Cai sữa cho be, mẹ uống thuốc gì

Giảm số lần cho trẻ bú trong ngày từ từ và thay bằng những thức ăn khoái khẩu của trẻ là cách tốt nhất để cai sữa. Người mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó sẽ làm trẻ bị sốc và biếng ăn.

Cách đây không lâu, chị Nh. ở Hà Nội thấy ngực bị cương cứng và đau tức nên đã mua thuốc aspirin về uống với mục đích làm tắt sữa. Uống thuốc được vài hôm chị bị xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đại tiện phân có màu đen và phải nhập viện để cấp cứu. Bác sĩ kết luận chị bị ngộ độc aspirin do dùng thuốc quá liều lượng. Điều này cho thấy nhiều người vẫn tự ý cai sữa bằng nhiều cách khác nhau.

Bôi thuốc dọa con

Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn duy trì cách cai sữa cho bé bằng các phương pháp dân gian như bôi dầu gió xanh, bôi lọ nồi, bôi các loại thuốc có vị đắng, cay hoặc dán băng dính… Những phương pháp này cốt yếu làm cho trẻ có cảm giác sợ khi tiếp xúc với bầu vú của mẹ để trẻ bỏ bú.

Khi cai sữa cho con, chị H. ở Đồng Nai được mẹ chồng đưa cho một loại thuốc có màu đen bảo thoa lên núm vú. Cả chị và mẹ chồng chị đều không hề biết chất màu đen đó là gì, chỉ nghe hàng xóm nói “bôi vào sẽ bỏ bú ngay” nên bắt chước làm theo. Thuốc không rõ thành phần, bởi vậy để giải thích nguồn gốc của thuốc, có người còn gọi là thuốc “mắc cỡ” - bôi vào thì em bé sẽ mắc cỡ mà không đòi bú nữa.

Với những kiểu bôi, xức thuốc lung tung như trên, cử nhân Lữ Thị Trúc Mai, Trưởng phòng Điều dưỡng - BV Hùng Vương, TP.HCM, khuyến cáo: “Các bà mẹ khi cai sữa cho con không nên dùng các loại dầu hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc để bôi lên bầu vú vì những chất này chúng ta không biết rõ thành phần. Những chất đó có thể gây dị ứng da của người mẹ và em bé. Chưa kể, nếu bé nuốt phải những hóa chất không phù hợp sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho bé”.

Trẻ sẽ bị sốc và biếng ăn khi người mẹ ngưng cho con bú đột ngột để cai sữa. [Ảnh minh họa]

Mẹ uống thuốc tiêu sữa

Hiện đại hơn, nhiều phụ nữ muốn tắt sữa nhanh đã tự ý mua thuốc uống. Tuy nhiên, do không có sự hướng dẫn của bác sĩ nên dẫn tới tắc tuyến sữa, gây viêm, sưng đầu vú hoặc bị áp-xe vú. Loại thuốc làm tắt sữa thực chất là nội tiết tố của buồng trứng hoặc nội tiết tố của tuyến yên, đều có tác dụng giảm quá trình tiết sữa. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc này cho những người mẹ mới sinh nhưng bị mắc những bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư… hoặc khi trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền sang mẹ.

Theo các bác sĩ, em bé cần được bú mẹ ngay từ lúc mới sinh ra, vì thời gian này sữa mẹ [còn gọi là sữa non] có đầy đủ những yếu tố vi lượng cần thiết cho trẻ. Trong thời gian sáu tháng đầu, trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Sau sáu tháng nên tập cho trẻ ăn dặm để tăng cường chất dinh dưỡng. “Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng sau sáu tháng, dinh dưỡng trong sữa mẹ đã cạn nên không cho trẻ bú sữa mẹ nữa là sai lầm. Giai đoạn này sữa mẹ vẫn còn những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, tuy nhiên chất lượng sữa sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Giai đoạn cai sữa cho trẻ tốt nhất là khi trẻ đã hơn hai tuổi” - cử nhân Lữ Thị Trúc Mai khẳng định.

Với trẻ em, bú sữa mẹ không đơn thuần là việc tiếp nhận dinh dưỡng và kháng thể của người mẹ mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, người mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó sẽ làm trẻ bị sốc và biếng ăn. Cách tốt nhất là nên giảm số lần bú trong ngày từ từ và thay vào đó bằng những thức ăn khoái khẩu của trẻ.

Trong quá trình cai sữa, các bà mẹ thường bị đau tức ở ngực do sữa tích tụ không tiết được ra ngoài. Trong trường hợp này, các bà mẹ không nên vắt hết sữa ra [nếu vắt sẽ càng kích thích tuyến sữa] mà nên lấy khăn ấm nóng chườm nhẹ hai bên vú, rồi vắt bớt một ít sữa, nếu ngực căng đau quá thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Cho con bú không làm xệ ngực

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nếu cho con bú nhiều thì “núi đôi” sẽ bị chảy xệ, mất đẹp. Vì vậy nhiều người đã cai sữa mẹ cho con từ rất sớm. Thật ra, việc cho trẻ bú nhiều không phải là nguyên nhân gây xệ ngực ở những bà mẹ đang nuôi con. Ngược lại, việc cho con bú còn góp phần làm cho bộ ngực phát triển đầy đặn, người mẹ sớm lấy lại vóc dáng thon thả sau sinh và phòng tránh nguy cơ bị ung thư vú.

Sự quảng cáo quá mức của các hãng sữa bột khiến nhiều người lầm tưởng rằng nuôi con bằng sữa bột là biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, sữa mẹ mới là sữa tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không gây phản ứng phụ và có nhiều kháng thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật. Bắt chước để giống sữa mẹ luôn là mục tiêu mơ ước của các hãng sữa bột trên toàn thế giới.

Bạn có thể uống 200 mg vitamin B6 mỗi ngày, liên tiếp trong 5 ngày để giảm tiết sữa. Đắp lá bắp cải cũng là một phương pháp thuận tiện, lâu đời để giảm căng cứng bầu ngực và làm cạn sữa.   Cách thức như sau: rửa sạch lá bắp cải xanh và để ráo nước; làm lạnh, bỏ phần cuống và gân, giã nhỏ. Đắp quanh bầu ngực và quầng vú, chừa đầu vú lại. Bạn sẽ cảm thấy mát lạnh. Đắp nốt phần còn lại cho kín ngực và cả dưới cánh tay của bạn, nếu cần. Cứ 30 phút lại thay một lần.  

Ngoài ra chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin hữu ích giúp bạn trong quá trình cai sữa cho bé yêu

  Cai sữa là một bước chuyển rất quan trọng đối với bé. Vì vậy các bà mẹ nếu thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sẽ dẫn đến những hậu quả không đáng có. Xin cung cấp một vài kiến thức cơ bản để "gỡ rối" cho bạn lần đầu làm mẹ.  

Hiểu về quá trình cai sữa

  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ trẻ sẽ lớn nhanh và phòng chống được bệnh suy dinh dưỡng.   Cai sữa hiểu đơn giản là dừng việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Mặc dù sau đó trẻ vẫn được bù lại nhu cầu bằng cách bú sữa ngoài.   Việc cai sữa phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và sự khéo léo của người me.  

Thời điểm nào nên bắt đầu cai?

  Theo các bác sĩ nhi khoa, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa cho bé phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của người mẹ.   Tuy nhiên, Viện Y tếHoa Kỳ đưa ra khuyến cáo không nên cai sữa cho trẻ sớm trước 1 tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.   Ngoài một số kinh nghiệm dân gian như bôi ớt hay cuốn tóc vào đầu ti, xin giới thiệu thêm một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả:   - Tiến hành cai sữa từ từ để tránh những sang chấn đối với tâm lý của trẻ sau này, không nhất thiết phải phụ thuộc vào một độ tuổi "cố định" nào của trẻ.   - Bắt đầu từ từ ngưng không cho trẻ bú sữa, đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò [chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi].   Thời gian đầu trẻ sẽ khó có thể quen, sinh ra quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của người mẹ để không cho trẻ bú lại. Sau dần tự trẻ sẽ tìm lại được sự "cân bằng" cho mình.   Ngưng không cho con bú có thể khiến cho bạn bị tức, ứ sữa, thậm chí sưng và viêm đầu vú. Trong thời gian này lượng sữa của người mẹ cũng giảm đi rõ rệt.   - Rút ngắn thời gian cho bú. Phương pháp này có nghĩa là người mẹ sẽ chủ động cắt giảm thời gian cho bé tiếp cận với ti. Ví dụ trước đây bé bú mẹ mỗi lần 5 phút thì bây giờ cần phải rút xuống còn 3 phút, dần dần cai hẳn sữa cho bé.   - Trì hoãn việc cho trẻ bú cũng là một trong những cách cai sữa hữu hiệu. Bạn nên rút ngắn số lần cho trẻ bú xuống, chỉ nên còn khoảng 2 lần/ngày.   Nếu bé đòi bú, bạn hãy nói là sẽ cho bú sau, và bằng cách này hay cách khác làm cho trẻ quên đi việc thèm sữa. Hay thay bằng việc cho trẻ bú vào buổi tối hãy nói với trẻ là đợi đến lúc đi ngủ.  

Làm gì khi cai sữa là "một cuộc chiến"?

  Nếu bạn đã kiên trì áp dụng mọi biện pháp cai sữa cho trẻ mà vẫn không ích gì, thì đó có thể là do việc lựa chọn thời điểm không thích hợp. Trong trường hợp này bạn nên kiên nhẫn đợi một thời gian nữa rồi hãy cai sữa cho con.   Lưu ý: Không nên cai sữa khi trẻ đang bị ốm, sẽ khiến trẻ khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.   Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ.  

Chúc bạn và gia đình năm mới an khang, hạnh phúc!

[Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ]

Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của bé. Nhưng không ít bà mẹ vô tình rơi vào tình cảnh “đối đầu” với bé do không biết lựa thời điểm và cách cai sữa...

Gian nan hành trình cai sữa

Đã 2 năm từ khi bé Bin bắt đầu cai sữa, nhưng mẹ bé - chị Phương [tổ 18B- Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội] vẫn nhớ như in "chiến dịch" cai sữa cho bé. "Nếu chị của Bin chỉ mất 3 ngày gửi về bà nội để quên ti mẹ thì Bin mất đến nửa năm với 4 lần cai lên cai xuống!"- chị Phương hóm hỉnh nói: Bin được 18 tháng tuổi, rất "nghiện" ti mẹ. Do điều kiện hay phải đi công tác, sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ anh chị em đồng nghiệp, chị Phương quyết tâm cai sữa cho Bin. Bắt đầu là việc chị gửi Bin về bà ngoại 3 ngày "kiên quyết" không gặp. Đến ngày thứ 4, gặp lại mẹ, Bin gào khóc và đòi ti mẹ bằng được. Không cam lòng, chị Phương lại cho con bú.

Cai sữa không khoa học, có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ [Ảnh: Vũ Hồng Quang].

2 lần tiếp theo, chị áp dụng "chiêu" bôi cloroxit, dầu cao hay dùng băng dính vào đầu ti nhưng vẫn không ăn thua vì đến ngày thứ 3, bé "bắt bài" và ăn vạ mẹ, gào khóc suốt đêm, mọi thứ lại như cũ. Hạ quyết tâm, đến lần thứ 4, đúng sinh nhật 2 tuổi của Bin, chị hóa trang lem luốc bầu ti. Mỗi lần bé lật áo mẹ đòi ti, chị lại "ra vẻ" nhăn nhó kêu đau, cùng cả nhà hô "đắng lắm, sợ lắm". Bin cũng thức giấc nhiều lần trong đêm, thương con, sữa mẹ về cương cứng cả ngực trong khi con thì khát sữa đòi lại không được bú. Con khóc, mẹ khóc nhưng nhất quyết không cho ti nữa. Cứ bế bé vỗ về, hát khe khẽ, xong bật điện lên cho bé nhìn thấy ti xanh thật, rồi cho bé uống ít nước. Sau 4 đêm, bé Bin thôi quấy khóc, không đòi ti mẹ, "chiến dịch cai sữa dài kỳ" kết thúc bằng một giấc ngủ trọn vẹn cho cả nhà!

Không chỉ mẹ Bin mà nhiều bà mẹ khác cũng gặp khó khăn khi cai sữa cho bé yêu. Chị Phương kể: Chị có người bạn cũng quyết định cai sữa cho con nên đã gửi bé 20 tháng về nhà ngoại một tuần. Chị làm theo lời mẹ dặn: Nhất định không được vắt sữa đi vì càng vắt càng ra sữa, sau hơn 1 ngày, chị căng tức bầu vú rồi lên cơn sốt. Chị phải xin nghỉ làm, mua thuốc giảm đau về uống nhưng vẫn không đỡ.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động [Hà Nội], đây là những trường hợp do cai sữa không đúng cách, do đó, có thể bị tắc tuyến sữa, viêm, sưng đầu vú, hoặc bị áp xe vú, nhưng không phải là nguyên nhân gây ung thư vú như một số lời đồn thổi!

Chuẩn bị cho cả mẹ và bé

Không được tự  ý 

sử dụng thuốc

“Việc bôi một ít thuốc kháng sinh liều thấp thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ, nhưng không được tự ý sử dụng các loại thuốc này. Với cách bôi dầu nóng hay cay cũng nên hạn chế, bởi da trẻ em rất mỏng, nhạy cảm, cần kiểm soát độ nóng, độ cay của thuốc tránh trường hợp bé bị bỏng”.

BS Lê Thị Kim Dung

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, việc chuẩn bị tâm lý trong thời kỳ cai sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Bú mẹ, bé không chỉ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và bé. Bé cảm nhận sự ấm áp, an toàn trong vòng tay mẹ. Nếu đột ngột cai sữa, bé không thích ứng được, sẽ có những biểu hiện như khóc lóc, tỉnh giấc ban đêm, chán ăn, quấy phá... Do đó, cần cai sữa từ từ, bằng cách giãn dần các lần bú, ví dụ bình thường bé bú 7-8 lần/ngày, nay có thể giảm xuống còn 3-4 lần. Thay vào đó là tăng dần các bữa ăn dặm trong ngày cho bé, đồng thời kết hợp cho bé ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò. Với sữa, nên cho bé tập ăn bằng thìa.

Cai sữa không khoa học không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh học, mà còn có thể phát sinh những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý trẻ. Điều này càng đáng lưu ý với những trẻ có thời gian bú mẹ lâu và không được bổ sung những thức ăn phụ kịp thời. Cần phải tạo cho bé niềm tin rằng: Cai sữa chứ không "cai mẹ". Khi bé đã quen với hơi mẹ ngày đêm, việc cách ly mẹ [do gửi người thân, hoặc không ngủ cùng bé] rất dễ khiến cho bé cảm giác hụt hẫng, cô đơn, sợ hãi. "Do đó, theo tôi, thay vì "trốn tạm thời", mẹ vẫn nên gần gũi bé nhưng không được cho bé sờ ti, hay cho con bú mà hãy thay thế bằng các loại thức ăn bé khoái khẩu, hoặc hướng bé đến các thú vui khác"- BS Dung chia sẻ.

Từ trước đến nay, nhiều biện pháp cai sữa được "truyền khẩu" trong dân gian và hiện tại nhiều người áp dụng là bôi những vị thuốc đắng hoặc cay lên đầu núm vú, "hoá trang" các màu, dán băng keo... để đánh lạc hướng hay làm giảm dần thói quen bú sữa mẹ của bé. Mỗi phương pháp có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Tuỳ từng bé để áp dụng bởi trong nhiều trường hợp, những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, hoá trang không khéo có thể làm bé bị tổn thương, sốc, sợ hãi... hoặc phản ứng tiêu cực. Có bé không chỉ sợ ti mẹ mà còn sợ luôn cả mẹ, xa cách mẹ.

Các chuyên gia y khoa đều khẳng định: Không có thời điểm nào cố định cho "sự kiện trọng đại" này, cũng như dấu hiệu để cai sữa cho bé. Ngành y tế khuyến cáo: Nếu mẹ khỏe, không có bệnh tật truyền nhiễm thì nên cho trẻ bú mẹ từ lúc sinh ra đến khi 24 tháng tuổi; Bắt đầu từ tháng thứ 6, cho bé ăn dặm. Không nên cai sữa quá sớm [trước 1 tuổi] ngoại trừ những trường hợp bà mẹ bị các bệnh mãn tính, bị lao, phổi hay HIV... Không cai sữa cho trẻ trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng...

Cai sữa đối với một số bé rất dễ, nhưng nếu gặp phải trường hợp "khó bảo", bà mẹ trẻ cũng phải xác định tâm lý kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm. Những ngày đầu khi mới bắt đầu cai, bé rất hay quấy khóc, không nên chỉ vì xót con khóc mà lại cho bé sờ ti hay bú lại. Điều này rất dễ gây nên tình trạng "tái nghiện" và rất khó cai cho lần khác.

Nếu bé có những phản ứng quá tiêu cực, hoặc mẹ nhận thấy biện pháp không thích hợp, nên dừng ngay và để dành lần sau. Trong một số trường hợp, nếu bà mẹ khi cai sữa cho con thấy cương tức ngực quá, có thể băng ngực hoặc dùng thuốc nội tiết làm giảm tiết sữa. Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc giảm đau mà cần có ý kiến của bác sĩ. Có thể nặn sữa, nhưng không được nặn hết và không nặn thường xuyên bởi càng nặn, càng thông thì sữa càng ra.

Đối với các bà mẹ sau khi cai sữa cho con, muốn lấy lại vóc dáng, không gì hơn là tăng tiêu hao năng lượng trong một ngày. Dinh dưỡng cho mẹ bây giờ không còn ảnh hưởng đến bé, do đó bà mẹ nên giảm lượng ăn trong ngày, tăng cường luyện tập, đặc biệt với những bà mẹ có công việc ít phải di chuyển. Mỗi khi tắm, bạn cũng nên dùng vòi sen phun nước lạnh lên ngực hàng ngày trong vài phút để giúp làm săn chắc các mô ngực. Nên thường xuyên mặc áo nâng ngực, ngay cả khi tập luyện thể dục thể thao.

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

[ST].

Video liên quan

Chủ Đề