Cách giao tiếp với họ hàng

Cập nhật: 2022-04-08 16:13:57

Dưới đây là những cách mà bạn có thể giao tiếp hằng ngày hiệu quả và giúp bạn có được sự tự tin trong giao tiếp.

1. Giao tiếp với người lớn tuổi

Với một người lớn tuổi không thân thiết hoặc người lạ, sự kính trọng là yếu tố hàng đầu trong quá trình giao tiếp với họ. Đối với bất kỳ người lớn tuổi nào, bạn cũng cần phải dành cho họ sự kính trọng, lễ độ. Nhiều bạn trẻ có tật rất xấu là với người lớn tuổi làm những nghề quét rác, lao công, bán hàng rong…họ đều có thái độ cộc cằn, xem thường trong xưng hô cũng như trong đãi ngộ.

Hãy ghi nhớ nguyên tắc là trong xã hội của chúng ta, chỉ có người lớn tuổi và người nhỏ tuổi, chứ không phân biệt họ giàu hay nghèo, sang hay hèn mà bạn đãi ngộ khác biệt. Với người lớn tuổi đã thân quen, bạn có thể thêm một vài "gia vị" hài hước, quan tâm trong câu chuyện của mình. Người lớn tuổi thích được khen, và được người nhỏ tuổi hơn mình nhiều khen là điều họ thích thú, vì vậy đừng ngại trao cho họ vài lời khen nho nhỏ [dĩ nhiên việc khen này phải thực tế, đừng khen cái mà họ không có].

2. Giao tiếp với đồng nghiệp


Việc bạn có giao tiếp tốt với đồng nghiệp hay không chính là điều quyết định xem mối quan hệ của hai người có ổn thỏa hay không. Đồng nghiệp là một trong những đối tượng tiếp xúc với bạn nhiều nhưng có thể không thân vì mối quan hệ của hai người chỉ xoay quanh công việc. Tuy nhiên bạn nên có một mối quan hệ thân thiết với một đồng nghiệp nào đó để có thể chia sẻ với họ về công việc mà bạn đang làm một cách thoải mái hơn. Muốn kết thân với một đồng nghiệp dễ mến rất đơn giản, chỉ cần sự chân thành của bạn. Hãy trò chuyện với người đó nhiều hơn, nhờ họ giúp đỡ việc gì đó sau đó mời đi uống nước “trả ơn”… Lưu ý là bạn nên lựa chọn người để kết thân phù hợp, đừng thân thiết với người khác biệt tính tình, quan điểm sống, người hay lợi dụng… Đối với đồng nghiệp mà bạn không thích, bạn cũng nên tránh xung đột. Và công bằng với họ, khi đánh giá công việc hoặc trao đổi các vấn đề liên quan, hãy nhìn nhận họ một cách công bằng. Không nên xúi giục các đồng nghiệp khác hùa vào chống đối họ.


3. Giao tiếp với cấp trên


Không ít các tiểu phẩm hài, các truyện ngắn, phim truyện…có đề tài châm biếm sự nịnh bợ của nhân viên với cấp trên và muôn vàn góc khuất khác trong mối quan hệ này. Nhiều người trước đây còn quan niệm nếu bạn không có tài ăn nói, không khéo nịnh bợ, “giao tiếp” với sếp thì khó mà lấy lòng để thăng tiến. Điều này chưa bao giờ đúng ở các doanh nghiệp hiện đại. Khả năng thực sự bao giờ cũng được đánh giá cao hơn các thủ đoạn nịnh bợ để leo lên cao. Dù vậy thì việc giao tiếp không tốt với sếp cũng không phải là một điều hay ho. Hãy làm tốt công việc của bạn, không ngừng học hỏi, thừa nhận khuyết điểm và thẳng thắn góp ý với sếp nếu cấp trên của bạn làm sai điều gì. Nên gặp riêng góp ý hoặc gửi e-mail, đừng phê phán cấp trên công khai vì chẳng ai muốn cấp dưới của mình làm bẽ mặt ở chốn đông người như thế. Không ngại đảm nhận những nhiệm vụ ngoài công việc của mình nếu công ty cần, và chủ động hoàn thành mọi việc mà không cần nhắc nhở… bạn sẽ được lòng sếp cùng đồng nghiệp hơn.

4. Giao tiếp với người lạ khác phái

Việc giao tiếp với người lạ là khó khăn của không ít người, và giao tiếp với người khác giới càng khó hơn. Nhiều người khi gặp người lạ khác giới là cứ đỏ bừng mặt, xấu hổ không biết cư xử sao cho phải phép. Thực tế, bạn chỉ cần một chút tự tin và tuân theo các nguyên tắc: – Chú ý cách ăn mặc: Các cô gái ăn mặc quá hở hang sẽ bị người đối diện coi thường, còn các chàng trai ăn mặc lỗi thời, thiếu nghiêm túc cũng không được coi trọng. – Để mọi việc tự nhiên: Chẳng việc gì bạn phải gồng người nín thở hay cố tỏ vẻ thân thiện, dễ mến cả. Hãy cứ bình thường như bạn đang gặp một người bạn cũ. – Nở nụ cười: Nếu họ nhìn bạn, hãy nở một nụ cười như thể bạn thấy họ đáng yêu, dễ mến. Nụ cười khiến bạn lấy lại tinh thần và tự tin hơn trước người lạ. – Không nói chuyện quá nhiều về bản thân, các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, tật xấu của người khác…Hãy trò chuyện về các chủ đề như phim truyền hình, câu chuyện về địa phương, vùng miền hoặc nơi sinh sống của hai người…

Nói tóm lại, thân thiện nhưng không tỏ ra thân thiết với người lạ mới gặp lần đầu.

Sưu Tầm - www.officesaigon.vn - Dịch vụ tư vấn văn phòng cho thuê chuyên nghiệp.

>> Nếu quý khách co nhu cầu thuê văn phòng tại quận 1, văn phòng tại trung tâm quận 3, văn phòng cho thuê ở quận 4... Hãy liên hệ Hotline Office Saigon: 0987 110011 để được tư vấn miễ phí. Chúng tối cam kết sẽ hỗ trợ tận tình, cung cấp những sản phẩm với dịch vụ chuyên nghiệp và giá thuê tốt nhất thị trường.

✍ Có thể bạn quan tâm những bài viết về chuyên mục chuyện nơi công sở sau đây:

• Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm thế nào?

• Cách đối phó với 6 kiểu đồng nghiệp "khó ưa"

• Tránh hiểu lầm sếp và đồng nghiệp

• Bạn đã biết cách nhận diện tính cách và ứng xử với cấp trên theo DISC?

• Làm sao lãnh đủ 100% BHXH và bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc?

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.

Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086


Email: - Website: www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại //www.officesaigon.vn/ky-gui.htm

Nếu bạn chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều [đảm bảo là họ đã ngủ trưa xong], 10 giờ sáng [đảm bảo họ đã thức giấc]. Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm

1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là lúc họ rảnh rỗi nhất [và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc].

Nếu bạn chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều [đảm bảo là họ đã ngủ trưa xong], 10 giờ sáng [đảm bảo họ đã thức giấc]. Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề này nhé.

Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày trong tuần. Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ. Ở ngày thường, họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có ý nghĩa với họ.

2. Mua quà gì tới?

Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món quà gì đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp bánh, hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… tùy theo tính cách , sở thích của người đó , Giá trị vật chất không lớn nhưng bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.Món quà là một nghệ thuật giao tiếp quan trọng mà bạn không nên bỏ qua .

Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của bạn: bạn sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…

3. Thăm hỏi bao lâu?

Bạn đừng nghĩ thăm hỏi thì càng lâu càng tốt. Nhiều người sẽ bận bịu vào thời điểm bạn đến thăm, hoặc họ không được khỏe nên không thể tiếp chuyện lâu được. Hãy biết xem xét thái độ của họ. Nếu họ cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ hoặc báo trước với bạn là có bạn bè của họ đến chơi…, hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.

Thời gian thăm hỏi thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu người lớn tuổi muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, hãy mua ít hoa quả tới và tới trước giờ ăn khoảng 30 phút để giúp họ chuẩn bị bữa ăn.

4. Nói chuyện gì đây?

Nhiều bạn thắc mắc không biết sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, mối quan tâm… Vì vậy, chỉ ngồi uống nước một lát là bạn đã thấy “không có chuyện gì để nói”. Với người lớn tuổi, hãy nói chuyện về các chủ đề:

– Hỏi thăm sức khỏe

– Hỏi thăm các thành viên trong gia đình , ví dụ như về con cháu họ trong mùa tuyển sinh , về trường đào tạo mà con cháu họ theo học …

– Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập thể dục không, …]

– Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi quen biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan tâm của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.

– Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện thời trẻ của họ , các chương trình từ thiện mà họ đã tham gia … bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.

– Hỏi ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe nói rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”

Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí , tư duy ra sao thì hãy hỏi thăm họ là chính. Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.

Đừng e ngại khi phải đến thăm người lớn tuổi: nói chuyện với họ không nhàm chán như bạn tưởng đâu. Hãy tập cho mình sự lễ phép và biết cách quan tâm người khác và rèn luyện nghệ thuật giao tiếp cho mình nhé !

Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn [ www.trandinhtuan.edu.vn ]

Sáng lập và Điều hành Trung Tâm Tư Vấn và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa [www.cuocsongdungnghia.com ]

Video liên quan

Chủ Đề