Cách tìm thông tin máy tính

Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Biết rõ đặc tính kỹ thuật của máy tính sẽ giúp bạn lựa chọn phần cứng và phần mềm một cách có hiểu biết. Nắm được dòng sản phẩm chính xác của mọi phần cứng cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu các vấn đề về kỹ thuật. Với bất kỳ hệ điều hành nào, bạn cũng đều có thể nhanh chóng tìm được đặc tính kỹ thuật của máy.

  1. 1

    Mở hộp thoại Run [Chạy]. Bạn có thể tìm nó trong thực đơn Start [Bắt đầu] hoặc bằng cách nhấn tổ hợp phím Win+R.

  2. 2

    .msinfo32 và nhấn Enter. Cửa sổ System Information [Thông tin Hệ thống] sẽ được mở.[1]

    • Có thể sẽ mất một vài phút để mở cửa sổ này.
    • Có nhiều cách để kiểm tra đặc tính kỹ thuật hệ thống của bạn trên Windows. Trong đó, với System Information, bạn sẽ được cung cấp báo cáo đầy đủ nhất ở cùng một nơi.

  3. 3

    Xem qua System Summary [Tóm tắt Hệ thống] và tìm thông tin cơ bản của bạn. Có vài mục đáng chý ý trên màn hình Tóm tắt Hệ thống – màn hình mặc định khi mở cửa sổ Thông tin Hệ thống, bao gồm:

    • OS Name [Tên Hệ điều hành] – Đây là phiên bản Windows mà bạn đang sử dụng.
    • System Manufacturer/Model [Dòng/Nhà sản xuất Hệ thống] – Đây là thông tin về nhà sản xuất máy tính và dòng của máy.
    • System Type [Loại Hệ thống] – Mục này cho biết bạn đang dùng phiên bản 32-bit [x86] hay 64-bit [x64] của Windows.
    • Processor [Bộ xử lý] – Mục này cho biết dòng sản phẩm và tốc độ của bộ xử lý. Tốc độ được nêu ở đây là tốc độ quảng cáo. Nếu bộ xử lý có nhiều lõi, điều này cũng sẽ được thể hiện. Lưu ý rằng nếu bộ xử lý đã được ép xung nhằm gia tăng tốc độ, nhiều khả năng thông số mới sẽ không được cập nhật. Hãy nhấn vào đây để có thêm thông tin về cách đo tốc độ của bộ xử lý.
    • Installed Physical Memory [RAM] [Bộ nhớ Dữ liệu Tạm thời] – Đây là dung lượng RAM được lắp trong máy tính của bạn.
    • Baseboard Manufacturer/Model [Nhà sản xuất/Dòng Bo mạch chủ] – Đây là thông tin về nhà sản xuất và dòng sản phẩm của bo mạch chủ. Trong đó, dòng của bo mạch chủ không phải lúc nào cũng được báo cáo đúng.

  4. 4

    Mở rộng phần "Components" [Linh kiện]. Phần này cung cấp thông tin chi tiết về card đồ họa và ổ cứng.

  5. 5

    Chọn "Display" [Hiển thị]. Card đồ họa mà bạn đã lắp đặt sẽ được thể hiện ở đây. Nếu bo mạch chủ được tích hợp tính năng đồ họa và bạn còn lắp thêm một card rời, hai nhóm đặc tính kỹ thuật khác nhau sẽ được trình bày.

    • Khi tìm đặc tính kỹ thuật card đồ họa, những thông tin phổ biến nhất mà bạn cần biết là Name [Tên] và Adapter RAM [Bộ nhớ Card đồ họa]. Ở đây, Adapter RAM được hiển thị theo byte. Tuy nhiên, trong các yêu cầu kỹ thuật dành cho hệ thống, nó thường được thể hiện dưới dạng gigabyte [GB]. Một gigabyte chứa khoảng 1 tỉ byte [Windows sẽ báo số liệu không giống với số liệu của nhà sản xuất].

  6. 6

    Mở rộng phần "Storage" [Lưu trữ] và chọn "Drives" [Ổ cứng]. Dung lượng còn trống và tổng dung lượng của mọi ổ cứng cũng như các phân vùng có trong máy tính của bạn sẽ được hiển thị.

    • Chọn tùy chọn "Disks" [Ổ đĩa] để đọc thông số ổ vật lý và những phân vùng khác nhau có trong từng ổ.

  7. 7

    Khám phá những phần khác. Những thông tin ở trên giúp bạn xác định đặc tính kỹ thuật liên quan đến yêu cầu hệ thống dành cho phần cứng và phần mềm. Dù vậy, chúng chỉ là những thông tin cơ bản. Bạn có thể tìm được nhiều thông tin chi tiết cho từng nội dung nêu trên.

    • Phần "Software Environment" [Môi trường Phần mềm] cho biết toàn bộ trình điều khiển, tiến trình chạy và các chương trình khởi động của bạn.

  8. 8

    Xuất tập tin phục vụ cho việc sửa chữa máy tính. Nếu nhờ đến kỹ thuật viên để giải quyết các vấn đề gặp phải với máy tính, có thể họ sẽ muốn xem tài liệu về đặc tính kỹ thuật máy tính của bạn. Bạn có thể xuất đặc tính kỹ thuật hệ thống bằng cách nhấp vào thực đơn "File" [Tập tin] và chọn "Export" [Xuất]. Hãy đặt tên và tập tin sẽ được lưu dưới dạng văn bản.

    Quảng cáo

  1. 1

    Nhấp vào thực đơn Apple và chọn "About This Mac" [Về máy Mac này]. Cửa sổ hiển thị phiên bản OS X và tóm tắt đặc tính hệ thống sẽ xuất hiện. Nó bao gồm tốc độ bộ xử lý, bộ nhớ [RAM] và card đồ họa [nếu được lắp đặt].

  2. 2

    Sử dụng các thẻ ở trên cùng của cửa sổ [Yosemite]. Phiên bản OS X mới nhất có các thẻ nằm dọc theo phần trên cùng của cửa sổ About This Mac, cho phép bạn nhanh chóng chuyển đổi giữa các nhóm phần cứng khác nhau. Nếu đang sử dụng Mavericks [OS X 10.9] hoặc phiên bản cũ hơn, hãy chuyển xuống bước tiếp theo.

    • Thẻ Overview [Tổng quan] cho bạn báo cáo ngắn gọn về những tìm kiếm phổ biến nhất dành cho đặc tính kỹ thuật. Trang này hẳn đã đủ thông tin để bạn xác định liệu máy tính có thể chạy một chương trình hay không.
    • Thẻ Displays [Hiển thị] trình bày mọi màn hình được kết nối của bạn.
    • Thẻ Storage [Lưu trữ] liệt kê ổ cứng và dung lượng của từng ổ.

  3. 3

    Nhấp vào .More Info [Thêm thông tin - Phiên bản Mavericks trở về trước]. Cửa sổ mới cung cấp thông tin chi tiết về phần cứng sẽ được mở. Hãy dùng cây điều hướng ở bên trái để tìm đến phần cứng mà bạn muốn tìm hiểu.[2]

    • Phần Hardware [Phần cứng] sẽ hiển thị thông tin chi tiết về mọi thành phần phần cứng của bạn. Khi chọn "Hardware", thông tin về bộ xử lý trung tâm [CPU] sẽ được thể hiện ở khung bên phải. Nếu CPU có nhiều hơn một lõi, chúng cũng sẽ được liệt kê ở đây.
    • Lưu ý: Tốc độ của bộ xử lý được hiển thị ở đây là tốc độ được quảng cáo từ nhà sản xuất và bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để xác định liệu máy tính có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để chạy được chương trình nào đó hay không. Dù vậy, nó sẽ không cho thấy thành quả của việc ép xung, gia tăng tốc độ. Nhấn vào đây để có thêm thông tin về cách tìm tốc độ thực tế của bộ xử lý.

    Quảng cáo

  1. 1

    Mở trình giả lập. Bạn có thể dùng chương trình liệt kê phần cứng nhẹ có trong nhiều bản phân phối Linux. Nếu chưa có, việc cài đặt là khá dễ dàng. Bạn có thể mở nhanh trình lập giả ở hầu hết bản phân phối bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+T.

  2. 2

    Cài đặt lshw [nếu cần]. Nhiều bản phân phối Linux, bao gồm Ubuntu và Mint, có lshw. Hãy dùng một trong những lệnh sau để cài đặt lshw. Nếu đã có nó trên máy tính, bạn sẽ được thông báo rằng chương trình đã được cài đặt.[3]

    • Bản phân phối Debian - sudo apt-get install lshw
    • Bản phân phối Red Hat/Fedora - sudo yum install lshw

  3. 3

    Chạy lshw để đọc thông tin về các phần cứng có trong máy tính của bạn. Dùng lệnh sau để cắt bớt hầu hết nội dung linh tinh và cho hiển thị những mục thường được tìm kiếm:

  4. 4

    Tìm mục mà bạn đang tìm kiếm. Dùng cột "Class" [Lớp] để tìm. Bạn có thể tìm được bộ xử lý, bộ nhớ [RAM], card đồ họa ["hiển thị"], và các ổ đĩa.

  5. 5

    Tạo tập tin văn bản ghi lại đặc tính kỹ thuật phần cứng của bạn. Nó sẽ hữu dụng khi nhờ ai đó sữa chữa hoặc khi muốn bán máy tính.

    • Gõ sudo lshw -short > specs.txt. Bạn có thể đặt lại tên cho tập tin theo ý thích. Bạn sẽ tìm được tệp văn bản này ở thư mục chủ/của bạn.
    • Bạn cũng có thể gõ sudo lshw -html > specs.html, tạo tập tin HTML. Tập này có thể sẽ dễ đọc hơn khi được mở bằng trình duyệt.

  6. 6

    Cài đặt GUI [Giao diện đồ họa người dùng]. Giao diện này cho phép bạn xem thông tin phần cứng trên cửa sổ đồ họa và điều hướng được trong đó. Như vậy có thể sẽ dễ chịu hơn cho những người đã quen dùng hệ điều hành Windows hay OS X.

    • Gõ lệnh sudo apt-get install lshw-gtk [Debian] hoặc sudo yum install lshw-gui [RH/Fedora].
    • Gõ lệnh sudo lshw -X để mở GUI cho lshw. GUI sử dụng thiết kế "3-khung". Khi mở rộng thứ gì đó ở khung bên trái, phần phụ sẽ xuất hiện ở khung nằm về phía bên phải. Hãy mở rộng những nhóm khác nhau để tìm đặc tính kỹ thuật của bạn.

    Quảng cáo

  1. 1

    Tải ứng dụng mô phỏng trình giả lập. Dù có thể dùng thực đơn Settings [Cài đặt] để tìm thông tin cơ bản về điện thoại, bạn sẽ không xem được bất kỳ thông tin chi tiết nào về bộ xử lý hay bộ nhớ. Với ứng dụng mô phỏng trình giả lập, bạn sẽ thi hành được lệnh Linux nhằm hiển thị thông số hệ thống.

    • Nếu truy cập được vào Dev Tools [Công cụ Phát triển] trên thiết bị [Settings → Developer Tools], bạn có thể mở Terminal Emulator [Mô phỏng Trình giả lập] từ đó. Nếu không truy cập được vào những công cụ này, bạn có thể tải một ứng dụng mô phỏng trình giả lập. Ứng dụng mô phỏng trình giả lập miễn phí nổi tiếng nhất là "Terminal Emulator dành cho Android". Bạn có thể tải từ Cửa hàng Ứng dụng Google. Phương pháp này không cần đến quyền truy cập root - cho phép truy cập và điều chỉnh toàn bộ hệ thống tập tin trong hệ điều hành.

  2. 2

    Mở Terminal Emulator. Bạn sẽ được chuyển đến dấu nhắc trình giả lập theo phong cách Linux.

  3. 3

    Gõ lệnh .cat /proc/cpuinfo và nhấn Enter. Thông tin về bộ xử lý di động trên thiết bị Android của bạn sẽ được hiển thị.

  4. 4

    Gõ lệnh .cat /proc/meminfo và nhấn Enter. Thông tin về bộ nhớ [RAM] trên thiết bị của bạn, bao gồm thông tin về tổng dung lượng và dung lượng đang được sử dụng, sẽ được hiển thị.[5]

    Quảng cáo

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 12 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.794 lần.

Chuyên mục: Máy tính

Trang này đã được đọc 5.794 lần.

Video liên quan

Chủ Đề