Cách tính dòng ngân lưu


Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu [dòng tiền vào] và thực chi [dòng tiền ra] của dự án tính theo từng năm. Trong phân tích tài chính dự án, sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án. Trong báo cáo ngân lưu tài chính cần phải thực hiện theo hai quan điểm: 1. Quan điểm Tổng Đầu tư [hoặc Ngân hàng] và 2. Quan điểm Chủ sở hữu [hoặc Vốn cổ đông].

Mục đích của Quan điểm Tổng Đầu tư là “xác định sức mạnh mức độ vững mạnh tổng thể của dự án. Trên thực tế, không thể thấy rõ tính phù hợp và nhu cầu cần phải phân biệt hai quan điểm này trong quá trình chọn lựa dự án. Tức là, trong hoàn cảnh nào thì ta sẽ chọn sử dụng giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư [TIP] thay vì giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo Quan điểm Vốn cổ đông [EPV]?


1. Hiện giá thuần [NPV - Net Present Value]
a. Khái niệm Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng tiền ra trong suốt vòng đời dự án. Nó chính là hiện giá của dòng ngân lưu ròng. NPV là chỉ tiêu được sử dụng phổ viến nhất trong thẩm định tài chính dự án và là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá dự án.

b. Ý nghĩa:

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư khi quy các dòng tiền về thời điểm hiện tại [0]. -  NPV > 0 => Có nghĩa là dự án có lãi tính theo giá trị hiện tại. - NPV < 0 => Dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu [lỗ]. - NPV = 0 => Dự án có thể xem xét lại, bằng cách bổ sung thêm những yếu tố cần thiết có tính thuyết phục để được tiến hành triển khai dự án hay hủy bỏ dự án. NPV chỉ mang ý nghĩa tượng trưng về mặt tài chính, trong thực tế có nhiều dự án phức tạp hơn nhiều, chẳng hạn các dự án xã hội, môi trường, xóa đói giảm nghèo...Tùy theo bình diện tổng thể của một dự án mà nhà đầu tư phải nghiên cứu giữa lợi ích trước mắt hay lợi ích lâu dài, hay nói rỏ hơn là nhiều khi các dự án không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà dự án đó còn có ý nghĩa của một cộng đồng dân cư hay quốc gia dân tộc.

c. Công thức


\[NPV=-{{C}_{0}}+\sum\limits_{j=0}^{n}{\frac{{{B}_{j}}-{{C}_{j}}}{{{[1+i]}^{j}}}}\] Trong đó:

- Bj : Là dòng tiền vào

- Cj : Là dòng tiền ra

- Cₒ:  Là vốn đầu tư ban đầu

- n: Vòng đời [thời gian thực hiện dự án]

- i: Lãi suất tính toán

Nếu ký hiệu: Bj - Cj = CFj thì công thức trên sẻ là:

\[NPV=-{{C}_{0}}+\sum\limits_{j=0}^{n}{\frac{C{{F}_{j}}}{{{[1+i]}^{j}}}}\]

Ví dụ 1: Dự án có tuổi thọ 5 năm và báo cáo ngân lưu như sau:


Với lãi suất tính toán là 12% [hay còn được gọi là lãi suất chiết khấu], ta có kết quả theo tính toán như sau: * Tính theo cách 1: - Hiện giá dòng tiền vào [Pi], có nghĩa là quy các dòng tiền vào ở các khoảng thời gian khác nhau về giá trị hiện tại. - Giá trị hiện tại của một khoản tiền sẽ nhận trong tương lai [t=n] là giá trị tương đương của khoản tiền đó vào thời điểm hiện tại [t=0] .

\[Pi=\frac{100}{{{[1+0,12]}^{1}}}+\frac{140}{{{[1+0,12]}^{2}}}+\frac{180}
{{{[1+0,12]}^{3}}}+\frac{210}{{{[1+0,12]}^{4}}}+\frac{270}{{{[1+0,12]}^{5}}}=615,7\]- Hiện giá dòng tiền ra [Po]

\[{{P}_{o}}=\frac{250}{{{[1+0,12]}^{0}}}+\frac{70}{{{[1+0,12]}^{1}}}+\frac{90} {{{[1+0,12]}^{2}}}+\frac{120}{{{[1+0,12]}^{3}}}+\frac{170}{{{[1+0,12]}^{4}}}+\frac{200} {{{[1+0,12]}^{5}}}=691,2\]


NPV = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra = 615,7 - 691.2 = -75,5


Tính theo cách 2:

Hiện giá thuần NPV cũng được tính theo công thức sau: \[NPV=\frac{-250}{{{[1+0,12]}^{0}}}+\frac{30}{{{[1+0,12]}^{1}}}+\frac{50} {{{[1+0,12]}^{2}}}+\frac{60}{{{[1+0,12]}^{3}}}+\frac{40}{{{[1+0,12]}^{4}}}+\frac{70}

{{{[1+0,12]}^{5}}}= -75,5\]NPV < 0 => Dự án không khả thi

d. Ưu và nhược điểm của NPV

* Ưu điểm: - NPV cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được

- NPV dựa trên dòng ngân lưu có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ và quy mô dự án. Do đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì chọn dự án có NPV lớn nhất là hợp lý.

* Khuyết điểm:

- NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu trong tính toán

- NPV chỉ cho biết mức lãi, lỗ thực của dự án nhưng không cho biết tỷ lệ lãi, lỗ trên vốn đầu tư?

- Không thể so sánh hai dự án có tuổi thọ khác nhau.

Chi phí cơ hội của vốn

Chi phí cơ hội của vốn: là lợi ích thay thế lớn nhất mà việc sử dụng nguồn vốn có thể mang lại

Suất chiết khấu: Ước tính dựa trên chi phí cơ hội của vốn đầu tư, bằng cách xem suất sinh lời của các dự án tương đương có cùng rủi ro.

2. Lãi suất đơn, lãi suất kép

* Lãi đơn [simple interest]: lãi chỉ được tính trên khoản đầu tư ban đầu

Giá trị tương lai [future value] của khoản đầu tư PV sau n năm, với lãi suất đơn r là: FV= PV[1 + n*r]

* Lãi tích hợp [lãi kép, compound interest]: mỗi khoản thanh toán được tái đầu tư để hưởng lãi trong những thời kỳ kế tiếp.

Giá trị tương lai [future value] của khoản đầu tư PV sau n năm, với lãi suất tích hợp r là:

 FV= PV[1 + r]ⁿ

* Lãi tích hợp theo nhiều kỳ trong năm: khoản đầu tư PV với lãi suất r mỗi năm và được tích hợp m lần một năm thì cuối năm sẽ đạt giá trị FV = PV[1+r/m]ᵐ

3. Lãi kép với kỳ tính lãi khác nhau

* Khoản đầu tư 1 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm, suất sinh lợi 10%/năm.

Công thức tổng quát: Khoản đầu tư P, kỳ hạn n năm, suất sinh lợi r, m kỳ trả lãi/1năm:

FVn = P*[1+r/m]ⁿˣᵐ

Các định nghĩa lãi suất

- Lãi suất danh nghĩa [Nominal Rate]: Lãi suất được công bố ,niêm yết, hay được thể hiện trong các hợp đồng vay vốn, giử tiền.

Ví dụ: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12%.

- Lãi suất thực [Real Rate]: Lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh lạm phát, giả sử 4%.

Ví dụ:

r

=

1=i

=

1+12%

-          1

  =  7,69%

1+π

1+4%

-  Lãi suất hiệu dụng: Lãi suất được điều chỉnh bởi phương thức trả lãi.

Ví dụ: Ghép lãi định kỳ hàng tháng

iₑ = [i/12]¹² - 1 = [12%/12]¹² - 1 = 12,68%



4. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Lạm phát dự kiến càng cao, nhà đầu tư càng đòi hỏi suất sinh lời lớn hơn

[1+r] = [1+i][1+rt] => Irving FISHER [1930]

Lời Kết

Hiện giá [PV] = C₁/[1+r]

Hiện giá ròng là hiện giá cộng với ngân lưu tức thời:

Công thức ngân lưu chiết khấu [Discounted Cash Flow – DCF]. Tổng thể:

\[PV=\sum{\frac{{{C}_{t}}}{{{[1+{{r}_{t}}]}^{t}}}}\]

Hiện giá ròng [NPV] = C₀ + C₁/[1+r]

- C₀ có giá trị âm nếu ngân lưu tức thời là một khoản vốn đầu tư, nghĩa là nếu đó là một ngân lưu chi ra.

- Suất chiết khấu [r] được xác định bằng suất sinh lợi thịnh hành trên thị trường vốn

Mục đích của Báo cáo ngân lưu là gì? Báo cáo ngân lưu tổng kết dòng tiền của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh, nó giải thích nguồn cung cấp tiền cho doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp sử dụng tiền ra sao trong kỳ. Có sự khác biệt rõ ràng giữa Báo cáo thu nhập và Báo cáo ngân lưu. Báo cáo thu nhập cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp trong 1 chu kỳ kinh doanh và lãi ròng là chỉ tiêu tốt nhất mà nhà kế toán có thể đưa ra để cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo thu nhập cho thấy chi tiết phần lợi nhuận giữ lại của vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối thay đổi như thế nào trong kỳ.

Ở khía cạnh khác, Báo cáo ngân lưu cho ta thấy Tài khoản Tiền và các khoản tương đương tiền thay đổi như thế nào trong kỳ hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ có ảnh hưởng đến tiền đều được ghi nhận trong Báo cáo ngân lưu. Vì thế, Báo cáo ngân lưu cho ta thấy một cách toàn diện hơn về vị thế tài chính cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp. 

Những người sử dụng các báo cáo tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư và các nhà tài trợ, cần phải biết lưu lượng tiền của doanh nghiệp để có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp trong tương lai để chi trả các khoản nợ cũng như để trả cổ tức. Trong một số trường hợp, phân tích dòng tiền còn cho họ thấy những dấu hiệu về một khủng hoảng tài chính tại doanh nghiệp như trong trường hợp của Home Depot.

Lưu Ý: Báo cáo ngân lưu không phải là 1 báo cáo thay thế cho Báo cáo thu nhập. Trong khi Báo cáo thu nhập ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Báo cáo ngân lưu ghi nhận các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Các thông tin trong Báo cáo thu nhập được dùng để thành lập ra Báo cáo ngân lưu; các thông tin trong Báo cáo ngân lưu cho ta thấy được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Cả hai báo cáo này hổ trợ lẫn nhau để cho chúng ta cái
nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Ngân Lưu Tài Chính Của Dự Án

Theo nguyên tắc kế toán, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng thường được vốn hóa và cộng vào chi phí đầu tư. Khi phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư [cũng như phân tích kinh tế], ta ước tính ngân lưu ròng của dự án [bao gồm cả ngân lưu chủ đầu tư và ngân lưu chủ nợ], trong đó không loại bỏ ngân lưu chi trả lãi vay. Do vậy, chi phí đầu tư không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng. Nói một cách khác, theo quan điểm tổng đầu tư thì ta phân tích trên quan điểm gộp của tất cả những người cấp vốn cho dự án. Khoản chi trả lãi vay là chuyển giao giữa những đối tượng góp vốn nên không được tính. nói một cách khác, trong hoàn cảnh nào thì ta sẽ chọn sử dụng giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư [TIPV] thay vì giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo Quan điểm Vốn cổ đông [EPV]?

Khi phân tích tài chính trên quan điểm của riêng chủ đầu tư, thì chi phí lãi vay là khoản ngân lưu ra và được tính. Để rõ ràng, ta tách chi phi phi lãi vay trong thời gian xây dựng ra khỏi chi phí đầu tư và thể hiện thành một dòng ngân lưu ra riêng biệt.

  • TIPV: quan điểm tổng đầu tư dự án
  • EPV: quan điểm chủ đầu tư dự án [Vốn cổ đông]
TIPV: Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dòng tiền vào = Doanh thu + Hoàn thuế + Thay đổi trong khoản phải thu + Thanh lý tài sản + Trợ cấp của nhà nước[nếu có]
Dòng tiền ra = Chi đầu tư + chi phí sản xuất + thay đổi trong khoản phải trả + Nộp thuế + Chi phí khác
EPV: Dòng tiền chủ sở hữu = Tổng ngân lưu + tiền vay - vay & trả nợ

Chi phí lãi vay chỉ được tính vào dòng tiền theo quan điểm EPV mà thôi.

Video liên quan

Chủ Đề