Chỉ số estradiol bao nhiêu là bình thường

  • 12:00 27/01/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20250 phiếu bầu

Estradiol là một hormon sinh dục nữ, được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, tuy nhiên có một phần do nhau thai, tuyến thượng thận, vú và tinh hoàn tiết ra. Hormon này xuất hiện ở cả hai giới và là một hormon quan trong ở cả nam và nữ. Estradiol trong máu tăng cao hay giảm thấp đều chỉ ra một số vấn đề ở cả hai giới, định lượng estradiol giúp xác định chỉ số estradiol trong máu.

Estradiol [E2] là một dạng của hormone estrogen, là dạng estrogen có hoạt lực mạnh nhất, còn được gọi là 17 beta-estradiol, được sản xuất bởi buồng trứng, vú, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Trong thời gian mang thai, nhau thai cũng sản xuất ra estradiol.

Estradiol [E2] là một dạng của hormone estrogen có hoạt lực mạnh nhất

Xét nghiệm định lượng estradiol là xét nghiệm được sử dụng để đo nồng độ estradiol trong máu.

Xét nghiệm định lượng estradiol có thể được dùng khi:


  • Khi nhận thấy sự phát triển dậy thì ở bé gái hoặc bé trai có vấn đề: Nồng độ estradiol tăng trong các trường hợp dậy thì sớm ở bé gái và nữ hóa tuyến vú ở nam giới. Ngược lại nồng độ estradiol thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì muộn.
  • Giúp tìm hiểu xem có vấn đề ở tuyến thượng thận hay không. Nó cũng có thể giúp xác định hiệu quả của phương pháp điều trị suy tuyến yên.
  • Xét nghiệm estradiol giúp theo dõi sự phát triển của nang trứng trước khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.
  • Xét nghiệm estradiol cũng được sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây ra một số biểu hiện như: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường; Chảy máu âm đạo bất thường; Vô sinh ở phụ nữ
  • Xét nghiệm estradiol giúp phát hiện tình trạng của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Xét nghiệm estradiol được sử dụng trong việc đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng. Một số trường hợp có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm estradiol nếu có các triệu chứng của khối u buồng trứng như:
    • Sờ thấy khối bất thường ở vùng bụng
    • Ăn nhanh no cho dù chỉ ăn một lượng rất nhỏ.
    • Đau ở vùng bụng dưới và xương chậu.
    • Giảm cân bất thường mà không áp dụng phương pháp giảm cân nào.
    • Đi tiểu thường xuyên, thường xuyên buồn tiểu.
    • Đặc biệt các dấu hiệu trên xuất hiện trên những người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng hay ung thư vú.

Đau ở vùng bụng dưới và xương chậu là trường hợp có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm estradiol

Chỉ số bình thường:

Nam giới: 28 – 156 pmol/l

Nữ giới : Nồng độ estradiol ở nữ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt cụ thể là

  • Pha nang noãn: 46 – 407 pmol/l
  • Rụng trứng: 315 – 1828 pmol/l
  • Pha hoàng thể: 161 – 774 pmol/l
  • Tiền mãn kinh: 18.4 – 201 pmol/l

Nhận định kết quả

E2 máu tăng trong:

  • Dậy thì sớm ở trẻ em.
  • Định lượng estradiol ở nam giới cao: Gặp trong tình trạng nữ hóa tuyến vú, bầu ngực có xu hướng tích mỡ, to ra, tình trạng này khá phổ biến ở các bé trai trong độ tuổi dậy thì, đôi khi có thể kéo dài tới khi trưởng thành. Ngoài ra còn gặp trong bệnh lý rối loạn cương dương.
  • Bế kinh do tăng tiết hormon.
  • U buồng trứng, u tuyến thượng thận.
  • Có thể làm tăng giá trị khi chẩn đoán ung thư vú.
  • E2 còn tăng nhẹ trong bệnh xơ gan, viêm gan, bệnh vú lành tính..
  • Nồng độ estrogen cao ở phụ nữ thừa cân, béo phì.
  • Đang sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố, một số kháng sinh, một số biện pháp thảo dược hoặc tự nhiên bổ sung, phenothiazin - thuốc điều trị một số rối loạn tâm thần hoặc cảm xúc.

E2 máu giảm có thể gặp trong:

  • Dậy thì muộn ở trẻ.
  • Suy tuyến sinh dục
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Dọa sảy thai hoặc nhiễm độc thai ở phụ nữ có thai.
  • Sảy thai.
  • Hội chứng Sheehan...

Estradiol là một hormon quan trọng trong sinh dục và sinh sản ở nam và nữ, định lượng estradiol là một xét nghiệm được sử dụng cùng với định lượng các hormon khác giúp đánh giá chức năng và bệnh lý của buồng trứng, vú, tuyến thượng thận và tinh hoàn. Ngoài ra còn có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.

XEM THÊM:

Xét nghiệm e2 là một trong những bước quan trọng dùng để đánh giá chất lượng buồng trứng trước khi thực hiện các thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ trước khi thực hiện điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cần biết gì về chỉ số e2 trong ivf.

1. Chỉ số e2 trong ivf là gì?

E2 là tên viết tắt của một loại hormone nội tiết tố đặc biệt, được tiết ra bởi chủ yếu là buồng trứng [tuyến thượng thận và nhau thai cũng tiết ra một lượng nhỏ hormone này] tên là Estradiol. Estradiol được biết đến là dạng thù hình chính, thường gặp nhất của hormone nội tiết tố nữ Estrogen. Đây là hormone có mật độ dày nhất, hoạt lực mạnh nhất, được giới y học biết đến với cái tên 17-beta-estradiol.

Trong các ca can thiệp vào sinh sản nói chung và các ca thụ tinh ống nghiệm nói riêng, việc xác định nồng độ e2 là vô cùng quan trọng. Xét về mặt lý thuyết, nồng độ hormone e2 càng nhiều chứng tỏ chất lượng buồng trứng càng tốt. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mật độ hormone e2 để theo dõi và chẩn đoán tình trạng buồng trứng của bệnh nhân.

Nếu như vào ngày thứ 2 của chu kì kinh nguyệt mà nồng độ E2 nhỏ hơn 10 pmol hay 5 pg đồng nghĩa với việc buồng trứng của bệnh nhân đã bị thoái hoá.

Nồng độ e2 thấp không chỉ ảnh hướng đến cuộc sống, sinh hoạt vợ chồng mà còn là một rủi ro đối với sự thành bại của một ca thụ tinh ivf. Nồng độ e2 thấp dẫn đến các nguy cơ về teo buồng trứng, không đủ kích cỡ trứng, teo niêm mạc tử cung dẫn đến không thể chuyển phôi, teo buồng tử cung dẫn đến không thể mang thai.

Điều này có nghĩa là thai không thể sinh sống và phát triển bên trong tử cung của người mẹ, dẫn đến sảy thai.

Ngoài ra, chỉ số E2 thấp cũng ảnh hưởng tương đối đến quá trình thực hiện các biện pháp bồi bổ sức khoẻ, tăng khả năng có thai bằng ivf. Bởi lẽ về bản chất, e2 là một hormone nội tiết tố nữ, việc suy yếu của hormone này khiến cho môi trường trong của cơ thể mất cân bằng, dẫn đến tình trạng khó hấp thu và kháng các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Chỉ số e2 trong IVF cho biết về khả năng đáp ứng của buồng trứng

2. Thông số E2 IVF bao nhiêu là bình thường

Nồng độ estradiol phản ánh chính xác tình trạng của các cơ quan sinh sản ở nữ giới. Nó là thang đo tình trạng hoạt động của các cơ quan sinh sản, đồng thời cũng đánh giá được chất lượng xương khớp ở phụ nữ.

Trong ivf, vệc xét nghiệm thông số e2 có ý nghĩa quan trọng, giúp các bác sĩ theo dõi được quá trình phát triển nang trứng, tìm ra nguyên nhân vô sinh và đưa ra các chẩn đoán và chỉ định phù hợp.

Nồng độ của hormone E2 có liên quan mật thiết đến tốc độ phát triển của các thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì. Theo đó, nồng độ E2 cao đồng nghĩa với hiện tượng dậy thì sớm. Ngược lại, nếu thiếu nữ có nồng độ E2 thấp hơn bình thường sẽ có xu hướng dậy thì muộn hơn các bạn bè đồng trang lứa. Nồng độ E2 cũng tăng tiết đồng thời song song với sự hoạt động của buồng trứng.

Điều này có nghĩa là nồng độ 17-beta-estradiol thay đổi theo chu kỳ sinh lý của phụ nữ trưởng thành. Theo đó, trong chu kì pha nang noãn, nếu nồng độ E2 nằm ở mức 11.3 – 232.3 pg/mL, trong thời gian rụng trứng, nồng độ estradiol nằm trong mức 41.1 – 397.4 pg/mL, trong pha hoàng thể, mật độ hormone này ổn định ở mức 22.3 – 340.3 pg/mL thì được coi là bình thường.

Cao hơn hoặc thấp hơn những con số này đều là những tín hiệu bất thường đến từ buồng trứng và các cơ quan sinh sản. Đặc biệt, nếu nồng độ hormone e2 chỉ đạt mức 5 – 137.4 pg/mL có nghĩa là buồng trứng đang thoái hoá mạnh, và cơ thể bạn đang tương đương với người đang trong thời kì tiền mãn kinh.

Ngưỡng an toàn của chỉ số e2 đáp ứng tốt IVF

3. Các chỉ số GIÚP dự đoán tỉ lệ thành công IVF

Không chỉ có e2, để dự đoán chính xác tỉ lệ thành công của các ca ivf, các bác sĩ còn sử dụng đến những chỉ số sau

3.1. Chỉ số AMH

Chỉ số AMH [Anti-mullerian Hormone] là đại diện cho trữ lượng trứng. Hormone này được sản sinh chủ yếu bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chính vì vậy, mó liên quan mật thiết đến sự phát triển và dự trữ của buồng trứng.

Chỉ số AMH cho biết hiện trạng của buồng trứng và có bao nhiêu nang trứng non sẵn sàng chín và rụng. Chỉ số AMH cao có nghĩa là buồng trứng còn nhiều trứng non, bệnh nhân có thể dùng các biện pháp kích thích cho trứng chín và rụng, tăng khả năng thụ tinh ống nghiệm thành công.

Ngược lại, nếu như chỉ số AMH thấp, điều này có nghĩa là hầu hết các nang trứng đã bị thoái hoá, có quá ít trứng được dự trữ trong buồng trứng, và bệnh nhân rất khó có khả năng thành công mang thai. AMH quá thấp không thể kích trứng thành công – một bước quan trọng đầu tiên quyết định thành bại của một ca thụ tinh nhân tạo ivf. Thông thường, các bệnh viện chỉ tiếp nhận hồ sơ làm ivf nếu chỉ số AMH của bệnh nhân trên 0.5 ng hay 1 ng trở lên.

Phụ nữ có chỉ số AMH thấp hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp dinh dưỡng thực dưỡng, các biện pháp tập luyện cơ thể cùng các loại thuốc đặc trị được chỉ định.

3.2. Chỉ số FSH

FSH hay Follicle Stimulating Hormone còn được biết đến là hormone kích noãn bào tố. Đây là thành phần chính trong các thuốc kích trứng được dùng để điều trị vô sinh hiếm muộn ở nữ giới do không đạt kích cỡ trứng. FSH được tiết ra bởi thuỳ trước tuyến yên trong não nhằm kích thích nang noãn trứng phát triển, là một trong những giai đoạn của chu kì sinh lý ở nữ giới.

Chỉ số FSH là yếu tố xác định chính xác tình trạng buồng trứng của bệnh nhân, ổn định hay đã bị suy kiệt, thoái hoá. Ở các bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang, xét nghiệm chỉ số FSH luôn cho kết quả nồng độ thấp hơn bình thường. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do FSH thấp dẫn đến trứng không thể chín và rụng, là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến tình trạng vô sinh.

Nồng độ FSH cũng tăng giảm theo chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [giống như estradiol]. Ở những phụ nữ có buồng trứng phát triển và hoạt động bình thường, trong giai đoạn đầu và cuối của chu kì sinh lý, nồng độ FSH rơi vào khoảng từ 2 đến 10 miu. Ở giữa chu kì sinh lý, khi các nang trứng chín và rụng, nồng độ FSH sẽ tăng lên đạt ngưỡng 30 miu.

Ngoài ra, chỉ số FSH còn được quyết định bởi độ tuổi của người phụ nữ khi xét nghiệm. Theo đó, ở những phụ nữ trẻ sẽ có nồng độ hormone FSH tiết ra nhiều và ổn định hơn những phụ nữ đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

3.3. Thông số AFC

Thông số AFC hay Antral Follicle Count – siêu âm nang thứ cấp có vai trò ảnh hưởng nhất định trong quá trình phát triển và chất lượng của buồng trứng. Đây là chỉ số đại diện cho AMH. Con số này biểu thị cho số trứng thấy được qua kết quả siêu âm vào ngày thứ 2 của chu kì sinh lý. Bệnh nhân có chỉ số AFC lớn hơn 4 là đủ tiêu chuẩn để thực hiện một ca IVF.

4. Những loại thuốc không nên dùng khi xét nghiệm IVF

Trong quá trình xét nghiệm E2 tiền thụ tinh ống nghiệm, ngoài việc đảm bảo các chỉ số cơ thể chính xác nhất [nhịn ăn và hạn chế đi vệ sinh], các bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc có thể gây nhiễu kết quả kiểm tra. Các loại thuốc gây sai lệch kết quả thứ cấp của các xét nghiệm E2 bao gồm:

– Thuốc tránh thai [các loại thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp]

– Các liệu pháp điều trị Estrogen [các liệu pháp điều chỉnh nội tiết tố estrogen đã được chỉ định trước đó, bao gồm vòng tránh thai, que cấy tránh thai, thuốc xịt tránh thai, miếng dán tránh thai hay các loại thuốc tránh thai dùng thường xuyên].

– Glucocorticoids hoặc các sản phẩm y tế có thành phần liên quan đến Glucocorticoids

– Các thuốc kháng sinh đặc trị như tetracycline [Panmycin] và ampicillin.

Những loại thuốc cần hạn chế khi thực hiện xét nghiệm e2 cho kỹ thuật IVF

Chỉ số e2 trong IVF là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của cả quá trình thụ tinh ống nghiệm. Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin bổ ích và quý báu về y tế, sức khoẻ. Hãy chia sẻ bài viết này để lan toả những thông tin hữu ích đến cộng đồng!

CÁC TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề