Carcinom tuyến dạ dày biệt hóa kém là gì

Bs CK1 Lê Trung Nghĩa - Khoa Ung bướu

Ung thư dạ dày là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hoá, đứng hàng thứ 4 trong các loại bệnh ung thư. Điều trị chính là phẩu thuật, còn xạ trị và hoà trị có vai trò hổ trợ. Kết quả phẩu thuật phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và việc nạo vét hạch lympho một cách rộng rãi.

Tỉ lệ bệnh có khác nhau là do tầp quán ăn uống. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao nhất là ở Nhật Bản, Nam Mỹ và Đông Âu, với tỉ lệ mới mắc là 30- 85 trường hợp trên 100000 dân. Tỉ lệ tử vong do bệnh tại Nhật Bàn có xu hường giảm nhờ chương trình tầm soát rộng rãi tại quốc gia này. Tại Mỹ hằng năm có 22700 trường hợp mới phát hiện, khoảng 11800 trường hợp tử vong trong 1 năm. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuổi trung bình là 60.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ DẠ DÀY

Thức ăn có nhiều chất nitrosamine là yếu tố thuận lợi. Thức ăn có nhiều muối, nhiều nitrat, ít vitamin A và C sẽ tăng nguy cơ bệnh.

Yếu tố gia đình cũng là một yếu tố có ý nghĩa, nhóm máu A thường được đề cập đến. Bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng di truyền không phải loại đa polyp.

Viêm teo da dày mạn tính là một yếu tố nguy cơ thường được đề cập. Tình trạng vô toan của da dày làm tăng nguy cơ bệnh lên 4 lần.

Người thiếu máu ác tính có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao gấp 18 lần. Nhiễm Helicobacter Pylori hiện nay đang được nghiên cứu, một số type của loại vi khuẩn này có khã năng gây ra ung thư. Theo Corea, tổn thương lớp niêm mạc không đặc hiệu không liền sẹo tốt, do tình trạng dinh dưỡng hay do tình trạng di truyền, dẫn đến hình thành viêm niêm mạc mạn tính và tăng hoạt động của vi khuẩn trong lòng tuyến. Vi khuẩn thuỷ phân biến nitrate của thực phẩm thành nitrite, hoạt chất mới này sẽ kết hợp với những chất có trong thực phẩm thành nitrosamine. Hoá chất này gây ra nghịch sản, phát triển thành ung thư.

Cắt bỏ những polyp có khuynh hướng gia tăng kích thước hoặc lớn hơn 2cm vì thường mang những thương tổn viêm chợt trên bề mặt.

Ung thư ở mỏm da dày xuất hiện sau khi cắt dạ dày vì những nguyên nhân lành tính. Diễn tiến thuờng chậm sau 15-20 năm.

Khả năng ung thư dạ dày tăng gấp 2 lần nếu tình trạng thiếu máu do thiếu B12 kéo dài trên 5-15 năm.

Ổ loét dạ dày truớc đây là một yếu tố nguy cơ, nhưng hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng ổ loét tiến triển thành ung thư chính là ung thư thể loét tiến triển chậm. Sinh thiết qua nội soi là tiêu chuẩn để chẩn đoán phân biệt ổ loét lành tính và ổ loét ung thư. Tuy nhiên không nên tin tuởng hoàn toàn vào kết quả giải phẫu bệnh. Nếu kết quả là ung thư dạ day thì gần như là chắc chắn, còn nếu là âm tính thì đôi khi phải sinh thiết lại, ngay cả khi sang thuơng loét đã lành sẹo.

Trào ngựơc thực quản dạ dày đựơc nhiều nghiên cứu khẳng định là một yếu tố nguy cơ.

Ruợu có liên quan chặt chẽ với ung thư dạ dày, nhất là ung thư vùng tâm vị. Hút thuốc lá cũng được quan tâm nhất khi kết hợp với rượu.

Béo phì, tiêu thụ nhiều năng luợng cũng là một yếu tố nguy cơ đang đựoc xem xét. Ăn trái cây và rau giúp ngừa bệnh.

Carcinom tuyến dạ dày kiểu ruột có liên quan đến tình trạng viêm teo dạ dày mạn tính [thuờng gây ra do Helicobacter pylpri] và chuyển sản ruột. Carcinom tuyến dạ dày kiểu loan toả liên quan đến việc mất E-cadherin. Trong ung thư dạ dày, có sự đột biến của các gen thụ thể TGF-β II, IGFRII, BAX, E2F-4, hMSH3, hMSH6, và đặc biệt là p53.

DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN

Cần khoảng thời gian là 10 năm để hình thành ung thư tại lớp niêm mạc, ung thư tại chỗ, và mất khoảng một năm để xâm nhập đến lớp dưới niêm mạc. Thời gian cần thiết để nhân đôi kích thước của ung thư là 1,5 - 8,5 năm. Ung thư dạng loét vẫn có khả năng lành sẹo như các ổ loét lành tính, một thời gian sau lại loét trở lại, hình thành một chu kỳ. Qua nhiều chu kỳ, ung thư từ giai đoạn sớm trở thành giai đoạn xâm nhập. Thời gian chuyển đoạn kéo dài khoảng 6 tháng đến 21 năm. Ở giai đoạn xâm nhập ung thư dạ dày tăng kích thước nhanh trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng.

Khuynh hướng của ung thư là lan theo chiều sâu và bề mặt của dạ dày. Ung thư hang vị hiếm khi nào lan xuống tá tràng, ung thư cực trên có thể lan đến thực quản.

Ngay ở giai đoạn sớm, tế bào ung thư đã có khả năng xâm lấn vào hạch lympho quanh dạ dày và xâm nhập mạch máu để cho di căn xa. Sau khi phá vỡ thanh mạc, ung thư tiếp tục lan đến các tạng lân cận như gan trái, tuỵ, mạc treo đại tràng ngang, cuống gan, lách, cơ hoành. Lúc này xuất hiện hạch chặn giữa và chặn sâu di căn. Khả năng nhảy cóc ở các chặng cũng đã được ghi nhận. Gần đây di căn hạch lympho vi thể được xác định bằng hoá mô miễn dịch cũng được xem là có ảnh huởng đến tiên lượng.

Loại biệt hoá có thể xâm nhập mạch máu dưới niêm mạc cho di căn đến gan phải, phổi, não, xuơng. Loại không biệt hoá có khả năng xâm nhập vào mạch lympho để đến hạch, cho di căn vào xoang phúc mạc, ngoài ra loại này nhờ những cầu nối giữa mạch lympho và mạch máu có khả năng cho di căn đường máu khi mạch lympho bị tắc. Khả năng di căn xa trong khoang bụng gồm có di căn phúc mạc, buồng trứng [Krukenberg], túi cùng Douglas [mảng Blumer]. Những vùng khác nhau của tổn thương có thể có những loại biệt hoá khác nhau.

Nói chung, ung thư dạ dày tiến triển theo bốn khả năng [1] xâm lấn trực tiếp [2] xâm lấn đến hạch quanh dạ dày, hạch di căn xa [hạch trên đòn trái Troisier, hạch nách trái Irish, hạch rốn Sister Mary Joseph], [3] di căn theo đường máu, [4] di căn theo xoang bụng.

Các hạch bạch huyết của dạ dày và các vùng lân cận được chia thành 16 nhóm [Hiệp Hội Ung Thư Dạ Dày Nhật Bản]

  1. Chặng thứ nhất N1 [nhóm 1-6] các nhóm hạch thuộc chặng nông nằm quanh dạ dày.
  2. Chặng thứ hai N2 [nhóm 7-11] các nhóm hạch thuộc chặng giữa, dọc theo các bó mạch chính.
  3. Chặng thứ ba N3 [nhóm 12-15] các nhóm hạch thuộc chặng sâu.
  4. Một số trung tâm có phân thêm chặng thứ tư N4 [nhóm 16] bao gồm hạch dọc theo động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới. Hạch N3 và N4 được xem là hạch di căn xa.

CHẨN ĐOÁN

Tầm soát

Chụp đối quang kép dạ dày để truy tìm ung thư dạ dày chưa phải là một phương pháp ưu việt để sàng lọc hàng loạt. Tuy nhiên, đây là phương tiện sàng lọc tương đối ít xâm lấn hơn so với nội soi dạ dày.

Tình huống lâm sàng

Tình huống sớm

  • Thuờng do khám tầm soát hay do đi khám một bệnh khác của dạ dày. Thường phát hiện qua nội soi và Xquang dạ dày cản quang.

Tình huống thường gặp

  • Thường gặp là ăn không ngon miệng, chán ăn, cảm giác chậm tiêu, ậm ạch đầy bụng.
  • Giai đoạn tiến triển bệnh nhân thường đau vùng thượng vị, không nhiều, thường về đêm.
  • Ung thư hang vị thường gặp nhất, hẹp môn vị là biến chứng thường thấy trên lâm sàng.
  • Ung thư vùng tâm vị có triệu chứng nuốt nghẹn khi tâm vị bị mô ung thư xâm nhập, mức độ nuốt nghẹn tăng dần. Cần phân biệt với ung thư thực quản, co thắt tâm vị.
  • Biến chứng thủng, xuất huyết tiêu hoá cũng thường gặp.

Tình huống trễ

  • Giai đoạn muộn bệnh nhân thường suy kiệt, thiếu máu nặng [Hct 6 hạch vùng.

    Di căn xa:[ M: matastasis]

    Mo: không có di căn xa.

    M1: có di căn xa.

    Ghi chú:

    • Cấu trúc lân cận của dạ dày là: đại tràng ngang, gan, cơ hoành, tuỵ, thành bụng, tuyến thượng thận, thận, ruột non và khoang sau phúc mạc.
    • Xâm lấn nội thành tới tá tràng hoặc thực quản được xếp hạng theo mức độ xâm lấn sâu nhất của các vị trí này.

    Trích từ nguồn Bệnh học nôi khoa Ung Thư_Nhà xuất bản Y Hoc và NCCN

    Tin mới hơn:
    • 21/09/2016 16:57 - Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
    • 19/09/2016 20:04 - Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân lọc má
    • 19/09/2016 19:41 - Buồng tiêm truyền chemoport
    • 19/09/2016 19:03 - Haemophilus Influenzae
    • 18/09/2016 19:26 - Hội chứng phế quản
    Tin cũ hơn:
    • 14/09/2016 14:32 - Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì sự an
    • 14/09/2016 14:16 - Đạo đức trong y học lâm sàng
    • 14/09/2016 13:59 - Phòng ngừa phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp cho nhân vi
    • 01/09/2016 13:39 - Tắc ống lệ mũi bẩm sinh
    • 23/08/2016 20:50 - Kỹ thuật điều chế tủa lạnh
    >

    Video liên quan

Chủ Đề