Cách chưng tắc trị ho cho bé

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho do cảm lạnh có độ an toàn cao, lành tính và được sử dụng rộng rãi. Do tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên cách chữa này ít gây kích ứng và có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, bà bầu và người có cơ địa nhạy cảm.

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bà bầu

Tắc chưng đường phèn là mẹo chữa ho quen thuộc và được áp dụng rộng rãi. Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ thường dễ bị cảm lạnh và ho khan, ho có đờm. Để dứt cơn ho, làm giảm một số triệu chứng đi kèm và nâng cao thể trạng, các bậc phụ huynh thường chưng tắc cùng với đường phèn cho trẻ uống.

Sở dĩ, mẹo chữa này được áp dụng phổ biến là do cả đường phèn và tắc đều có dược tính mạnh, giúp đẩy lùi cơn ho, giảm đau họng và nâng cao hệ miễn dịch.

Quả tắc [quất] có vị chua, tính ấm, tác dụng long đờm, giải cảm và nhuận phế
  • Quả tắc [quất]: Theo Đông Y, quất có vị chua, mùi thơm, tính ấm, tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và giải cảm. Bên cạnh đó quả tắc còn chứa hàm lượng vitamin C cao cùng với các khoáng chất và thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Các thành phần dinh dưỡng trong loại quả này giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ hoạt động của hệ miễn.
  • Đường phèn: Đường phèn là loại đường được chế biến từ đường mía, củ cải đường hoặc thốt nốt. Đường phèn có vị thanh hơn đường mía, đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt, trị ho và viêm họng.

Kết hợp tắc với đường phèn có thể làm giảm chứng ho khan, ho có đờm ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Bên cạnh tác dụng giảm ho, mẹo chữa này còn cải thiện tình trạng đau họng, khan tiếng đồng thời tăng cường miễn dịch và hỗ trợ ức chế virus gây cảm lạnh.

Ngoài ra để tăng tác dụng điều trị, nhân dân còn bổ sung một số nguyên liệu khác như mật ong, gừng vào mẹo chữa này.

Dùng tắc chưng đường phèn trị ho là mẹo chữa lành tính, an toàn và ít gây kích ứng. Hơn nữa mẹo chữa này tận dụng dược tính kháng khuẩn, tiêu đờm và giảm viêm của nguyên liệu thiên nhiên nên không gây ra hiện tượng “lờn thuốc” như sử dụng kháng sinh.

Hấp tắc và đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó để nguội và chắt nước cho trẻ uống

Để giảm ho cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bạn có thể thực hiện tắc chưng đường phèn theo các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Vài trái tắc tươi và 1 ít đường phèn
  • Có thể thêm 2 thìa mật ong và 1 ít gừng xắt sợi [chỉ áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi]

Thực hiện:

  • Ngâm rửa tắc với nước muối trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
  • Cắt đôi quả tắc và cho vào chén, giã đường phèn rồi cho vào cùng với mật ong và gừng [nếu có]
  • Đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì lấy ra, để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống
  • Cho trẻ sử dụng 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày liên tục

Nếu dùng cho trẻ lớn và người trưởng thành, bạn có thể tăng số lượng tắc và đường phèn. Sau đó đun trực tiếp trong nồi với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh là được. Để nguội bớt rồi cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần.

Làm tắc chưng như thế cũng rất tốt trong việc trị ho cho bà bầu, tránh sử dụng đến thuốc tây.

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho an toàn, ít gây kích ứng và dễ thực hiện. Mẹo chữa này gần như không gây ra tác dụng phụ nên có thể dùng cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tuy nhiên bạn cần tránh cho trẻ sơ sinh dùng tắc chưng đường phèn. Không giống với người lớn, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và hoạt động tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ dùng mẹo chữa này, trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,… Do đó chỉ nên áp dụng cách chữa trị ho bằng tắc chưng đường phèn cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Cho trẻ sơ sinh dùng tắc chưng đường phèn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên vệ sinh mũi và rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên. Nếu tình trạng không thuyên giảm, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các biện pháp điều trị. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các mẹo chữa dân gian cho trẻ.

Chưng tắc cùng với đường phèn có thể làm tăng tác dụng chữa ho, giảm đau họng và cải thiện một số triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên để tránh rủi ro khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị ho kèm thở khò khè và khó thở
  • Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ áp dụng các mẹo chữa dân gian.
  • Trong thời gian bị ho, nên giữ ấm cơ thể cho bé, vệ sinh mũi thường xuyên và cho trẻ uống đủ nước để làm loãng dịch đờm.
  • Với những trẻ còn bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú đều đặn. Ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân có hại và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
  • Nên vệ sinh lưỡi và mũi cho trẻ thường xuyên. Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ho và thở khò khè do nguyên nhân sinh lý.
  • Vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ các yếu tố kích thích như nấm mốc, bụi bẩn, côn trùng, phấn hoa và lông chó mèo.
  • Chủ động đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè.

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến. Mặc dù có độ an toàn cao và ít gây kích ứng, tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với trẻ sơ sinh, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm: 7 Cách chữa ho bằng quả quất giúp cắt đứt cơn ho nhanh chóng

ÁNH NHIÊN [THEO HEALTHLINE]   -   Thứ sáu, 21/01/2022 10:30 [GMT+7]

Lê là loại quả quen thuộc và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trị ho từ quả lê là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số cách chưng lê có thể giúp trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Lê, kỷ tử, táo tàu và đường phèn

Lê, kỷ tử, táo tàu và đường phèn đều là những nguyên liệu dễ tìm và được sử dụng nhiều trong các phương thuốc Đông y. Sự kết hợp giữa 4 nguyên liệu này rất tốt cho đường hô hấp của trẻ nhỏ và giúp trẻ xua tan cơn ho hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 quả lê đã rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn; 1 thìa canh kỷ tử; 1-2 thìa canh đường phèn; 8 quả táo tàu khô. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi rồi thêm 1 cốc rưỡi nước và nấu với lửa lớn. Khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ và nấu thêm khoảng 15-20 phút rồi để nguội và cho bé dùng.

Lê chưng mật ong là một trong những cách trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ. Đồ họa: A.N

Lê và mật ong

Mật ong và lê đều là những nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị ho. Ngoài tác dụng chữa ho, sự kết hợp giữa lê và mật ong còn có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng từ đó giúp giảm viêm, giảm khàn tiếng.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả lê đã gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt lê thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi cho lê vào thố hoặc chén có nắp đậy, thêm 3 thìa canh mật ong vào và đem chưng cách thủy trong khoảng 15-20 phút, để nguội và cho bé dùng.

Lê, gừng và đường phèn

Sự kết hợp giữa lê, gừng và đường phèn được xem là bài thuốc trị ho rất hiệu quả. Gừng là thảo dược có tính ấm, nóng rất tốt cho các bệnh về đường hô hấp như ho gió, ho khan và ho có đờm.

Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi đập dập và cắt thành từng miếng nhỏ. Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn, cho cả 2 nguyên liệu vừa chuẩn bị vào thố và thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 20 phút, cuối cùng là để nguội và cho bé dùng.

Video liên quan

Chủ Đề