Hiệu quả là gì tài sao

Mục lục bài viết

  • 1. Hiệu quả thịtrườnglà gì?
  • 1.1 Khái niệm hiệu quả thị trường
  • 1.2 Phân loại hiệu quả thị trường
  • 2. Thuyết thị trường hiệu quả - EMH
  • 2.1 Khái niệm EMH
  • 2.2 Các giả thuyết thị trường hiệu quả
  • 2.3 Ý nghĩa của EMH

1. Hiệu quả thịtrườnglà gì?

1.1 Khái niệm hiệu quả thị trường

Hiệu quả thị trường đề cập đến mức độ mà giá thị trường phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và có liên quan đến thị trường.Nếu thị trường được cho là hoạt động hiệu quả, thì tất cả thông tin đã được đưa vào giá cả, và do đó, không có cách nào để "đánh bại" thị trường nàyvì không có chứng khoán được định giá quá thấp hoặc định giá quá cao.

Thuật ngữ này được lấy từ một bài báo được viết vào năm 1970 bởi nhà kinh tế học Eugene Fama, tuy nhiên bản thân Fama cũng thừa nhận rằng thuật ngữ này hơi sai lệch vì không ai có định nghĩa rõ ràng về cách xác định hoàn hảo hoặc đo lường chính xác thứ gọi là hiệu quả thị trường.Mặc dù có những hạn chế như vậy, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ nghiên cứu nổi tiếng nhất củaFama, giả thuyết thị trường hiệu quả [efficient market hypothesis - EMH].

Về cơ bản, hiệu quả thị trường là khả năng thị trường kết hợp thông tin để tạo cơ hội tối đa cho người mua và người bán chứng khoán để thực hiện các giao dịch mà không làm tăng chi phí giao dịch.

1.2 Phân loại hiệu quả thị trường

Thuyết thị trường hiệu quả giải thích mối quan hệ giữa biến động của giá cổ phiếu với thông tin trên thị trường. Do đó, thuyết này sẽ liên quan chủ yếu đến hiệu quả xử lý thông tin của thị trường. Theo đó, có 3 loại thị trường hiệu quả:

Hiệu quả phân bổ [allocative efficiency]: Là sự phân bổ nguồn vốn đến các doanh ngiệp để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.

Hiệu quả hoạt động [Operational efficency]: Là sự duy trì chi phí giao dịch [tracnsaction costs] ở mức thấp nhất có thể.

Hiệu quả xử lý thông tin [Informationprocessing efficency]: Là khả năng thị trường chứng khoán định giá cổ phiếu hoặc trái phiếumột cách nhanh chóng và chính xác.

2. Thuyết thị trường hiệu quả - EMH

2.1 Khái niệm EMH

Giả thuyết thị trường hiệu quả [EMH – efficient markets hypothesis], lần đầu tiên được Eugene Fama đưa ra vào những năm 1970 trong bài viết “Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work”. Khái niệm hiệu quả ở đây được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và không dự đoán trước được. Thực tế, trên thị trường vốn, thị trường hiệu quả có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Fama [1970] cho rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có, được gọi là thị trường hiệu quả”. Trong khi đó, Malkiel [1992] lập luận rằng một thị trường vốn được cho là hiệu quả nếu nó phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan trong việc xác định giá chứng khoán. Tuy nhiên, thông thường, thị trường được cho là hiệu quả đối với một số thông tin, nếu giá chứng khoán không bị ảnh hưởng do tiết lộ thông tin đó đến những người tham gia.

Việc nghiên cứu hiệu quả thị trường chứng khoán đã phổ biến từ những năm 1960. Khái niệm này bắt đầu xuất hiện trong những bài nghiên cứu của một nhà toán học người Pháp, Louis Bachelier. Ông tìm hiểu về chứng khoán và các hàng hóa khác để xem chúng có dao động ngẫu nhiên hay không? Đến năm 1953, Kendall - người lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ bước đi ngẫu nhiên trong lý thuyết tài chính, đã quan sát 22 chỉ số chứng khoán Anh và giá cả hàng hóa Mỹ để tìm ra chu kỳ giá thường xuyên. Ông nhận thấy rằng giá cả dường như tuân theo bước đi ngẫu nhiên, chúng có thể tăng hoặc giảm vào bất cứ ngày đặc biệt nào, bất kể những gì đã xảy ra vào ngày hôm trước. Đến năm 1970, Fama đã trình bày một bài báo mang tính bước ngoặt về thị trường hiệu quả. Bài báo đã tập trung đánh giá toàn diện về lý thuyết này. Ông định nghĩa thị trường hiệu quả rất rõ ràng: “Một thị trường mà giá cả luôn luôn phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin sẵn có được gọi là hiệu quả”.

Những năm sau đó, một loạt những nghiên cứu về Lý thuyết thị trường hiệu quả đã ra đời để phân tích và chứng minh những lập luận đã được đưa ra trước đó, về tính thực tiễn của Lý thuyết thị trường hiệu quả. Một thị trường chứng khoán có được cho là hiệu quả hay không trở thành câu hỏi tranh luận ở bất kì quốc gia nào.

2.2 Các giả thuyết thị trường hiệu quả

Thị trường hiệu quả bao gồm nhiều giả thuyết khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phản ánh của thông tin trong giá chứng khoán.

Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu [weak – form effiency]:

Mức hiệu quả yếu xảy ra khi giá của chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ về giá chứng khoán, bao gồm cả giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Nói cách khác, nếu căn cứ vào giá chứng khoán trong quá khứ, người ta có thể dự báo giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại. Vì giả định rằng mức giá thị trường hiện tại phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường, do đó tỷ suất lợi tức trong quá khứ cũng như các dữ liệu lịch sử khác không có mối liên hệ với tỷ suất lợi tức trong tương lai [các tỷ suất lợi tức độc lập với nhau]. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thông thường các thị trường đạt mức hiệu quả yếu. Các bằng chứng chỉ ra rằng những thay đổi về mức giá kế tiếp thường ngẫu nhiên và sự tương quan giữa giá cổ phiếu của ngày hôm nay với ngày tiếp theo gần như bằng 0. Do đó, giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ không giúp dự báo sự thay đổi giá trong tương lai [và phân tích kỹ thuật không có giá trị].

Dựa trên dạng giả thuyết này, các chiến lược đầu tư như động lượng hoặc bất kỳ quy tắc dựa trên phân tích kỹ thuật nào được sử dụng cho các quyết định giao dịch hoặc đầu tư sẽ không hiệu quả và không thể đạt đượclợi nhuận trên thị trường bình thường.

Giả thuyết thị trường hiệu quả trung bình [semi – strong form effiency]:

Mức hiệu quả này xảy ra khi giá cả của chứng khoán phản ánh các thông tin công khai trên thị trường, bao gồm các thông tin quá khứ về giá chứng khoán và các thông tin công khai trên thị trường, chẳng hạn các thông tin trên bản cáo bạch của tổ chức phát hành. Thị trường hiệu quả trung bình bao trùm lên giả thuyết hiệu quả yếu vì tất cả các thông tin trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu như giá cổ phiếu, tỷ suất lợi tức và khối lượng giao dịch. Thông tin công khai cũng bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: các thông báo về thu nhập và cổ tức, P/E, D/P, P/B, tách cổ phiếu, các thông tin về kinh tế chính trị. Giả thuyết này hàm ý các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới sau khi công bố sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi giá chứng khoán đã phản ánh ngay lập tức mọi thông tin công khai. Khi các thông tin trong quá khứ là tổng hợp của toàn bộ thông tin công khai nếu thị trường đạt mức hiệu quả trung bình, nó cũng đạt mức hiệu quả yếu. Tuy nhiên, thị trường có thể đạt mức hiệu quả yếu khi chưa đạt mức hiệu quả trung bình. Điều này ám chỉ rằng nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận bất thường dựa trên những thông tin công khai. Thị trường cổ phiếu càng phản ánh nhanh những thông tin này, lợi nhuận nhà đầu tư thu về sẽ càng ít.

Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh [strong form effiency]:

Mức hiệu quả mạnh xảy ra khi mọi thông tin được phản ánh đầy đủ vào giá chứng khoán, bao gồm cả thông tin không công khai, chẳng hạn các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh là sự tổng hợp của cả giả thuyết hiệu quả dạng yếu và dạng trung bình. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh mở rộng thêm giả định cho các thị trường hiệu quả - thị trường mà tại đó giá phản ánh các thông tin công khai, trở thành thị trường hoàn hảo - thị trường mà tại đó tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có ở cùng một thời điểm.

2.3 Ý nghĩa của EMH

Ý nghĩa đối với nền kinh tế:

Lý thuyết thị trường hiệu quả có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối vốn của nền kinh tế. Nếu một thị trường được cho là hiệu quả, giá của chứng khoán sẽ phản ánh các thông tin, hay phản ánh khả năng lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ là thị trường có hiệu quả trong việc phân phối các nguồn lực. Vốn sẽ được chuyển đến những nơi sử dụng hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng hiệu quả xã hội.

Ảnh hưởng của thuyết thị trường hiệu quả tới giá cổ phiếu

  • Nếu một công ty làm một dự án có NPV > 0 [positive NPV], các cổ đông biết điều đó và giá thị trường của cổ phiếu sẽ tăng lên phản ánh sự kỳ vọng về sự tăng trưởng của cổ tức trong tương lai
  • Nếu công ty làm một dự án đầu tư không tốt [bad investment], cổ đông sẽ phát hiện ra và giá cổ phiếu sẽ giảm
  • Nếu lãi suất tăng, cổ đông sẽ muốn một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư. Do đó, giá thị trường cổ phiếu sẽ giảm

Ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Trước tiên, nếu thị trường được coi là hiệu quả, các nhà đầu tư không thể sử dụng thông tin công khai như giá cổ phiếu trong quá khứ hay khối lượng giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất thường trên thị trường chứng khoán. Do đó, các nhà đầu tư không nên lãng phí thời gian trong việc phân tích cổ phiếu, mà thay vào đó, các nhà đầu tư nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư hoặc sử dụng chiến lược để giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch. Thứ hai, lý thuyết thị trường hiệu quả không cho rằng việc quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược chủ động có khả năng đem lại thu nhập cao hơn so với thị trường, đó chỉ là sự lãng phí về tiền bạc và thời gian. Học thuyết này cổ vũ cho chiến lược đầu tư mang tính chất thụ động. Mục tiêu duy nhất của chiến lược này là tạo lập một danh mục đầu tư được đa dạng hóa hoàn toàn. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc quản lí chủ động là luôn tìm kiếm những chứng khoán được định giá thấp hơn hay cao hơn giá trị để từ đó thực hiện mua vào hay bán ra loại chứng khoán đó. Thứ ba, các nhà đầu tư có thể sử dụng tất cả các thông tin sẵn có để xác định giá thị trường và tính toán các khoản thu nhập của các công ty, do đó nhà quản lý không thể “đánh lừa” nhà đầu tư trên thị trường bằng cách sử dụng thủ thuật kế toán.Trong một thị trường chứng khoán hiệu quả, không cần thiết để lựa chọn ngày phát hành chứng khoán bởi vì chứng khoán luôn luôn được định giá chính xác. Do đó, các nhà quản lý có thể phát hành cổ phiếu bất kỳ lúc nào.

Ý nghĩa đối với nhà phân tích:

Thứ nhất, hàm ý của Lý thuyết thị trường hiệu quả chỉ ra rằng các báo cáo được công bố của các nhà phân tích tài chính là không có giá trị. Nếu các nhà phân tích dựa trên những thông tin mà công chúng đầu tư có thể biết được thì mọi cố gắng phân tích của họ cũng bị những nhà đầu tư khác làm mất tính cạnh tranh. Thị trường có rất nhiều nhà đầu tư và họ đều có thể tìm kiếm những thông tin đó trên thị trường. Nếu thị trường là hiệu quả, mọi thông tin này đều được phản ánh trong giá. Do đó, phân tích cơ bản cũng không phát huy được trong trường hợp này. Thứ hai, theo Lý thuyết thị trường hiệu quả, giá trên thị trường chứng khoán kết hợp chặt chẽ tất cả các thông tin sẵn có cho nhà đầu tư, và các cổ phiếu được định giá công bằng dựa trên giá trị hiện tại ròng. Như vậy, Lý thuyết thị trường hiệu quả cũng hàm ý rằng phương pháp phân tích kĩ thuật sẽ không có giá trị. Các nhà phân tích kĩ thuật dựa vào việc theo dõi quá trình thay đổi giá chứng khoán trong quá khứ cũng như hiện tại để tìm ra sự vận động mang tính chu kì, từ đó giả thuyết rằng nó sẽ xảy ra trong tương lai. Vấn đề là mọi thông tin trong quá khứ và khối lượng giao dịch đều đã được công chúng biết đến.

Tóm lại, Lý thuyết thị trường hiệu quả đã mang lại những định hướng đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường chứng khoán cũng đạt được mức hiệu quả cao nhất của thị trường - mức hiệu quả mạnh. Việc xem xét điều đó sẽ được kiểm định dựa trên các phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu và các phần mềm thống kê.

Video liên quan

Chủ Đề