Chất nào cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu

SKĐS - Thiếu máu đại hồng cầu [Macrocytic anemia] là một dạng bệnh thiếu máu với tình trạng các tế bào máu [hồng cầu] lớn một cách bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra các bệnh lý như viêm dây thần kinh ngoại biên, suy giảm trí nhớ, gia tăng nhịp tim, huyết áp...

Điều trị thiếu máu đại hồng cầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12 và folate [vitamin B9], cần bổ sung các vitamin này để giúp cơ thể nhanh chóng hấp thu lượng vitamin thiếu hụt.

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu đại hồng cầu

Bình thường hồng cầu có kích cỡ 80 - 100 femtoliters [fL]. Với người mắc bệnh thiếu máu đại hồng cầu, có hồng cầu lớn bất thường > 100 fl, dẫn đến số lượng hồng cầu giảm sút và lượng hemoglobin trong hồng cầu cũng suy giảm. Hemoglobin là một protein chứa sắt vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin thấp, cơ thể bị thiếu oxy gây ra các triệu chứng [tim đập nhanh, khó thở, da xanh xao…] của bệnh lý thiếu máu đại hồng cầu.

Triệu chứng:

Các triệu chứng khởi phát từ từ: ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt [bệnh nhân thường tình cờ phát hiện khi làm các xét nghiệm về máu], ở giai đoan cuối thường xuật hiện các triệu chứng:

- Chán ăn.

- Mệt mỏi.

- Da xanh xao.

- Tim đập nhanh, khó thở.

- Giảm trí nhớ, khó tập trung…

Thiếu máu đại hồng cầu có thể làm tim đập nhanh, khó thở

Biến chứng:

Bệnh thiếu máu đại hồng cầu nếu diễn ra trong một thời gian dài và không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra các bệnh lý như viêm dây thần kinh ngoại biên, suy giảm trí nhớ… Ngoài ra, còn làm gia tăng nhịp tim, huyết áp, gây ra các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim…

Phân loại:

Được chia làm 2 dạng tùy theo rối loạn:

Dạng rối loạn sao chép AND của hồng cầu, tạo ra những hồng cầu có kích cỡ khổng lồ [Megaloblastic anemia]. Đây là dạng thường gặp nhất của thiếu máu đại hồng cầu.

Dạng rối loạn làm gia tăng diện tích màng tế bào của hồng cầu [Nonmegaloblastic macrocytic anemia]. Dạng này thường gặp ở người nghiện rượu, người mắc các bệnh lý ở gan [viêm gan, xơ gan…], nhược giáp.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu đại hồng cầu:

Dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12 và folate [dạng tự nhiên của vitamin B9]. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu đại hồng cầu.

Bệnh lý: người mắc bệnh gan [viêm gan, xơ gan…], suy giáp thường bị thiếu máu đại hồng cầu.

Lối sống: nghiện rượu sẽ gây ra thiếu máu đại hồng cầu.

Thuốc: một số loại thuốc [thuốc chống động kinh, thuốc dùng trong hóa trị liệu…] khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ thiếu máu đại hồng cầu.

Bổ sung vitamin

Điều trị thiếu máu đại hồng cầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12 và folate [vitamin B9], cần bổ sung các vitamin này ở dạng thuốc tiêm hay thuốc viên, để giúp cơ thể nhanh chóng hấp thu lượng vitamin thiếu hụt.

Vitamin B12 là tên gọi chung của một nhóm hợp chất hóa học polypyrrole có chứa cobalt và có cấu trúc tương tự nhau như hydroxocobalamin, cyanocobalamin, methylcobalamin…Vitamin B12 là một vitamin nhóm B tan trong nước, tham gia vào quá trình sản sinh ra hồng cầu của máu.

Folate [vitamin B9] là vitamin nhóm B tan trong nước, cần thiết cho quá trình tạo máu và tổng hợp axít nucleic trong cơ thể.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B12 [thịt, cá, gan, trứng, sữa…] và folate [rau qủa, ngũ cốc, gan, thịt…] để nâng cao hiệu quả điều trị!

Hiểu kiến thức cơ bản về tế bào hồng cầu. Khoảng 1/4 tế bào trong cơ thể người là tế bào hồng cầu hay hồng cầu. Tế bào hồng cầu phát triển trong tủy xương với số lượng khoảng 2,4 triệu tế bào mỗi giây.

  • Tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể từ 100-120 ngày. Cũng chính vì vậy mà bạn chỉ có thể hiến máu mỗi 3-4 tháng một lần.
  • Trung bình, nam giới có 5,2 triệu tế bào hồng cầu, nữ giới có khoảng 4,6 triệu tế bào hồng cầu trong 1 mm khối. Nếu thường xuyên hiến máu, bạn sẽ thấy nam giới vượt qua được xét nghiệm hiến máu nhiều hơn phụ nữ.

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều sắt vào chế độ ăn để cải thiện dinh dưỡng. Cách này giúp cơ thể hồi phục và bù đắp lại dưỡng chất thiếu hụt. Tăng cường thực phẩm giàu sắt mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sắt là một phần thiết yếu của tế bào hồng cầu và hemoglobin vì sắt giúp đưa oxy đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sắt còn giúp bài tiết khí CO khi thở ra. Thực phẩm giàu sắt gồm có:

  • Các loại đậu/rau đậu
  • Đậu lăng
  • Rau xanh như cải xoăn và cải bó xôi
  • Hoa quả sấy khô, bao gồm mận khô
  • Thịt nội tạng như gan
  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt đỏ
  • Nho khô

* Nếu việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt mỗi ngày là chưa đủ, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu. Viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều 50-100 mg và có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.

Bổ sung đồng. Đồng là khoáng chất thiết yếu khác giúp tế bào tiếp cận nguyên tố sắt ở dạng hóa học cần thiết cho tế bào hồng cầu trong quá trình chuyển hóa sắt. Đồng có trong thịt gia cầm, hải sải có vỏ, gan, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la, đậu, quả mọng và các loại hạt. Thực phẩm chức năng bổ sung đồng cũng có sẵn ở dạng viên nén 900 mcg và có thể uống 1 lần mỗi ngày.

  • Người trưởng thành cần 900 mcg đồng mỗi ngày. Trong thời kỳ sinh sản, nữ giới có kinh nguyệt nên cần bổ sung nhiều đồng hơn nam giới. Nữ giới cần 18 mg đồng mỗi ngày, trong khi đó, nam giới chỉ cần 8 mg.

Bổ sung đủ axit folic. Axit folic hay vitamin B9 hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu bình thường. Thiếu hụt axit folic đáng kể có thể dẫn đến thiếu máu.

  • Ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh đậm, các loại đậu, đậu lăng và các loại hạt có chứa lượng lớn axit folic. Axit folic cũng có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng - liều lượng 100 đến 200 mcg, có thể uống 1 lần mỗi ngày.
  • Trường Đại học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ [ACOG] khuyến nghị nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành có kinh nguyệt đều đặn. Mặt khác, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị liều bổ sung 600 mg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai.
  • Bên cạnh tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào máu khỏe mạnh, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tái tạo thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào trong chức năng ADN bình thường.

Bổ sung vitamin A [Retinol]. Vitamin A hỗ trợ sự phát triển tế bào gốc của hồng cầu trong tủy xương bằng cách đảm bảo tế bào hồng cầu đang phát triển có thể tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin.

  • Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh đậm, ớt chuông đỏ ngọt và các loại hoa quả như mơ, bưởi, dưa hấu, mận và dưa vàng đều giàu vitamin A.
  • Liều cần bổ sung mỗi ngày là 700 mcg vitamin A ở nữ giới và 900 mcg vitamin A ở nam giới.

Bổ sung vitamin C. Bổ sung vitamin C đồng thời với thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp mang lại hiệu quả kép. Nguyên nhân là do vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nhờ đó tăng sản sinh tế bào hồng cầu.

  • Bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày cùng với sắt sẽ giúp tăng tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể, tăng hiệu quả sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng bổ sung sắt liều cao có thể gây hại cho cơ thể.

Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục tốt cho tất cả mọi người, bao gồm người có nồng độ tế bào hồng cầu thấp, vì tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh và tránh mắc phải một số bệnh.

  • Các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội là tốt nhất nhưng bạn có thể tập bất kỳ bài tập thể dục nào.
  • Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Khi tập cường độ cao, bạn sẽ thấm mệt và đổ nhiều mồ hôi. Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể phải nạp thêm một lượng lớn oxy. Khi điều này xảy ra, nó sẽ phát tín hiệu đến não cho biết cơ thể đang thiếu oxy, từ đó kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin. Quá trình này sẽ tạo ra và cung cấp lượng oxy cần thiết.

Bỏ thói quen xấu. Khi lượng tế bào hồng cầu thấp là mối lo, tốt nhất bạn nên tránh hút thuốc and uống rượu bia. Bỏ những thói quen xấu này cũng tốt cho cả sức khỏe tổng thể.

  • Hút thuốc lá có thể cản trở tuần hoàn máu vì làm co mạch máu và khiến máu đặc lại. Tình trạng này khiến máu khó lưu thông đúng cách và khó đưa khí oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Không những vậy, hút thuốc lá còn dẫn đến thiếu oxy trong tủy xương.
  • Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa cồn có thể khiến máu đặc và lưu thông chậm lại, dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm sản sinh tế bào hồng cầu và sản sinh ra tế bào hồng cầu chưa trưởng thành.

Đi khám sức khỏe đều đặn. Đi khám sức khỏe đều đặn là cách tốt nhất để biết tình trạng số lượng tế bào hồng cầu. Hơn nữa, bạn có thể sẽ cần xét nghiệm thêm để sàng lọc vấn đề tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tế bào hồng cầu thấp. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu một lần mỗi năm.

Nếu được chẩn đoán số lượng tế bào hồng cầu thấp, bạn cần nhớ kỹ những bí quyết được chia sẻ ở trên. Thay đổi lối sống và chế độ ăn để tăng lượng tế bào hồng cầu trước khi tái khám. Nếu tuân thủ đúng, nồng độ tế bào hồng cầu sẽ bình thường trở lại.

Chủ Đề