Cạnh tranh không công bằng là gì

Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Hành vi nào trong kinh doanh được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết dưới đây TheBank sẽ thông tin đến bạn cùng hiểu rõ.

Trong kinh doanh thì cạnh tranh là điều khó tránh khỏi giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhằm muốn có được những lợi ích cũng như giành thị phần cao trên thị trường đã thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều này tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

Ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 

Những tác động của cạnh tranh không lành mạnh đến thị trường 

Cạnh tranh không lành mạnh có những tác động tiêu cực đến trực tiếp 3 chỉ thể đó là: Doanh nghiệp, người tiêu dùng và thị trường.

Tác động đến doanh nghiệp

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến những hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính khiến họ bị thiệt hại về tài chính, mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại.

Tác động đến người tiêu dùng

Phản ứng đầu tiên và thường thấy của người tiêu dùng đó là thực hiện “tẩy chay” khi thấy có thông tin không tốt về một sản phẩm nào đó trên thị trường. Sau một loạt chuyện như vậy người tiêu dùng sẽ cảm thấy e dè, nghi ngại với các loại sản phẩm có trên thị trường. Không thể nào phân biệt được thật giả.

Tác động đến nền kinh tế của đất nước

Việc cạnh tranh không lành mạnh không những tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng mà nó còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta như nguồn thu doanh nghiệp suy giảm, nhiều doanh nghiệp đóng cửa khiến nguồn thu thuế của nhà nước cũng bị ảnh hưởng. Khi chất lượng sản phẩm giảm, uy tín của doanh nghoeepj cũng vì thế mà ảnh hưởng theo trên thị trường. Việc cạnh tranh không lành mạnh còn khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy e ngại khi đầu tư vào Việt Nam, từ đó thâm hụt các nguồn thu từ nhà đầu tư nước ngoài khiến nước ta không thể phát triển.

Xử phạt cạnh tranh không lành mạnh

Khi các doanh nghiệp thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 110, Điều 111 Luật cạnh tranh 2018, theo đó:

Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a] Cảnh cáo;

b] Phạt tiền.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a] Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b] Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

c] Tịch thu Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

b] Loại bỏ điều Khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

c] Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

d] Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

đ] Cải chính công khai;

e] Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

5. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.”

Đối với mức phạt tiền hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, được quy định cụ thể tại Điều 111 Luật cạnh tranh 2018 như sau:

– Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.

5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

6. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.”

Riêng đối với hình thức phạt tiền, Khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 quy định rõ ràng: “ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

– Trong thời hạn không quá 90 ngày, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Các hình thức xử lý vi phạm hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, bao gồm cả Khoản lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.

– Một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng:

+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

+ Buộc cải chính công khai;

+ Buộc loại bỏ những điều Khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;

+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;

+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

+ Buộc khôi phục lại các điều Khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;

+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Với những thông tin chia sẻ về cạnh tranh không lành mạnh trên hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề