Câu thơ đêm khuya văng vẳng trống canh dồn được dùng như thế nào

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Soạn văn 11 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 208

Soạn văn 11 bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân [Tiếp theo] trang 35

Bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 11

Bài làm văn số 2 Ngữ văn 11

Bài làm văn số 1 Ngữ văn 11

Soạn văn 11 bài: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 205

Soạn văn 11 bài: Ôn tập phần văn học

Soạn văn 11 bài: Tình yêu và thù hận

Soạn văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Soạn văn 11 bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Soạn văn 11 bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Soạn văn 11 bài: Luyện tập viết bản tin

Soạn văn 11 bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Soạn văn 11 bài: Chí Phèo [tiếp theo]

Soạn văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí [tếp theo]

Soạn văn 11 bài: Chí phèo

Soạn văn 11 bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Soạn văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Soạn văn 11 bài: Hạnh phúc của một tang gia

Soạn văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn văn 11 bài: Chữ người tử tù

Soạn văn 11 bài: Ngữ cảnh

Soạn văn 11 bài: Hai đứa trẻ

Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận so sánh

Soạn văn 11 bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Soạn văn 11 bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Soạn văn 11 bài: Xin lập khoa luật

I. Tiểu dẫn

- Hồ Xuân Hương quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, sáng tác của bà gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Bà từng được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

- Tự tình [bài II] nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài.

II. Văn bản [SGK]

1. Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả

 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”.

- Câu thơ đầu của bài thơ gợi buồn bã từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần [văng vẳng] mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, được cảm nhận bằng tâm trạng. Trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh là bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”.

Phép đảo ngữ khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. "Trơ" là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hồng nhan [chỉ dung nhan người thiếu nữ] lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái "hồng nhan" trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà còn là cay đắng. Nhịp câu thơ 1/3/3 chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

Tuy nhiên câu thơ không chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở trong từ "trơ" kết hợp với "nước non" thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

- Hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Thời gian không ngừng trôi và nhân vật trữ tình cô đơn đối diện với đêm khuya và với vầng trăng lạnh. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn [bóng xế] mà vẫn "khuyết chưa tròn", tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu càng gợi thêm sự cô đơn và bẽ bàng, cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của tạo hóa.

2. Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

- Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn nhưng không chịu yếu mềm. Rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây". Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Cùng với biện pháp đảo ngữ là sự kết hợp giữa những động từ mạnh [xiên, đâm] với các bổ ngữ [ngang, toạc] thể hiện sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Câu thơ căng đầy sức sống, đá, rêu như đang phản kháng quyết liệt với tạo hóa. Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ sức sống, khát khao.

3. Hai câu kết

- Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”.

- Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại, tạo hóa đang chơi một vòng quay nhàm chán như chuyện duyên tình của con người.

- Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự ngán ngẩm.

- Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.

4. Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

- Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa.

- Rơi vào hoàn cảnh ấy, nhiều người sẽ tuyệt vọng, phó mặc, buông xuôi. Thế nhưng, trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn gồng mình lên, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề