Cho tính tính uống thuốc an thần và cái kết

Tác động của dịch COVID-19 khiến nhiều người ảnh hưởng nặng nề về tâm lý phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh [TP Thủ Đức] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần về lâu dài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nếu không sớm kiểm soát.

Thuốc thay đổi cơ thể

Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Sau dịch COVID-19 nhiều người trong đó có nhiều bạn trẻ cho biết bị rơi vào trạng thái trầm cảm, do áp lực về kinh tế, khó khăn trong công việc, nỗi lo những người thân trong gia đình mắc COVID-19... dẫn đến lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần. Sau một thời gian dùng thuốc mới nhận ra cơ thể mình có nhiều thay đổi.

Anh A.T. [TP.HCM] cho biết dịch COVID-19 khiến anh mất ngủ liên tục, do vậy suốt nhiều tháng qua anh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần thường xuyên. Sau một thời gian, cảm thấy cơ thể ngày càng mệt mỏi tồi tệ, béo lên nhiều, không muốn đi làm, không khiêng vác được các vật nặng, thường xuyên đau ốm.

"Tôi cảm thấy cơ thể hoàn toàn thay đổi khi dùng thuốc, tính tình cũng thay đổi, dễ nổi cáu, không còn vui vẻ hòa đồng như trước đây", anh T. tâm sự.

Còn anh V.D. [TP Thủ Đức] cho biết sau khi thấy mình có biểu hiện bị trầm cảm, anh sử dụng thuốc ngủ, kèm theo thuốc chống trầm cảm thời gian dài, thời gian đầu cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh nhưng những tháng gần đây thấy cơ thể ngày càng yếu. 

Anh thường xuyên không ăn được cơm, không còn hứng thú với công việc, chuyện chăn gối, người luôn trong trạng thái mệt mỏi buồn chán, thậm chí đã từng nghĩ đến cách tự tử.

Nhiều người cho biết sau khi dùng nhiều thuốc ngủ, thuốc an thần được một thời gian cảm thấy cơ thể gần như rệu rã không còn sức sống, không kiểm soát được cảm xúc.

Dễ mua, uống tràn lan

ThS.BS Trần Tuấn Thành, khoa vật lý trị liệu Bệnh viện Lê Văn Thịnh [TP.HCM], cho biết gần đây bệnh viện tiếp nhận một số bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 có lạm dụng thêm các thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm. 

Không chỉ thuốc chống trầm cảm, nhiều người còn lạm dụng luôn các thuốc khác như đông máu, huyết áp, đái tháo đường... mà không có kê đơn. Các bác sĩ phải khai thác kỹ bệnh sử, xét nghiệm tầm soát để điều chỉnh lại lượng thuốc bệnh nhân đã sử dụng.

Bác sĩ Thành cho biết hiện nay do tác động ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người dân hay ra các tiệm thuốc tìm mua thuốc an thần, thuốc ngủ... Tuy nhiên, nhiều nơi lại không tư vấn cho người bệnh mà bán bất chấp.

"Thuốc trầm cảm, thuốc ngủ trong đó sẽ có các chất dẫn truyền thần kinh giúp tạo cho người bệnh có cảm giác hưng phấn, bớt suy nghĩ tiêu cực hơn. 

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân dùng thuốc lâu dài khi dừng đột ngột bệnh nhân sẽ dễ rơi vào trạng thái "cai", dẫn đến người bệnh quay về cảm xúc tiêu cực, ăn nhiều, không kiểm soát được cảm xúc. 

Các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay bắt buộc phải kê đơn, được sự chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng sau này sẽ gây ra rất nhiều hệ quả như: mất ngủ, hoang mang, lo sợ, nhiều thứ kèm theo", bác sĩ Thành cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết trầm cảm là vấn đề về tâm lý, do đó cốt lõi của vấn đề là giải tỏa tâm lý cho người bệnh, phải tư vấn tâm lý cho người bệnh, thuốc không thể giải quyết hết các vấn đề về trầm cảm.

"Khi gặp các vấn đề về trầm cảm, cách tốt nhất là người bệnh phải được đến các bác sĩ khám, tư vấn hỗ trợ kịp thời. 

Đến nay các phương pháp châm cứu, xoa bóp, dược liệu... chỉ có tác dụng hỗ trợ, giảm nhẹ cho người bệnh. Người bệnh phải đến các cơ sở uy tín để thăm khám, bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực đó sẽ đưa ra lời khuyên", bác sĩ Tuyên khuyến cáo.

Rao bán thoải mái

Hiện có nhiều bài viết trên mạng xã hội quảng cáo về các loại thảo dược, thuốc với công dụng chống và điều trị trầm cảm với giá khá chát từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, khi uống những loại thuốc mua trôi nổi thế này có nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài.

Khi nào khám sức khỏe tâm thần?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Ca, chủ nhiệm khoa thần kinh - Bệnh viện Quân y 175, các rối loạn tâm lý thường gặp bao gồm: căng thẳng, lo âu, trầm cảm, mất ngủ.

Nếu có những vấn đề sau thì người bệnh nên đi khám sức khỏe tâm thần:

- Tình trạng khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi...

- Trạng thái hay gặp lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

- Trạng thái mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.

- Thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

- Thay đổi trong suy nghĩ, nghiền ngẫm hoặc xuất hiện những niềm tin kỳ lạ; hành vi kỳ lạ và khác thường ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì nên đi khám.

Có cách nào thay thuốc ngủ?

THU HIẾN

Cuộc sống công nghiệp hiện đại với nhiều áp lực, mệt mỏi khiến mọi người tìm đến các loại thuốc an thần như một cách để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có rất nhiều điều cần tìm hiểu để sử dụng đúng cách và hợp lý tránh gây các tác dụng xấu.

1. Tìm hiểu về thuốc an thần

Sau đây là các khái niệm về thuốc an thần cũng như cách phân loại hiện nay.

Thuốc an thần là gì?

Các loại thuốc an thần làm chậm hoạt động của não bộ và giúp làm dịu, điều hòa thần kinh. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để tạo sự kích thích hoặc ức chế thần kinh với mục đích phòng và chữa bệnh.

Những người bị rối loạn lo âu, mệt mỏi, stress có nguy cơ trầm cảm thường tìm đến thuốc an thần để giúp điều trị các vấn đề của bản thân

Trước đây, bệnh nhân chỉ sử dụng những loại thuốc này khi điều trị các bệnh lý về thần kinh, tâm thần như: tâm thần phân liệt, kinh niên, động kinh,… hay dùng trong các trường hợp cần gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Ngày nay, thuốc này được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm lý như: rối loạn lưỡng cực, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, căng thẳng sau chấn thương,…

Những loại thuốc an thần thường gặp

Các nhóm thuốc an thần hiện nay được chia làm nhiều nhóm khác nhau bao gồm: thuốc giúp an thần kinh, thuốc bình thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc gây trầm cảm.

Thuốc giúp an thần kinh

Các loại thuốc thường gặp: Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,…

Những loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an, điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh gây cảm giác mơ màng buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc này có khả năng chống loạn thần điều trị các chứng bệnh thần kinh như: hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt. Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này một cách hiệu quả hơn.

Thuốc bình thần

Loại thuốc đại diện cho nhóm này và thường được sử dụng nhiều nhất là thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin: diazepam, flurazepam, estazolam, temazepam, triazolam,... Ngoài ra, còn sự xuất hiện của các loại thuốc bình thần thuộc nhóm thuốc thế hệ mới đem lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ như các loại thuốc truyền thống như: Buspirone, Zolpidem,…

Nhóm thuốc bình thần có tác dụng an thần, giảm bớt lo lắng, căng thẳng sau chấn thương. Đặc biệt có khả năng làm giảm cảm giác căng thẳng, âu lo, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn. Ngoài ra, còn làm giảm các cảm xúc thái quá và giảm căng thẳng tâm thần, chống co giật. Nếu người bị mất ngủ do stress, âu lo thì có thể sử dụng thuốc bình thần để gây ngủ, dễ ngủ hơn.

Thuốc có tác dụng an thần vô cùng đa dạng về chủng loại

Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng là: thuốc ức chế MAO, Anafranil, Amitriptyplin, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…

Đúng với tên gọi của mình các loại thuốc này được sử dụng cho những người lo âu, mệt mỏi có nguy cơ bị trầm cảm, sử dụng cho người đang điều trị trầm cảm, gây hoạt hóa tâm thần. Gây ngủ cho những trường hợp bị mất ngủ, tạo sự êm dịu cho tinh thần, điều trị âu lo.

Thuốc chỉnh khí sắc cho người bệnh

Một số loại thuốc chỉnh khí sắc: Lithium, Thuốc chống động kinh [Valproate, Carbamazepine,…].

Đây là loại thuốc giúp cho tình trạng cảm xúc của người bệnh trở nên ổn định hơn, có tác dụng trong điều trị trạng thái hưng cảm và đồng thời cũng giúp điều trị trạng thái trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các thành phần trong các loại thuốc chỉnh khác còn có khả năng chống động kinh.

Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu thiên nhiên

Bên cạnh những loại thuốc Tây y thì ngay từ xa xưa, ông bà ta cũng ưa chuộng lựa chọn những loại thuốc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ tốt. Trong đó, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y là cây bình vôi, nổi bật với Rotunda có tác dụng an thần, gây ngủ, hỗ trợ giảm đau đầu, điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, giảm các cơn đau,… Ngoài ra, các vị thuốc đông y như: cây trinh nữ, lá sen, lạc tiên, lá vông nem, tam thất, xạ đen cũng có tác dụng hiệu quả trong việc an thần và giảm sự căng thẳng của thần kinh.

2. Tác dụng phụ của thuốc an thần bạn nên biết

Khi sử dụng thuốc an thần quá liều hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Người sử dụng thuốc trở nên mệt mỏi, uể oải, thực hiện các động tác không chính xác, trở nên lú lẫn [với những người bệnh cao tuổi], miệng khô đắng và suy giảm trí nhớ.

Trong thời gian đầu khi sử dụng một số thuốc giúp an thần, người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, đau ngực, ù tai,… Điều này có thể do việc sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian không hợp lý, cần có sự điều chỉnh.

Sử dụng thuốc an thần không đúng cách sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Khi sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết và sinh dục: gây nên hiện tượng vô kinh ở nữ giới, giảm ham muốn tình dục.

Tăng cân nhanh chóng, khó kiểm soát có thể xảy với người dùng thuốc.

Một số trường hợp ghi nhận việc xảy ra hiện tượng viêm cơ tim và co giật xảy ra đối với một số người sử dụng thuốc an thần Clozapine.

Việc sử dụng thuốc giúp an thần với liều lượng cao không phù hợp với khả năng chịu đựng của cơ thể còn khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, khiến người dùng thuốc bị tác dụng phụ ngoại tháp và rối loạn vận động cao.

3. Sử dụng thuốc an thần đúng cách và hiệu quả

Khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải tuân theo đúng lộ trình, liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra. Không nên tự ý sử dụng thuốc bất kỳ lúc nào cảm thấy khó chịu. Nếu lạm dụng bạn sẽ dễ bị “nghiện” dùng thuốc giúp an thần, khiến bệnh tình trở nên khó chữa trị hơn và đem lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thần kinh cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Thận trọng khi sử dụng thuốc có tác dụng an thần cho những người có tiền sử hoặc nền bệnh lý mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa,…

Nếu sử dụng đồng thời từ 2 - 3 loại thuốc trở lên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, trong thuốc giúp an thần, hỗ trợ các vấn đề về thần kinh có rất nhiều dược phẩm có thể xung khắc, gây ra sự tương tác không đáng có khiến bạn bị mắc phải một số tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Sử dụng thuốc giúp an thần sẽ khiến cho hệ thần kinh phản ứng chậm lại hơn so với bình thường vì thế ngay sau khi dùng thuốc bạn không nên thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ như: làm việc, học tập, điều khiển các phương tiện máy móc, tham gia giao thông,… mà nên để cho tâm trí thư giãn, không nên nghĩ ngợi quá nhiều.

Trong quá trình sử dụng thuốc an thần nếu bạn gặp phải các vấn đề bất thường như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,… thì phải ngay lập tức dừng sử dụng. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ để để tiến hành theo dõi bệnh tình.

Với những người có nhu cầu sử dụng thuốc an thần nhưng lại tự ý mua mà ngại đến các cơ sở y tế khi chỉ nghe theo các thông tin không chính thống, có thể không giúp sức khỏe tốt hơn mà còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Chính vì thế, nếu cảm thấy mệt mỏi, stress, hay có những phản ứng quá khích, hưng phấn,… các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe thần kinh và tinh thần, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

Các y bác sĩ từ MEDLATEC với chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả cho sức khỏe thần kinh của bạn

Bạn có thể lựa chọn đến với MEDLATEC của chúng tôi và tiến hành kiểm tra các vấn đề thần kinh dưới sự giúp đỡ và tư vấn của y tá, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề