Cách nhập tài sản cố định trên MISA 2022

Tài sản cố định trên MISA – Hạch toán mua và ghi tăng tài sản cố định trên MISA theo thông tư 133 như thế nào? Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay phía dưới đây.

Hạch toán mua và ghi tăng tài sản cố định trên MISA theo thông tư 133

Tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên – Riêng thời gian khấu hao thì luôn tính bằng tháng, Số tháng thì HV tham khảo thêm ở phụ lục 1 thông tư 45 sẽ có khung phù hợp và phải khấu hao đúng khung 

BƯỚC 1: Tương tự như CCDC , vào Mua hàng / Mua hàng không qua kho

-> Theo nguyên tắc một TSCĐ khai 1 mã . TK chi phí là TK ghi Nợ TK 211 tương ứng loại TSCĐ

 Cách khai báo mã TSCĐ như hình ảnh sau:

Khai báo mã TSCĐ

– Rồi sau đó nhập đủ thông tin từ chứng từ ghi nợ, ngày hạch toán, ngày chứng từ là ngày trên hóa đơn, Điền thông tin đơn giá, thành tiền, chú ý xem tổng giá trị thanh toán trước và sau thuế có đúng không -> Cất [tài sản cố định trên misa]

Hoàn thành hoá đơn kê khai

BƯỚC 2: Để mà khấu hao được phải qua bước 2

– Vào nghiệp vụ / Tài sản cố định/ Ghi tăng

Ghi tăng tscđ

Trong ghi tăng có 6 bước nhưng bạn bỏ qua 2 bước cuối, ghi nhận 4 bước đầu

–  Quy trình đi là mình sẽ đi từ bước 4 đến bước 1,2,3 [tài sản cố định trên misa]

– Vào bước 4: Nguồn gốc hình thành / Bấm vào Chọn chứng từ / Loại chứng từ là chọn tất cả

Khoảng thời gian chọn Năm / Bấm lấy dữ liệu / Đồng ý 

Nên làm bước 4 trước để lấy thông tin lên thực hiện cho bước 1,2,3:

[1] Thông tin chung

Số chứng từ ghi tăng PM tự động lấy lên, ngày ghi tăng nhìn sang bước 4 để xem là ngày mua , Khai lại mã và tên TS ở bước này , chọn loại TSCĐ. Chọn đơn vị sử dụng là phòng ban liên quan

→ Các điểm * là cần chọn

Tên loại TSCĐ

[2] Thông tin khấu hao

Nguyên giá = Giá trị khấu hao = Nguyên giá trước thuế + CP mua TS

→ Nhìn bước 4 lấy lên, Năm chọn lại thành tháng và áp dụng ở phụ lục 1 thông tư 45 để lấy vào [tài sản cố định trên misa]

Khấu hao TSCĐ

[3] Bước thiết lập phân bổ

– Nếu TS dùng cho quản lý chọn là 6422

– Còn nếu TS dùng cho sản xuất SP thì chọn TK 154. Nhưng nhớ chọn KMCP đi kèm như hình

Thiết lập phân bổ TSCĐ

NẾU BẠN DÙNG THÔNG TƯ 200 THÌ THAY 154 =6274 và không cần chọn khoản mục chi phí .

BƯỚC 3: Cũng tương tự để phần mềm tự động khấu hao được với HT 

Nợ TK 642

  Có TK 214

Hay

Nợ TK 154

   Có TK 214 [tài sản cố định trên misa]

Sau khi thực hiện bước 1,2 cũng như cập nhật số liệu TSCĐ đầu kỳ thì vào 

Bấm thêm chọn tháng cần tính khấu hao. Lưu ý chọn từ tháng 1 đến tháng 12 -> CẤT

Cập nhật số liệu TSCĐ đầu kỳ và Cất

BƯỚC 4: Cung tương tự như CCDC ta thực hiện 2 bước so sánh với nguyên tắc 

Dư nợ TK 214 trên cân đối Tài khoản = Giá trị hao mòn lũy kế trên báo cáo khấu hao TSCĐ [nhìn số liệu như hình]

Và khi quyết toán thuế với đoàn thanh tra họ sẽ xem hình báo cáo khấu hao để xem bạn trích đúng thời gian trong khung Phụ lục 1 thông tư 45/2013 quy định về thời gian tính khấu hao TSCĐ hay không. Nếu thời gian tính khấu hao ngắn sẽ bị gạt bỏ phần dư và yêu cầu tính lại thời gian tính khấu hao theo khung.

– Cũng thao tác vào báo cáo. Chọn bảng cân đối tài khoản, chọn khoảng thời gian cần xem được như hình ảnh

Bảng cân đối tài khoản kế toán

– Sau đó vào báo cáo chọn Tài sản cố định , chọn dòng thứ 2 trong phân hệ này [tài sản cố định trên misa]

– Rồi chọn thời gian cần xem / Đồng ý 

Xuất khẩu TSCĐ

-> Như vậy qua 4 bước trên là 4 bước cần phải làm về TSCĐ.

– Ngoài ra có một số công ty liên quan đến việc thanh lý TSCĐ. Thanh lý TSCĐ cần phải thực hiện theo các bước sau đây

ĐK 1: Trong phần mềm cần có thông tin TSCĐ cần thanh lý

ĐK2: Để tháng này thanh lý được thì tháng trước cần tính khấu hao rồi mới thực hiện thanh lý

Trên đây là các bước chi tiết hạch toán mua và ghi tăng tài sản cố định trên MISA theo thông tư 133 mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn! Để biết thêm thông tin về các khoá học Kế toán Online vui lòng liên hệ Trung tâm Kế toán Việt Hưng.


Hướng dẫn cách khai báo ghi tăng , giảm tài sản cố định, cách trích khấu hao tài sản cố định, cách quản lý TSCĐ trên phần mềm kế toán MISA


- Tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc tổ chức quản lý tốt TSCĐ giúp cho doanh nghiệp khai thác tốt nguồn vốn của mình, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.



Phân hệ TSCĐ trong MISA SME.NET 2012 giúp doanh nghiệp quản lý tài sản về số lượng và giá trị chi tiết đến từng phòng ban, theo dõi biến động tài sản [tăng/giảm giá trị, sửa chữa lớn, điều chuyển, thanh lý tài sản...], quản lý việc tính và phân bổ chi phí khấu hao.

Thông qua phân hệ TSCĐ, bộ phận kế toán và ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn nắm được tình hình sử dụng TSCĐ của đơn vị.

Đầu vào
Biên bản giao nhận TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ

Các tính năng chính trên phân hệ TSCĐ

Cho phép doanh nghiệp theo dõi, quản lý, hạch toán chi tiết TSCĐ theo từng phòng ban, bộ phận sử dụng.
- Khai báo các thông tin liên quan tới TSCĐ bao gồm các thông tin về nguyên giá, giá trị tính khấu hao, phương pháp tính khấu hao, thời gian khấu hao khi đó chương trình tự động tính giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.

-Hạch toán ghi tăng, ghi giảm nhiều loại TSCĐ trên một chứng từ chi tiết theo phòng ban, tương ứng với từng bộ phận sử dụng.
-Mua TSCĐ theo nhiều phương thức khác nhau như: mua thanh toán ngay và mua chưa thanh toán.
-Mua TSCĐ theo nhiều phương thức thanh toán khác nhau phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp như: Tiền mặt, Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản, Séc tiền mặt, Thẻ tín dụng.
-Theo dõi TSCĐ mua trong nước hoặc mua nhập khẩu.
-Hạch toán giá mua, chi phí mua, nguyên giá chi tiết theo từng TSCĐ tương ứng với từng bộ phận, phòng ban sử dụng.
-Hạch toán các loại thuế liên quan tới TSCĐ như: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT…Chương trình tự động tính tiền thuế theo thuế suất được nhập và cho phép khách hàng khai báo các thông tin liên quan.
-Hạch toán các nghiệp vụ ghi tăng do nhận viện trợ, biếu tặng, góp vốn…

Cho phép thực hiện luân chuyển TSCĐ

-Theo dõi, hạch toán TSCĐ đang được sử dụng tại bộ phần này điều chuyển sang bộ phân khác đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên toàn Công ty.

Cho phép điều chỉnh về nguyên giá, thời gian khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ

-Thực hiện điều chỉnh về nguyên giá, thời gian khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ khi có một sự biến động lớn về giá trị TSCĐ, thời gian sử dụng TSCĐ.
-Tự động tính khấu hao, phân bổ và hạch toán chi phí về TSCĐ
-Phần mềm tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, chính xác đến từng ngày.
-Sau khi mọi thông tin đã khai báo xong, chương trình tự động tính khấu hao theo khoảng thời gian mà người dùng lựa chọn.
-Thực hiện phân bổ chi phí tính khấu hao chi tiết theo từng phòng ban, bộ phận, đối tượng tập hợp chi phí.
-Chương trình từ động hạch toán chi phí khấu hao theo tài khoản chi phí đã được khai báo trước đó.

In chứng từ

-Thực hiện in chứng từ kế toán, danh sách tài sản cố định, chứng từ ghi tăng, ghi giảm tài sản, khấu hao tài sản cố định và thẻ tài sản cố định trên phân hệ tài sản cố định

Cho phép người dùng chỉnh sửa mẫu, tùy chỉnh… khi in với mục đích phù hợp với doanh nghiệp


Xem thêm:
Cách lập bảng thanh toán tiền lương trên Misa

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề