải trình gen.

H7N9: Trong số mẫu Việt Nam đã lấy phân ra làm 4 đợt trên 155 .000 con giam cầm, chưa phát hiện virút H7N9 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chỉ thị các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát cúm gia cầm lây sang người. Đối với người dân, nếu gia cầm ở trong vùng có nguy cơ bị cúm, cần tiến hành tiêm phòng cho đàn gia cầm. Khi phát hiện gia cầm nhiễm bệnh, cần báo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý.

Bệnh xoắn khuẩn trên lợn: tiêm phòng vắc xin, kiểm tra kháng thể huyết thanh, xây dựng cơ sở sạcch bệnh.

Bệnh dại: Số người chết vì bệnh dại năm 2014 đã giảm đi rất nhiều so với năm trước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 triệu con chó. Trong đó nhiều con nuôi thả rông ở khu vực nông thôn, miền núi nên rất khó khăn trong phòng chống dịch, tiêm phòng. Bệnh dại không xuất hiện ở thành phố mà chỉ ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Vì vậy cần tuyên truyền cho bà con hiểu rõ và ngành thú y cần có các đợt tiêm phòng sâu rộng tới các vùng nông thôn và miền núi.

Tiêm phòng dại cho chó là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh dại lây lan cho cộng đồng

Bệnh nhiệt thán: Gần đây xuất hiện ổ dịch ở Mèo Vạc, Hà Giang, do người dân giết gia súc bị bệnh và chia cho bà con trong bản ăn. Do tập quán ăn thịt gia súc chết, bệnh ở người vùng cao khiến họ có thể mắc bệnh lây từ gia súc. Vì vậy cần tuyên truyền để bà con hiểu rõ và không ăn thịt gia súc chết, bệnh.

Bệnh liên cầu lợn: giám sát lâm sàng, không ăn lợn bệnh, tiết canh, sau khi giết mổ phải rửa tay bằng nước sạch là các biện pháp phòng bệnh mà các chuyên gia y tế khuyến cáo tới người dân.

Bệnh tai xanh ở lợn cũng có phần làm gia tăng liên cầu lợn. Vì vậy, khi lợn bị bệnh tai xanh, không được ăn, mà cần có biện pháp phòng ngừa và báo ngay với cơ sở thú y.

Bệnh viêm não virút: Tuy số ca mắc không nhiều nhưng lại gây tử vong và biến chứng nặng. Bệnh truyền từ các động vật như chim, ngựa,.. qua muỗi đốt sang người. Để phòng bệnh, cần diệt muỗi và tiêm phòng viêm não cho trẻ em.

Để phòng ngừa hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người nêu trên, cần tuyên truyền, tiêm vắc xin trên vật nuôi để ngừa dịch bệnh. Các địa phương và cơ quan thú y cũng chủ động trong khâu con giống, khử trùng để phòng nguy cơ dịch bệnh một cách triệt để. Tổ chức chăn nuôi đạt an toàn, tiêm vắc xin định kỳ cơ sở giống. Cục Thú y phối hợp với FAO phòng chống dại, quản lý đàn chó, hướng tới tiêm vắc xin cho 70% đàn chó. Xây dựng 3 phòng xét nghiệm bệnh dại ở tp. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội. Tiêm phòng cho động vật trong vùng dịch bệnh nhiệt thán. Khi phát hiện trâu bò bị bệnh nhiệt thán, không được mổ, không được ăn mà cần báo ngay với cơ quan thú y để giải quyết triệt để. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người sẽ họp thường xuyên, nâng cao năng lực phòng xét nghiệm, và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ NN&PT cùng các địa phương sẽ là biện pháp hữu hiệu trong thời gian tới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự song hành của Tổ chức Nông lương quốc tế [FAO], Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], Tổ chức Thú y Thế giới để xóa bỏ dịch bệnh lây từ động vật sang người, hạn chế sự lây lan của chúng trên bản đồ thế giới.

Ngày 3/2, Hội nghị Một sức khoẻ Quốc gia lần thứ ba: Nguy cơ bệnh truyền nhiễm phát sinh trong mối tương tác con người – động vật – hệ sinh thái tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đồng chủ trì phiên khai mạc. Hội nghị có sự tham gia của bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam; ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; các chuyên gia cao câp ngành thú y và y tế để cùng nêu bật các sáng kiến Một sức khoẻ, đánh giá tiến trình và thành tựu đạt được trong giai đoạn trước song song với những hạn chế và lĩnh vực cần cải thiện, khắc phục.

Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người – động vật – hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả nặng nề và lan rộng đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác. Trong công tác ứng phó với nguy cơ dịch bệnh, Việt Nam đang dần chuyển dịch theo hướng áp dụng phương pháp tiếp cận Một sức khỏe, theo đó hướng tới việc tập hợp các tác nhân liên quan chính từ nhiều ngành và lĩnh vực nhằm xác định các nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh truyền nhiễm, từ đó thực hiện các biện pháp phối hợp phòng ngừa và kiểm soát thống nhất.

Liên Hợp Quốc đã công nhận “Một sức khỏe là thành tựu mới nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến thời điểm này. Tuy nhiên LHQ cũng nhấn mạnh Việt Nam còn cả một chặng đường dài phía trước để trở thành nước dẫn đầu về “Một sức khoẻ” trong khu vực. Trước những hiểm hoạ từ các căn bệnh mới và mới nổi lên, LHQ kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa việc chăm sóc sức khỏe con người, động vật và hệ sinh thái theo khuôn khổ tiếp cận thống nhất “Một sức khoẻ”. Thông qua sáng kiến Một sức khoẻ, LHQ tại Việt Nam sẽ thúc đẩy các cơ chế điều phối quốc gia giữa các lĩnh vực sức khỏe con người và sức khỏe động vật. Thông qua đó góp phần tăng cường năng lực và kỹ năng cho Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế. Chương trình Phát triển LHQ [UNDP], FAO và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đang hỗ trợ các cuộc đối thoại chính sách, phối hợp nhiều bên liên quan và tham vấn giữa các đối tác trong nước và quốc tế. Những nỗ lực của LHQ đã và đang giúp Việt Nam nâng cao năng lực chuẩn bị và phản ứng tốt hơn đối với các bệnh truyền nhiễm từ động vật như cúm H5N1 và H7N9.

Bích Vân


Các phương pháp trị bệnh bằng đường uống là rất cần thiết vì 3 lý do chính sau: [1] Điều trị - điều trị đồng thời bệnh khi bùng phát trong đàn, [2] Phòng ngừa – ngăn ngừa sự hiện diện của bệnh, và [3] Hỗ trợ SUỐT vòng đời của gia cầm. Nhiều loại thuốc dạng nước được cung cấp cho gia cầm để phòng ngừa và/hoặc điều trị bệnh để cải thiện hiệu suất chăn nuôi. Một trong những phương pháp phổ biến để cho gia cầm uống thuốc là qua đường nước uống vì khi bị bệnh, gia cầm sẽ giảm ăn, trong khi cấp thuốc riêng lẻ lại không đem lại nhiều hiệu quả thực tế đối với gia cầm. Thuốc dạng uống có đặc điểm thuận tiện, dễ thao tác và hiệu quả cao.

Đối với thuốc uống, cân chỉnh chính xác liều lượng thuốc cần thiết theo các khuyến cáo của nhà sản xuất là rất quan trọng để đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu. Nếu nồng độ thuốc ít hơn nồng độ yêu cầu, nó sẽ không đem lại hiệu quả. Ngược lại, quá liều có thể gây hại cho vật nuôi và gây lãng phí.

Các nhà sản xuất thuốc cho gia cầm thường xuyên ghi rõ liều dùng khuyến cáo trên nhãn sản phẩm, thường sẽ được ghi chú số đơn vị thuốc cần dùng trên mỗi thể tích nước uống [gam hoặc ml trên 1 lít nước/ gam hoặc ml trên 1kg thể trọng]

Việc tính toán liều lượng thuốc dựa trên đơn vị khối lượng nước uống là một phương pháp dễ dàng và thuận tiện nhưng độ chính xác không cao [đặc biệt là những dòng thuốc kháng vi sinh vật] vì có sự khác biệt đáng kể về lượng nước tiêu thụ giữ các đàn gia cầm cùng loại và thể trọng trung bình của từng đàn. Những thay đổi trong tiêu thụ nước ảnh hưởng đến tổng lượng thuốc được tiêu thụ hàng ngày bởi đàn gà. Giả sử rằng hai đàn gà tây thương phẩm, mỗi đàn có 10,000 con và bình quân thể trọng tương đương nhau, được cho uống cùng một loại thuốc với liều dùng 0,5 GRam trên 1 lít nước uống. Có thể có sự khách biệt về lượng thuốc tiêu thụ hàng ngày của mỗi đàn do sự khác biệt về lượng nước tiêu thụ. [Bảng 1]

Ảnh hưởng của việc tiêu thụ nước đến liều lượng của một loại thuốc dạng nước với liều 0,5mg/lít

Đàn A

Đàn B

Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày [lít]

2,200

2,800

Lượng thuốc cấp mỗi ngày [gam]

1,100

1,400

Liều dùng trung bình/con [gam]

0.11

0.14

Sự khác biệt khoảng 20% về lượng thuốc được tiêu thụ mỗi ngày bởi đàn A và đàn B. Dù mỗi đàn có bình quân thể trọng như nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ ở gia cầm như nhiệt độ môi trường, thể trọng, lượng thức ăn vào, chất lượng nước và sức khỏe chung của cả đàn. Mỗi đơn vị chăn nuôi gia cầm đều biết rằng nhiệt độ môi trường có tác động rõ ràng nhất tới tổng lượng nước tiêu thụ. Ngoài ra, khi thể trọng tăng, lượng nước tiêu thụ trên một đơn vị thể trọng thực có thể giảm. Vì vậy, nếu chúng ta tính toán liều dùng dựa trên số gam thuốc trên một lít nước uống, thì gà con 12 tuần tuổi có thể nhân được ít thuốc trên một kg thể trọng hơn gà con 5 tuần tuổi [vì gà 12 tuần tuổi tiêu thụ ít nước hơn cho mỗi kg trọng lượng cơ thể].

Phương pháp tốt nhất và chính xác nhất để xác định liều lượng của thuốc cần dùng là tính toán dựa trên cơ sở mg/ml thuốc cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Để thực tính toán như vậy, kỹ thuật viên phải biết đến hai biến số: [1] liều lượng thuốc cần dùng cho mỗi kg thể trọng; [2] lượng nước tiêu thụ hàng ngày của đàn gia cầm cần điều trị. Các nhà chăn nuôi không khó để xác định mức tiêu thụ nước hàng ngày cho tổng đàn của mình. Bác sỹ thú y sẽ cung cấp cho họ liều dùng khuyến cáo thích hợp trên mỗi kg thể trọng.

Trong quản lý điều trị qua đường uống, cần phải xem xét kỹ lưỡng các điểm sau:

  • Bất cứ khi nào có thể, hãy tính toán liều dùng chính xác dựa trên bình quân thể trọng của gia cầm trong đàn cần điều trị
  • Trộn thuốc với nước thật kỹ và đảm bảo thuốc đi vào và vẫn còn trong dung dịch
  • Nếu sử dụng máy đo nước tự động [máy cấp thuốc], hãy chắc rằng nó đang hoạt động và cân chỉnh liều chính xác
  • Nếu có thể, hãy tắt nguồn cung cấp nước cho toàn chuồng, làm sạch đường nước, rửa sạch các núm uống, sau đó cung cấp cho toàn đoàn nước đã pha dung dịch thuốc.
  • Cần biết rõ về độ cứng và pH của nước uống vì hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số thuốc
  • Chuẩn bị dung dịch nước thuốc mới mỗi 24 giờ. Nếu sử dụng dụng cụ chia thuốc, làm sạch hộp chứa dung dịch cũ trước khi chuẩn bị dung dịch mới.
  • Chờ 72 giờ trước khi đưa ra bất kỳ phán đoán nào về lịch lợi ích của thuốc trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Nếu đàn cho thấy được sự cải thiện sự cả tiện, thì hoàn thành nên tham khảo quá trình điều trị theo quy định trên nhãn thuốc hoặc theo khuyến cáo của bác sỹ thú y là vô cùng quan trọng.
  • Luôn nhớ rằng điều trị không thể nào thay thế được vai trò của quản lý tốt và các công tác an toàn sinh học.

Searup được sử dụng khi có sự tấn công của virus lên gia cầm và các phản hồi tích xực của các bác sỹ thú y và & kỹ thuật viên.

Trong chăn nuôi gia cầm, sự bùng phát virus làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất chăn nuôi và kinh tế. Tất cả các loại gia cầm đều có thể bị ảnh hưởng trong suốt vòng đời của chúng. Nhiễm virus có thể “mở cửa” cho các viêm nhiễm thứ phát khác từ vi khuẩn và ký sinh trùng… Các loại virus thường gặp trên gia cầm như Cúm Newcastle [NDV], Gumboro [IBDV], viêm phế quản truyền nhiễm [IBV], Marek [MDV].

            Dấu hiệu đầu tiêu khi gia cầm gặp phải sự tấn công của virus là giảm sản lượng trứng, tăng trưởng kém, tỷ lệ chết cao… Những dấu hiệu này thường là do giảm lượng thức ăn ăn vào dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cấp dinh dưỡng dẫn tới việc gia cầm dừng các “hoạt động sinh học” như đẻ trứng, phát triển…

            Để xác định và xác nhận một số cuộc tấn công của virus, cách phổ biến nhất là xét nghiệm huyết thanh học như ví dụ cho gà đẻ: một ngày sau khi chuyển chuồng [khoảng 18 – 19 tuần tuổi], xét nghiệm một lần khi có dấu hiệu đầu tiên và một lần trong khoảng 3 – 4 tuần sau đó. Một xét nghiệm khác để xác định virus là dùng phương pháp PCR để định danh virus và định lượng chuỗi DNA hoặc RNA của chúng.

            Bảo vệ chống lại virus ở gia cầm bao gồm các cơ chế miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng của cơ thể. Miễn dịch bẩm sinh chủ yếu được hình thành bởi các tế bào NK, bạch cầu hạt, đại thực bào và các chất tiết ra từ chúng như oxit nitric và các loại cytokines khác nhau. Miễn dịch bẩm sinh này rất quan trọng ở giai đầu khi virus tấn công. Để hỗ trợ gia cầm trong giai đoạn này, các phương pháp mới đã được sử dụng như các sản phẩm dinh dưỡng từ các chiết xuất từ của thực vật hoặc tảo biển.

 Tảo biển, nguồn sinh chất quý giá từ đại dương

Đại tảo biển, hoặc rong biển, là những tế bào có nhân và các nội bào quan, được chia thành ba nhóm khác nhau: xanh, đỏ và nâu. Nghiên cứu kỹ các chức năng vĩ mô cho thấy các hoạt động sinh học mới bao gồm khả năng chống virus, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Tất cả trong số chúng có thể giúp gia cầm chống chọi với các điều kiện vệ sinh khác nhau. Thực vật, thành tế bào của các tảo xanh, đỏ và nâu chứa một lượng lớn các polysaccharide được sulfate hóa, được đặt tên lần lược là Ulvan, Fucoidans và Carrageenans, chiếm từ 4% đến 76% tổng trọng lượng khô của rong biển [Holdt và ctv, 2011]. Tính đặc hiệu của các polysaccharide từ tảo [MSP®] này nằm trong sự phức tạp của các cấu trúc của chúng. MSP® là các chuỗi polysaccharide phân nhánh, trái ngược hoàn toàn với chuỗi polysaccharide thẳng như cellulose chỉ tồn tại một liên kết duy nhất giữa các phân tử đường. Ngoài ra, MSP® cũng chứa nhiều đơn vị đường hiếm khác nhau như [xylose, rhamnose], không giống như homo-polysaccharide có trong tinh bột chỉ bao gồm các đơn vị đường gluco. Cuối cùng, các loại đường này có thể được sulfat hóa, tạo ra phản ứng đặc biệt. Toàn bộ các tham số này cho thấy sự tương đồng về kiểu gen với các polysaccharide với động vật như heparin, điều này giải thích các đặc tính sinh học độc đáo của MSP®. Về khả năng phản ứng của MSP®, nhờ vào các đặc tính sinh học của chúng, thay đổi đa dạng tùy theo từng loại đường và các liên kết mà chúng mang, mức độ sulfate hóa và cũng như là khối lượng phân tử. Do đó, một số MSP® với các hoạt động sinh học khác nhau có thể được tìm thấy ở tảo biển. Chiết xuất đặc biệt của chúng là chìa khóa để đảm bảo tác động trên động vật.

Đánh giá tác dụng điều hòa miễn dịch của chiết xuất tảo biển in vitro

Một số các polysaccharide này có thể được chiết xuất và thanh lọc làm tinh khiết nhờ vào đặc tính điều hòa miễn dịch của chúng. Tập đoàn Olmix đã nghiên cứu các chất chiết xuất này và hoạt động điều hòa miễn dịch của MSP®IMMUNITY [chiết xuất từ tảo xanh lục Ulva sp] lần đầu tiên được chứng minh trên các tế bào biểu mô ruột heo in vitro [Berri và ctv, 2016]. MSP®®IMMUNITY kích hoạt biểu hiện của một số cytokines liên quan đến việc kích hoạt, tập hợp và di chuyển của các tế bào NK, cũng như các đại thực bào [liên quan tới cơ chế bảo vệ chống lại sự tấn công của virus], và có thể tạo thành một tác nhân kích thích tiềm năng để cải thiện cả khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng.

Trong khung khuôn khổ quản lý sức khỏe vật nuôi ở các trang trại, Olmix phát triển một sản phẩm có tên là Searup chứa các thành phần như MSP®IMMUNITY, vitamins [B-complex, A, D3…], amino axit và các axit béo, đáp ứng hoàn hảo các thách thức đặt ra ở trại. Searup được cho uống trong suốt 3-5 ngày ở liều 1ml/10kg thể trọng hoặc 1 viên sủi Searup Spark 80g/1000 lít nước uống. Các nhà chăn nuôi đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ tử vong giảm và cải thiện tính đồng đều của toàn đàn.

Nhiều bác sỹ thú y đã sử dụng Searup trong các thời gian dịch bệnh khác nhau ở các trại chăn nuôi gia cầm.

Sử dụng Searup ở trại chăn nuôi vịt của BSTY Olivier Mathiaud [BSTY gia cầm ở Britany, Pháp]

Trong chăn nuôi vịt, chúng ta phải đối mặt với nhiều loại virus khác nhau như parvovirus, reovirus và herpesvirus. Những bệnh này gây tốn kém rất nhiều cho các chủ nuôi và trong đa số các trường hợp, gia cầm sẽ bị nhiễm trùng thứ cấp với các vi khuẩn như E. coli. Chúng tôi quyết định sử dụng Searup ngay khi gia cầm có những biểu hiện lâm sàng đầu tiên và không đợi cho các ca tử vong xuất hiện; nếu nông dân ghi nhận lượng thức ăn tiêu thụ giảm, FCR tăng cao, các dấu hiệu hô hấp hoặc lơ ngơ; chúng tôi bắt đầu quy trình sử dụng Searup liên tục trong 5 ngày với 1 viên sủi 80g cho 1000 lít nước uống. Sử dụng Searup khi đàn vịt bị virus tấn công, chúng tôi có thể ghi nhận được việc giảm sử dụng kháng sinh bằng cách giảm các trường hợp viêm nhiễm thứ cấp, và giảm các ca tử vong trên toàn đàn. Điều quan trọng nhất đối với nông dân của chúng tôi là có thể định lượng được tác dụng của Searup. Hầu hết thời gian, nông ngân dân đã có thể đo lường sự gia tăng của lượng thức ăn ăn vào và các phản ứng tốt từ vịt, chúng hoạt động nhiều hơn và quan trọng hơn, tỷ lệ tử vong hầu như không có. Những nông dân này luôn có một hộp Searup khi bắt đầu nuôi đàn mới và ngăn ngừa các hậu quả của virus.

 Sử dụng Searup ở trại gà đẻ của BSTY Benoit Quero [BSTY gia cầm ở Britany, Pháp]:

 “Ở các giai đoạn gà đẻ trứng cao nhất, chúng tôi thường xuyên ghi nhận sự sụt giảm sản lượng trứng do nghi ngờ có virus tấn công. Không thường có các cuộc phân tích tổng thể ngay cả khi có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng corona virus có thể là nguyên do cho sự sụt giảm này và điều này phớt lờ tầm quan trọng của chương trình vaccine ngừa viêm phế quản truyền nhiễm trong sản xuất gà con.

Sản lượng trứng giảm ít hay nhiều cũng nguy hiểm đặc biệt là khi chúng xảy ra khi gà mái bắt đầu chu trình đẻ trứng.

Sản lượng trứng giảm đôi khi còn đi kèm với giảm chất lượng vỏ trứng là một cảnh báo. Trong những trường hợp này, tôi khuyến cáo nên dùng Searup ở liều gấp đôi nghĩa là 2 viên sủi Searup spark 80g cho 1000 lít nước uống dùng liên tục trong 2-3 ngày.

Tác giả:   

BSTY. Lương Tấn Phát, Quản lý kỹ thuật Đông Nam Á, Tập đoàn Olmix

Bà Frédérick BUSSY, Chuyên gia sản phẩm Algo-ceutical, Tập đoàn Olmix

BSTY. Trần Trọng Giáo, Quản lý sản phẩm Algo-ceutical Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề