Cây cà phê được trồng với diện tích lớn nhất ở đâu

NHỮNG VÙNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM

By

vsca

-

March 31, 2021

0

2081

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?

Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam. Nếu hỏicây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyênthì câu trả lời chắc chắn là Đắk Lắk.

Diện tích cà phê ở Đắk Lắk hiện nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên. Với khoảng 205.000 ha cà phê Đắk Lắk chiếm tới 70% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh, chiếm thế độc tôn trong cơ cấu cây trồng. Diện tích này cũng tương đương 42% diện tích cà phê của khu vực Tây Nguyên và hơn 32% diện tích cà phê của cả nước.

Với người dân Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, cây cà phê là linh hồn cũng là nguồn sinh kế.

Sản lượng cà phê mỗi năm của Đắk Lắk là khoảng 450.000 – 490.000 tấn, dẫn đầu sản lượng cả nước. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp của nơi đây đã khiến cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

TP Buôn Ma Thuột hiện là tỉnh lỵ Đắk Lắk, cũng là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên. Chất lượng cũng như sự nổi tiếng cũng của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã giúp cho nền kinh tế, xã hội địa phương phát triển nhanh chóng. Những đồn điền cà phê trên miền đất đỏ bazan Buôn Ma Thuột có lịch sử trăm năm đã mang lại đời sống sung túc cho người dân nơi đây.

Diện tích và sản lượng cà phê

  • Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước rất lớn khoảng 720.000 ha. Trong đó, cà Robusta khoảng 670ha [chiếm 93% diện tích], đạt khoảng 1,71 triệu tấn [khoảng hơn 96% sản lượng]. Cà Arabica, diện tích là 50.000 ha [chỉ gần 7%], sản lượng gần 67.000 tấn [chỉ gần 4%]. [số liệu cao hơn số liệu của chính thống khoảng 70.000 ha].

Diện tích và sản lượng ước tính cà phê robusta của Việt Nam – 2018/2019

  • Cà phê Robusta được trồng tập trung chủ yếu ở Đaklak, Lâm Đồng, Đak Nông và Gia Lai. Vì vậy, sản lượng ở đây rất cao và giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất và chế biến.

Diện tích và sản lượng ước tính cà phê Arabica của Việt Nam – 2018/2019

  • Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và Sơn La. Do vậy, đây cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt. Các công ty như Hồ Phượng, ACom, Olam ở Lâm Đồng; hay, công ty Cát Quế, Minh Tiến, Phúc Sinh ở Sơn La.

CHÂU PHI

Được biết đến như là cái nôi của cà phê. Châu Phi là cội nguồn khơi ngợi nhiều sự hấp dẫn trong hương vị cà phê từ vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn khám phá về Châu Phi với phong cảnh hùng vĩ, cùng những lịch sử lâu đời gắn bó giữa cà phê và con người nơi đây. Và hơn cả sẽ giúp bạn có thêm kiến thức vô cùng phong phú, để bạn có thể chọn lựa những hương vị cà phê mong muốn với sở thích khẩu vị của mình.

Ethiopia – Cái nôi của cà phê
Sản xuất cà phê ở Ethiopia là một truyền thống lâu đời có từ hàng chục thế kỉ trước. Truyền thuyết kể lại rằng vào năm 800 trước công nguyên. Anh chàng Kaldi là một người chăn dê đã phát hiện ra hạt cà phê, sau khi chứng kiến ​​những chú dê ăn một loại quả lạ và chảy nhảy không biết mệt mỏi cho đến tận khuya. Câu chuyện được kể lại với các thầy tu và từ đó cây cà phê được biết đến. Câu chuyện này nghe thật thú vị, nhưng thực tế, có khả năng là những người trong bộ tộc Galla du mục đầu tiên đã khám phá ra cây cà phê và những đặc tính tiếp thêm sinh lực của nó.

Là nơi sinh ra của cà phê, Ethiopia có 99% sự đa dạng di truyền thực vật cà phê trên thế giới. Tức là, những nghiên cứu duy truyền học cho thấy các giống cà phê được trồng & sản xuất toàn thế giới ngày nay chỉ chiếm không qua 1% số giống loài cà phê hiện diện ở Ethiopia. Điều này khiến cà phê ở Ethiopia trở thành địa danh về sự đa dạng cà phê và kì lạ nhất trên thế giới. Ethiopia là nước trồng cà phê lớn thứ 5 trên thế giới.

Hương vị phổ biến: Vị tươi sáng cân bằng, ngọt dịu, hương chanh, hoa quả nhiệt đới
Độ cao hoàn hảo: từ 1500-2200m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Sidama [Sidamo], Yirgacheffe, Harrar, Gesha

Kenya:
Là nước láng giềng nằm sát với Ethiopia. Nhưng phải đến 1893 cà phê thực sự mới được trồng bởi các nhà truyền giáo Pháp. Và đến năm 1896 mới cho vụ mùa đầu tiên. Cà phê ở Kenya nổi tiếng với chất lượng và thường được phân loại nhiều cấp:

E: Các hạt Elephant Beans [Hạt Voi]
AA: Cấp thông thường cho các loại hạt lớn [ Kích cỡ sàng 18] hay 7,22mm
AB: Kết hợp giữa A [Sàn cỡ 16] và B [Sàn cỡ 15]
PB: Đùng cho hạt đơn nhân [ Giống hạt Culi ]
Cà phê Kenya có mùi hương rất mạnh. Và nếu bạn nhấp một ngụm nhỏ thôi bạn cũng sẽ nghe thấy trong miệng mình sự gào thét mãnh liệt của nho đen, mận, hoa tươi. Sau đó sẽ là vị ngọt của siro mạch nha, dù khá cân bằng những vẫn rất “đã”. Bạn có tham khảo để biết rõ hơn về hạt cà phê Kenya AA Asali tại đây

Hương vị phổ biến: Nho đen, mận, hoa tươi, vị ngọt tối
Độ cao: 1200 – 2300m
Phương pháp chế biến: Ướt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Bungoma, Kiambu, Mt. Elgon, Nyeri

Rwanda:
Cà phê du nhập vào Rwanda bởi các nhà truyền giáo Đức vào năm 1904. Nhưng do cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994 đã tàn phá nền kinh tế và ngành công nghiệp cà phê của đất nước, Rwanda đã trở thành một bức tranh đầy cảm hứng về sự hòa giải và tiến bộ. Sự thăng trầm của lịch sử đã khiến cà phê Rwanda được đánh giá chất lượng kém bị phân loại C. May mắn thay vào đầu những năm 2000 chính phủ đã khuyến khích người dân phát triển cà phê theo hướng Specialty Coffee. Và sự ra đời của trạm rửa đầu tiên với sự hỗ trợ của USAID [Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ] năm 2004 đã mang lại tiềm năng phát triển cà phê chất lượng cao ở Rwanda

Ngày nay Rwanda dù chỉ đóng góp 0,2% sản lượng cà phê toàn cầu, nhưng hầu hết đều có chất lượng tuyệt vời, hương vị tươi sáng của táo đỏ và nho. Vị trái mọng nước và hương hoa khá ngon

Hương vị phổ biến: Đất, trái cây, hương hoa
Độ cao: 1600 – 2000m
Phương pháp chế biến: Chủ yếu là chế biến khô
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Hồ Kivu, Butare, Nyanza, Quận Ngoma

Burundi:
Cà phê được du nhập vào Burundi trong những năm 1920 dưới sự đô hộ của Bỉ. Đây là giai đoạn tươi sáng của ngành cà phê thế giới khi mà nhu cầu về cà phê ở châu Âu tăng mạnh, nhưng lại khá đen tối với Burundi, Người nông dân phải trồng cà phê do đàn áp, và giá trị không cao. Khi Burundi dành độc lập vào năm 1960 sản xuất cà phê được tư nhân hóa nhưng do kiến thức, giống nên cà phê ở Burundi có chất lượng rất kém

Mãi đến thập kỷ đầu tiên của năm 2000, lấy cảm hứng từ sự thành công của nước láng giềng Rwanda trong việc tái thiết đất nước bằng cây cà phê, ngành cà phê của Burundi được chú trọng đầu tư và phát triển rõ rệt. Cà phê tuyệt vời ở Burundi có thể dễ dàng nhận biết được với các chuyên gia bởi độ chua kỳ lạ của chúng và hương vị như soda

Hương vị phổ biến: Ngọt, cay, hương hoa rất sắc nét
Độ cao: 1.250 đến 2.000m
Phương pháp chế biến: Hầu hết chế biến ướt, một phần chế biến khô
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Gitega, Karuzi, Kayanza, Kirundo, Muyinga, Ngozi

Uganda:
Với diện tích chủ yếu là trồng Robusta. Những năm 1900 Uganda đã tăng sản lượng Arabica từ khi các giống cà phê từ Ethiopia và Malawi được nhập về. Tính đến năm 2015, Uganda đã vượt lên Mexico để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 8 trên thế giới.

Tương tự như Ấn Độ, Uganda gần đây đã chứng kiến ​​sự gia tăng của một số loại cà phê robusta đặc sản hiếm. Điều này có thể là do các kỹ thuật trồng trọt của người nông dân hoặc dinh dưỡng từ đất núi lửa màu mỡ. Cà phê ở Uganda có hương vị của Socola ngọt ngào, rượu vang

Hương vị phổ biến: Socola, đất, rượu vang
Độ cao: 1500-2.300m
Phương pháp chế biến: Hầu hết chế biến ướt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Mbale, Bugisu, Kibale

Bờ Biển Ngà
Nằm ở cuối phía tây của Bắc Phi là cộng hòa Bờ Biển Ngà. Với giống cà phê chủ yếu là Robusta, được thực dân Pháp đưa vào 1800. Cà phê đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn. Trong một thời gian ngắn sau Thế chiến II, Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu cà phê số 3 trên thế giới

Biến động dân sự và chính trị đã khiến ngành cà phê của nước này rơi trở lại nước xuất khẩu lớn thứ 14 trên thế giới, nhưng chính phủ hiện tại lạc quan và hy vọng ngành công nghiệp sẽ tăng 400% vào năm 2020.

Hương vị phổ biến: Sô cô la, các loại hạt
Độ cao: 1500-2.300m
Phương pháp chế biến: Chế biến Khô, Ướt

CHÂU Á

Cà phê trên thế giới đã thay đổi và phát triển rất nhiều so với những thập kỉ trước đấy. Điều đó có nghĩa là cà phê sẽ có nhiều hương vị hơn để bạn có thể thưởng thức. Và hơn hết, bạn có thể rất dễ dàng để đặt mua chúng ở bất kì đâu, bất kì lúc nào

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn đến những vùng trồng cà phê nổi tiếng của châu Á và bán đảo Ả Rập. Vì khu vực này có rất nhiều vùng trồng cà phê nên tôi sẽ chủ yếu giới thiệu những vùng trồng cà phê nổi tiếng về chất lượng.

Ấn Độ – đất nước tôn giáo
Được biết đến như đất nước đầu tiên trồng cà phê bên ngoài Đông Phi và bán đảo Ả Rập. Hạt cà phê được những người Hồi Giáo Baba Budan mang bất hợp pháp vào Ấn Độ năm 1670, khi trở về từ Mecca. Cà phê được trồng đầu tiên ở quận Chikmaglur của vùng Karnataka

Hầu hết cà phê được trồng ở Ấn Độ là Arabica cho đến khi một dịch bệnh bùng phát và gần như xóa sạch ngành cà phê của nước này vào năm 1850. Sau đó, người nông dân trên khắp đất nước Ấn Độ đã trồng lại các giống cà phê Robusta với khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Do đó cà phê có nguồn gốc ở Ấn Độ thường là cà phê Robusta có vị đắng và được đánh giá thấp

Hương vị phổ biến: đậm đà, sánh và có nồng độ acid thấp, nhưng lại ít khi có được sự đa dạng về chiều sâu hương vị
Độ cao hoàn hảo: từ 400-2000m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt, Monsooned gần giống với phương pháp chế biến khô nhưng thời gian phơi kéo dài thường từ 3-4 tháng
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Baba bundan, Niligris, Shevaroys,…
Các giống phổ biến: S795, Kent, Cauvery, các giống Robusta

Indonesia – Cà phê chồn
Được biết đến như là đất nước canh tác cây cà phê rất sớm. Từ năm 1699 cây cà phê đầu tiên đã được trồng thành công ở Jakarta – Indonesia và đặt dấu mốc cho sự phát triển của cây cà phê ở Indonesia. Vào năm 1719 cà phê từ Indonesia đã có mặt tại Châu Âu với cái tên “cà phê Java”. Sự thành công này không chỉ tại Indonesia mà có ảnh hưởng to lớn đến sản xuất cà phê toàn cầu. Kể từ đó tên Java và Sumatra – đã trở thành đại diện cho cà phê với chất vị hảo hạng trong nhiều thế kỷ qua.

Một điều đặc biệt ở Indonesia, Cà phê ở đây được chế biến hỗn hợp [hybrid process] kết hợp giữa chế biến ướt và xử lý tự nhiên. Quá trình chế biến bán ướt [semi-washed] này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tách cà phê. Nó giảm độ acid một cách đáng kể, và dường như tăng thêm thể chất, tạo nên một tách cà phê mềm hơn, tròn vị hơn và thể chất dày hơn. Cà phê chồn- Kopi Luwak cũng rất nổi tiếng ở Indonesia nhưng tôi không muốn đề cập đến nó trong bài viết này vì một số nguyên do

Hương vị phổ biến: Cà phê semi-washed thường rất đậm đà, có vị giống đất, gỗ, hương liệu và rất ít acid
Độ cao hoàn hảo: từ 900 – 1800m
Phương pháp chế biến: chế biến bán ướt [semi-washed]
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Sumatra, Java, Sulawesi, Flores,…
Các giống phổ biến: Typica, Ateng, USDA

Papua New Guinea [PNG]
Nhiều người liên hệ cà phê Papua New Guinea với cà phê từ Indonesia, nhưng quả là không công bằng khi nói như vậy. Khi nói về cà phê, Papua New Guinea có chỗ đứng hoàn toàn riêng biệt. Cà phê được trồng khá sớm, vào những năm 1890, nó không được xem là một sản phẩm thương mại trong thời gian đầu. Vào năm 1926, 18 trang trại quy mô được thành lập từ những hạt giống từ núi Bluemoutain thuộc Jamaica. Đến năm 1928, sản xuất cà phê chính thức được nở rộ

Bắt đầu năm 1950 Cà phê được trồng ở Sigri, nằm trong thung lũng Wahgi, thuộc tỉnh Western Highlands đã trở nên nhanh chóng nổi tiếng và được công nhận là cà phê dành cho người sành điệu ngon nhất thế giới. Hầu hết cà phê của Papua New Guinea được sản xuất ở những vùng Cao Nguyên, và những vùng này cho thấy được nhiều tiềm năng tuyệt vời cho việc sản xuất một số loại cà phê hảo hạng trong tương lai.

Hương vị phổ biến: hương vị bơ, độ ngọt cao và độ phức tạp hương vị tuyệt vời
Độ cao hoàn hảo: từ 1000-1900m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Cao nguyên phía Đông, Cao nguyên phía Tây, Tỉnh Simbu,…
Các giống phổ biến: Bourbon, Typica, Arusha

THÁI LAN
Sản xuất cà phê vào đầu những năm 1900, nhưng mãi đến năm 1979 cà phê ở Thái Lan mới được xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta do 90% diện tích trồng đa phần là Robusta, Nhưng theo tìm hiểu thì ở một số vùng đặc biệt là các vùng phía Bắc của Thái Lan vẫn trồng một số dòng Arabica đặc biệt. Và hầu hết các mặt hàng Arabica này chủ yếu chỉ xuất khẩu trong khu vực Châu Á. Vì vậy, để được thưởng thức một tách cà phê Arabica của đất nước chùa Tháp thì bạn thực sự phải tìm tòi rất kì công đấy!

Hương vị nổi bật đặc trưng: có hương vị Socola, Hương Hoa, Hương vị chanh
Độ cao hoàn hảo: 800-1500m
Phương pháp chế biến: Chủ yếu là chế biến ướt
Những khu vực trồng cà phê nổi tiếng: Lanna, Chiang Rai, Chiang Mai
Các giống phổ biến: Caturra, Catuai, Catimor và Geisha, Robusta

MYANMAR
Trước đây được gọi là Miến Điện. Vài năm qua Myanmar được coi như là một quốc gia đang bắt đầu nở rộ như một nhà cung cấp cà phê đặc sản. Cà phê được đưa vào Myanmar bởi những người định cư Anh vào năm 1815. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu tôi được biết rằng cà phê đã không được thực sự quan tâm như một mặt hàng xuất khẩu vào những năm 1900. Và vào năm 2000 Myanmar đã gần như cắt giảm xuất khẩu sang nhiều nước do đến từ bất ổn chính trị

Nhưng đến thời điểm hiện tại thì cà phê ở Myanmar đã được quan tâm nhiều hơn!

Hương vị phổ biến: Hoa, trái cây, độ chua sáng, phức tạp, body nhẹ
Độ cao: 1100m
Phương pháp chế biến: Ướt và Khô
Khu vực trồng đáng chú ý: Bang Shan, Mandalay
Các giống phổ biến: S-795, Catimor, SL 34, Caturra, Catuai


Việt Nam
Người Pháp mang cà phê vào Việt Nam năm 1857 và được trồng theo dạng trang trại trồng trọt trong thời gian ban đầu. Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Cà phê ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và gần như độc quyền về giống cà phê Robusta, khiến Việt Nam là một nhà cung cấp chính trong ngành công nghiệp cà phê thế giới và cung cấp một phần lớn cà phê hòa tan của thế giới.

Các vùng cao nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. Chủ yếu những vùng trồng Robusta. Ngành cà phê tập trung xung quanh Buôn Ma Thuột, trung tâm của thành phố. Đắk Lắk và Lâm Đồng là những nơi sản xuất chính, trồng khoảng 70% lượng cây Robusta của cả nước. Arabica được trồng ở vùng Trung Nguyên từ khoảng 100 năm trước, trong các vùng xung quanh Đà Lạt – thuộc Lâm Đồng.

Arabica trồng ở các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và Quảng Trị ở phía Bắc đất nước, gần thành phố Hà Nội. Hay ở một số vùng xung quanh Đà Lạt – Lâm Đồng. Có độ cao cần thiết để Arabica sinh trưởng tốt, nhưng lại ít khi tìm được cà phê chất lượng cao được sản xuất ở đây. Tuy nhiên, Arabica chiếm số lượng rất ít trong tổng sản lượng cà phê toàn quốc. Nhưng gần đây đã có một số trang trại đang làm rất tốt trong việc cố gắng nâng cao chất lượng cà phê Arabica ở Việt Nam. Hi vong sắp tới đây sẽ có những loại cà phê tuyệt hảo được xuất khẩu ở Việt Nam

Hương vị phổ biến: Có rất ít cà phê chất lượng cao ở Việt Nam, và hầu hết có vị đơn điệu, vị gỗ, thiếu độ ngọt
Độ cao hoàn hảo: từ 600 – 1600m
Phương pháp chế biến: chế biến ướt, tự nhiên
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Khe sanh[ Quảng Trị], Lâm Đồng, Đà Lạt, Sơn La,…
Các giống phổ biến: Bourbon, Sẻ [Sparrow], S Catimor, Robusta, Pacamara, Liberica, Typica


YEMEN – Cái nôi hội nhập, phát triển cà phê
Ở phía bên kia của châu Á là một quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng lãnh địa cà phê. Cảng Al Mokha là cảng đầu tiên kinh doanh cà phê thương mại trên thế giới. Chính Yemen đã mở quán cà phê đầu tiên trên thế giới. Phương pháp pha Thổ Nhĩ Kỳ cũng được phát minh ra bởi những người yêu thích cà phê ở Yemen

Đặc biệt, Yemen cũng nổi tiếng với Qesher, tên gọi khác Q’shr hay Qishr. Đó là phần vỏ thịt được phơi khô nhưng chưa rang từ quả cà phê trong quá trình sản xuất. Những vỏ thịt thường được nấu như trà và là một cách khá phổ biến để người Yemen thưởng thức một loại cà phê. Gần đây hơn, các nhà sản xuất ở Trung Mỹ [Starbucks] đã thử nghiệm với sản phẩm này, và gọi nó là CASCARA.

Thật không may, Yemen đã phải đối mặt với khó khăn liên tục kể từ khi sự sụp đổ của Đế chế Ottoman. Bị kìm hãm trong một cuộc nội chiến nhiều thập kỷ và phải đối mặt với nạn hạn hán và nạn đói nghèo khủng khiếp, ngành công nghiệp cà phê của khu vực đang phải vật lộn để ở trụ lại.

Hương vị phổ biến: Đất, sô cô la, vị chua của rượu hoang dại, phức tạp, nồng, một trải nghiệm cà phê rất đặc biệt, khác với những loại cà phê vòng quanh thế giới.
Độ cao: 1500 – 2100m
Phương pháp chế biến: Khô
Khu vực trồng tự nhiên đáng chú ý: Bani Mater, bani Hammad, Bura’a, Haraaz, Haimateen
Các giống phổ biến: những giống cổ truyền như Raymi, Dwairi, Bura’ae, Kubari, Tufahi, Udaihi


Bản đồ xuất khẩu cà phe thế giới






......................................HLT.vn..........................................
HLT xin kính chào quý khách!
Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:
- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.
- Bán trả góp máy PHA cà phê.
- Cho thuê máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v...chỉ từ 500k.
- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.
- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi
- Cho mượn máy xay cà phê pha phin.
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.
- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...
- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.
- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.
- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.
- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.
......
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.
Với phương châm: “Sản Phẩm Chất Lượng - Dịch Vụ Hoàn Hảo – Gía cả cạnh tranh”,
HLT cam kết mang đến giải pháp thiết thực nhất.
Chi tiết liên hệ hotline: 0977 377 748 - 0979 789 285
“HLT.vn: Uy tín - Chuyên Nghiệp – Tận Tâm”
....
Website: HLT.vn
Tải App: HLT.vn
[/tintuc]

Cây cà phê chè Việt Nam và ba vùng canh tác trọng điểm

Cây cà phê chè [Arabcia] vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối [Robusta] trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam.

TÓM TẮT NỘI DUNG

  • Vị thế của cà phê chè trong ngành cà phê Việt Nam
    • Khởi sự của cây cà phê chè Việt Nam
  • Ba vùng trong điểm canh tác cà phê chè
  • Vùng cà phê chè Tây Bắc
  • Cà phê chè Miền Trung – Bề dày truyền thống
  • Vùng cà phê chè Tây Nguyên và những lợi thế
  • Tiềm năng phát triển cà phê chè Việt Nam
  • Công cuộc làm mới cây cà phê chè

Vùng sản xuất

Các vùng trồng cà phê ở Việt nam

Việt nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Bốn tỉnh trồng nhiều cà phê Robusta nhất gồm có Đăklăk, Lâm đồng, Gia lai và Đăk nông với diện tích khoảng 90% tổng diện tích cà phê cả nước - hiện tại khoảng 550,000ha. Trên thị trường thế giới, cà phê Robusta thường có giá bằng một nửa giá cà phê Arabica.Các giống cà phê Arabica khác nhau chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước.

Cà phê chè Arabica, chủ yếu là Catimor được trồng ở các tỉnh có độ cao lớn gồm Điện biên, Sơn la, Quảng trị, Lâm đồng và Kon tum. Không giống Robusta chủ yếu được trồng ở khu vực vĩ độ và độ cao thấp so với mực nước biển, cà phê chèArabica được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt đới và khu vực xích đạo với độ cao trên 600m so với mực nước biển. Ở nhiều khu vực miền núi từ Bắc tới Nam, cà phê chè Arabica là nguồn thu nhập chính của hàng chục ngàn hộ gia đình người dân tộc thiểu số, Thái ở Điện biên, Sơn la; Vân kiều ở Quảng trị; K'ho ở Lâm Đồng; Xơ đăng ở Kontum... Mặc dầu giá cà phê Arabica thường cao hơn nhưng do năng suất chỉ bằng 1/3 cà phê Robusta khiến tổng thu nhập từ cà phê Arabica thấp hơn. Kết quả là ở nhiều khu vực trồng cà phê chè Arabica, người dân vẫn đang sống trong điều kiện nghèo khổ.

Vùng sản xuất cà phê Oriberry

Cà phê Oriberry chủ yếu được trồng ở vùng sâu, vùng xa, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Ở Điện biên, Oriberry làm việc với nông dân huyện Mường Ảng và đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường Phăng. Trong khi Mường Ảng có khoảng 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất cà phê, xã Mường phăng là một vùng hoàn toàn mới và cây cà phê mới được trồng khoảng 5 năm trở lại đây. Ngay sát Điện biên, chúng tôi làm việc với nhóm nông dân người Thái ở Bản Chiềng Sinh thành phố Sơn la. Cà phê ở vùng này mang theo hương vị của miền núi phía Bắc.

Ở khu vực miền Trung, Oriberry làm việc với nhóm dân tộc Vân kiều tỉnh Quảng trị, nơi có điều kiện sản xuất khó khăn nhất trong các vùng cà phê ở Việt nam nhưng cũng là nơi đóng góp phần sản lượng lớn nhất cho cà phê Oriberry. Cà phê Arabica chế biến ướt ở Quảng trị mang hương thơm ngậy của các loại hạt nhiều dầu và ngọt của caramel, rất thích hợp để pha cà phê Espresso. Nhà máy chế biến cà phê Oriberry ở Quảng trị đạt chứng nhận UTZ năm 2008 cho diện tích sản xuất 180ha với sản lượng hàng năm 200 tấn.

Đi sâu hơn về phía Nam, Oriberry làm việc với nhóm nông dân người K'ho ở huyện Lạc dương và nông dân ở huyện Cầu đất tỉnh Lâm đồng, nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho các loại cà phê Arabica giống cổ như Typica, Bourbon, Caturra và Catuai. Giống như nông dân ở Điện biên và Sơn la, nông dân ở khu vực Lâm đồng có thể sản xuất cà phê thóc ở quy mô hộ gia đình. Oriberry làm việc với các nhóm nông dân nhỏ, thực hiện hợp đồng sản xuất theo bộ nguyên tắc thực hành của Oriberry. Ở khu vực Tây nguyên, Oriberry mua sản phẩm cà phê Robusta chế biến ướt từ công ty Eapok và trong lúc khuyến khích nông dân trồng Robusta cải thiện phương pháp chế biến.

Video liên quan

Chủ Đề