Cậu bé đỏ tại gia là gì

Cúng 2 ngày trong tháng [ Vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch]

Đặt mâm cúng để trên cái bàn nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, có thể ngoài bậc thềm cửa [không được đặt trên bàn thờ.] do thai nhi chưa được xác nhận là con cháu trong gia tiên, nên thần  tài thổ địa không cho vào nhà nhận đồ. Quý vị lưu ý chỉ cần thụ thai được khoảng 13 ngày thì thai nhi đã có linh hồn chứng thai rồi nhé.

Trường hợp ngại có thể đến chùa cúng, nhưng không cúng trước mặt tượng PHẬT hay Thần Thánh, vong thai nhi sẽ không dám nhận, nên tìm 1 vị trí khuất tượng để dễ cúng lễ.

ĐỒ CÚNG rất đơn giản :

– Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ [cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv…kèm ống hút]

– Bánh kẹp loại ngon [ không phải loại cúng cô hồn ], Sô cô la càng tốt.

– Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi , thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam , nữ [nếu như không biết giới tính thai nhi] kèm theo giấy tiền vàng bạc.

Trước khi đưa con đi học đạo, gần với Phật Thánh thì bạn cần phải giác ngộ chính thân tâm của mình. Nhìn thấy sai để sửa, nhìn thấy có lỗi và hối lỗi với những đứa con

LỜI KHẤN NGUYÊN

[Trích trong kinh Nhật Tụng của PHẬT GIÁO]

– Tịnh pháp giới chân ngôn : ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM . [ 7 LẦN ]

– Chân ngôn biến thực : NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG

– Chân ngôn biến thủy : NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA , ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. [ 7 LẦN ].

Hôm nay là ngày … tháng …năm…, con tên là …tuổi… ngụ tại số … phường… quận…con xin Thổ Công, Thần Tài, Thổ Địa , cho phép con cúng lễ cho ấu nhi hữu danh vô vị, hữu vị vô danh.

*****

Mẹ là:……….., sắm bày lễ mọn, tỏ rõ lòng thành với vong nhi con.

Tạ thế vào ngày ….. tháng … năm….. tại [ nơi phá thai]. Do lỗi đạo mà đã từ bỏ giọt cưu mang, vội vã quên trách nhiệm bậc sinh thành đến nay con vẫn vô danh vất vưởng chẳng chỗ vong thân.

Lễ mọn này trước là tạ lỗi cùng con.

Sau là nghĩa vụ còn mang.

Thương thay vong mộng mắt chưa từng

Những ước đoàn phụ mẫu , hôm mai phụng dưỡng.

Nào ngờ tạo hoá vô tình, xui nên đôi nẻo âm dương, trưa tối buồn thương âu sầu chẳng dứt.

Ai làm nên mưa gió đầm đìa.

Cho đến nỗi minh dương cách biệt.

Ngoảnh nhìn gió bấc lơ phơ, nắm đất lạnh lùng,

Nến đỏ hương thơm, lễ theo nghi tiết – gọi là ba chén sữa đầy vơi, áo quần, tã lót, [ các thứ khác]

Linh nhi thấu cho chăng, dâng chút lễ thường hoạ may chín suối vàng tỏ biết – thương ôi là thương, kể sao cho xiết.

Hỡi con yêu – đi đâu về đâu bấy lâu thương nhớ lắm.

Sớm dậy tối nằm, tưởng đến, tình không dứt –lòng bi hoài ấm ức.

Xin hồn nhi chứng giám – trọn nghĩa trước sau – chín chữ duyên con mang nợ trả.

Mẹ khước từ nhận tấm nhân duyên – thác về đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, vất vưởng bấy lâu nay.

Lúc trước việc bối rối chưa chọn nghĩa mẹ con.

Nay mẹ đặt tên con cho trọn nghĩa trọn tình – kể từ đây con tên gọi : ……………., lòng nhẹ nhõm mẹ không ân hận – con có tên không còn phải vô danh.

Lễ mọn này con nghe lời mẹ – tiễn đưa vong hồn con vào [linh miếu, Đền, hoặc Chùa].

Nhờ ơn dày cửa Phật [Thánh hoặc các Tiên Linh] che chở cho theo hầu bóng quế.

Sớm tối theo hầu cửa từ bi.

Con hãy vui vẻ thông cảm cho ba mẹ vì hoàn cảnh thế gian mà không thể bảo vệ cho con được.

Nghe lời mẹ con theo hầu: Thánh, Phật, Thành Hoàng [Nơi được gửi ] mẹ làm lễ cúi xin chứng giám – con yên lòng giảm nghiệp trầm luân sớm ngày siêu thoát.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT [10 LẦN ]

NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT [10 LẦN ]

….Vái vong hồn bé đỏ  [ NGUYỄN,… A, B]……vv…Mình họ gì thì đặt con họ đó, nên đặt vô danh để con dễ siêu thoát , mẹ mời con về đây hưởng lễ mẹ cúng, gồm các bánh kẹo, quần áo, sữa. Con hãy thọ nhận rồi theo Phật, theo Bề Trên mà tu học, độ trì cho cả nhà ta vạn sự may mắn tốt lành

Chỉ cần khấn như vậy, không cần lạy vì thai nhi là con của mình.

Cũng có thể xưng là chị sinh và gọi là bé đỏ cũng được trong lúc khấn.

Sưu tầm

“Đừng quan tâm trời mưa, mình tập trung đọc kinh cho các con mau siêu thoát”- anh Hoàng Khánh [Cầu Giấy, Hà Nội] trầm gọng nói với người phụ nữ ngồi kế bên đang loay hoay tìm cách che mưa. Bất chấp gió lốc mạnh, mưa nhanh hối hả ập xuống đàn tràng, người đàn ông tóc pha sương, nét cương nghị, đôi mắt hoe đỏ vẫn một mực chăm chú đọc tụng bài kinh “Sám hối với thai nhi”.

Không nhớ đã bao lần miệt mài đi Tây Thiên cầu siêu độ nhưng anh Khánh chắc chắn mình chưa năm nào lỗi hẹn với đàn lễ đặc biệt của các “bé đỏ” [cách gọi tâm linh cho hài nhi yểu mạng]. Năm nay anh lại về Bảo tháp cầu siêu cho thai nhi 3 tháng tuổi mà anh với bạn gái lỡ “tạo tác” rồi phá bỏ thời tuổi trẻ. Cậu sinh viên thuở nào giờ đã tuổi ngũ tuần, vài chục năm trôi qua, song niềm day dứt thì vẫn ở lại, hằn in trong tâm trí. “Tâm linh tôi tin nghĩ, con đã siêu sinh ở một nơi miền xa ngái mà sao vẫn khắc khoải nỗi niềm…” - anh Khánh trải lòng.

Tại đàn tràng có khá đông nam giới đi cầu siêu thai nhi. Anh Trần Đình Dũng [Tam Đảo, Vĩnh Phúc] đến cầu nguyện cho con trai 1 tuổi rưỡi và thai nhi 6 tuần tuổi. Mười ba năm trước anh chị kết hôn. Anh công tác trong một quân đoàn tại Đà Nẵng, còn vợ là giáo viên ở quê nhà. Dù sống cách xa nhưng tình yêu luôn đong đầy, nhất là khi họ đón tin vui có thai con đầu lòng, rồi con chào đời vuông tròn khỏe mạnh. Vào tuổi ăn dặm, thằng bé bắt đầu dấu hiệu ốm bệnh, lo nhất là cái hạch nhỏ bên má phải cứ nổi to dần. Vợ anh - chị Liên một mình đưa con nhập viện, chuyển liên tục qua 6 bệnh viện từ Vĩnh Phúc ra Hà Nội suốt 4 tháng ròng để xét nghiệm tìm bệnh.

Vợ chồng chết lặng lúc nhận hung tin con trai nhỏ mắc bệnh bạch cầu cấp [một dạng ung thư máu]. Hôm đó là 27 Tết, anh vội xin nghỉ phép ra Hà Nội chăm con nằm điều trị tại Viện Huyết học TƯ. “Tôi ở bên cháu đúng 7 ngày ngắn ngủi, để rồi chẳng bao giờ còn được ôm con trong đời nữa…”- anh Dũng nghẹn lời.

Sau này khi vợ chồng đã sinh thêm 2 em bé, nỗi ám ảnh bệnh tật có thể bất ngờ xảy đến cho con cứ quanh quẩn đeo bám họ. Mãi cho đến năm các con vào cấp 1, cấp 2, cuộc sống mới dần nhẹ nhõm, thanh thản hơn. Anh Dũng bảo, kỳ lạ mỗi lần vợ hoặc chồng đi Tây Thiên cầu siêu, đêm về cô ấy đều mơ gặp con trai chơi đùa rất vui. Tôi nghe kể mà lòng vui ấm, có niềm tin thằng bé được vãng sinh an lành.  

Huyền già hơn nhiều so với tuổi 34, hai gò má quá cao nhô trên gương mặt buồn gầy sạm nắng. Cô với mẹ già từ Hải Phòng lên đây cầu siêu cùng lúc cho 3 hương linh bé bỏng là con ruột của mình. Một thai nhi mất từ trong bụng mẹ, còn hai bé trai sinh đôi do mắc viêm não bẩm sinh đã lần lượt lìa xa vợ chồng Huyền lúc chưa đầy một năm tuổi. Chờ đợi, mong ngóng suốt những năm qua, Huyền vẫn chưa thể có thai trở lại. Trong tận cùng nỗi đau mất con, cô khao khát được nghe tiếng trẻ thơ gọi mẹ. “Em mong các con siêu thoát! Cầu trời Phật cho em đời này vẫn còn tiếp tục được làm mẹ, cho đứa trẻ nếu về đầu thai có nhân duyên biết Phật pháp để được bình an” - cô nghẹn lời, nước mắt hòa trong mưa.   

Ở một góc khác của đàn tràng, Hạnh là Phật tử trẻ đã lập gia đình hai năm nhưng chưa có con. Cô đến dự lễ cầu siêu độ thai nhi cũng là tích phúc cho mình sớm làm mẹ. Hạnh chia sẻ, thật buồn lòng vì trong khi có bao nhiêu phụ nữ ngày đêm mong cầu sinh con thì lại cũng tồn tại vô số người nhẫn tâm phá bỏ thai nhi. “Phá thai là tội giết người, người nữ bỏ thai, người nam đồng phạm và cả người thực hiện thủ thuật cũng phạm vào tội này, oán thán vì thế mà ngút trời, đeo đẳng trong nhiều kiếp,” anh Trần Vũ Thành [CLB Trí thức trẻ Hà Nội] tham gia tác nghiệp chụp lại những khoảnh khắc đàn tràng, thẳng thắn bày tỏ.

Khi vong linh đứa trẻ không siêu thoát, niềm oán hận không được giải trừ thì người  lớn cũng không thanh thản, cuộc sống gặp nhiều trắc trở. Trong quan niệm của nhà Phật, đến với nhau là một niềm duyên. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã gieo một nghiệp xấu, ai oán đối với người thương yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu ý nghĩa này để giữ gìn, không làm điều sai. 

“Nương nguyện lực cứu độ của Tam bảo, dự đàn cầu siêu, tâm thành của mỗi người là một ánh nến cùng nhau kết lại sẽ thành đuốc lửa thiêng, tạo ra năng lượng từ bi sáng soi đường về Tịnh độ cho hương linh hài nhi” - lời Sư thầy Thanh Tịnh giảng giúp cho mọi người cùng thấm ngộ, lan tỏa một niềm tin tâm linh chắc thật.

Ngày 19/8 [09/7 âm lịch], tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên các Chư Tăng Ni Tây Thiên cùng đông đảo người dân và Phật tử cử hành Đại lễ Phả độ gia tiên [cầu siêu cho hương linh cửu huyền thất tổ] theo nghi lễ Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa. Lễ Vu lan báo hiếu công đức cha mẹ sinh thành sẽ tổ chức tại Tịnh thất Tây Thiên ngày 25/8 - Rằm tháng Bảy.

Tên họ của hàng ngàn bé đỏ được an vị trên đàn lễ cầu siêu thai nhi

Có khá đông nam giới đi cầu siêu cho trẻ em cõi âm..  

Trong suốt buổi lễ trời lúc mưa lúc nắng

Không bận tâm mưa nắng, mọi người tập trung đọc kinh cầu nguyện

Tên họ của hàng ngàn bé đỏ được đốt hóa vào cuối khóa lễ

Nữ Phật tử thay mặt cha mẹ đọc lời sám hối với thai nhi

Đàn lễ tiếp dẫn hương linh thai nhi siêu sinh về Tịnh độ

Video liên quan

Chủ Đề