Chương trình giáo dục là gì


12
CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC  CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

1. Định nghĩa khái niệm chương trình giáo dục


Thuật ngữ chương trình giáo dục xuất hiện từ năm 1820, tuy nhiên phải đến giữa thế kỉ 20, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và một số
nước  có  nền  giáo  dục  phát  triển.  Chương  trình  giáo  dục  Curriculum  có  gốc  Latinh  là Currere,  có  nghĩa  là  to  run  chạy,  điều  hành  hoặc  to  run  a  course  -  điều  hành  một
khoá học. Do vậy, định nghĩa truyền thống của chương trình giáo dục là một khoá học Course of Study.
Hầu hết các nhà giáo dục ở giai đoạn đầu xem chương trình giáo dục là một khố học, một giáo trình  cái hình thành niên một khố học.
Chương trình học bao gồm các mơn học thường xuyên như ngữ pháp, đọc, hùng biện và logic, và toán học cho các trường tiểu học và trung học và những môn học tinh
tuý nhất của thế giới phương Tây bắt đầu đưa vào từ trường trung học. Chương trình học gồm các mơn học chủ yếu trong năm lĩnh vực lớn như 1 tiếng
mẹ đẻ và ngữ pháp, văn chương và viết; 2 toán học; 3 các môn khoa học; 4 lịch sử; 5 ngoại ngữ.
Chương  trình  học  gồm  tồn  bộ  kiến  thức  của  các  môn  học.  Giáo  dục  được  xem như một quá trình nhằm giúp người học nắm bắt các nội dung kiến thức cấu tạo nên các
môn học. Chương trình học là một hệ thống các khố học hay mơn học cần phải có để được
tốt nghiệp hoặc được cấp chứng nhận đã học xong một ngành học. Chương trình học gồm các mơn học cố định như ngữ pháp, đọc, logic, hùng biện,
tốn và các mơn học tinh tuý của thế giới phương Tây. 1 Định  nghĩa  chương  trình  học  như  là  một  sản phẩm  đã  hoàn  thiện  đã  không  làm
thoả mãn các nhà giáo dục tham gia phát triển chương trình học. Vào đầu thế kỷ này, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đã hàm ý rằng kiến thức không chỉ nằm trong phạm vi
các tài liệu in ấn. Với sự phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện cơng nghệ, việc xác định những gì cấu tạo nên các kiến thức thiết yếu là không dễ dàng.
13
Trong  những  giai  đoạn  phát  triển  tiếp  theo,  yêu  cầu  của  sự  phát  triển  kinh  tế  xã hội,  nhiều  môn  học  mới  được  đưa  thêm  vào  chương  trình  giáo  dục,  sự  khác  biệt  giữa
người  học  đã  trở  nên  rõ  rệt  hơn  đối  với  giáo  viên  và  các  nhà  quản  lí,  định  nghĩa  về chương  trình  giáo  dục  bắt  đầu  được  mở  rộng.  Các  chuyên  gia  trong  lĩnh  vực  thiết  kế
chương  trình  giáo  dục  bắt  đầu  phân  loại  các  chương  trình  giáo  dục  khác  nhau:  chương trình giáo dục cho khối cơ bản, khối kĩ thuật, khối thực hành v.v.
Thí dụ: Bobbitt đã viết vào năm 1924 Chương trình giáo dục có thể được định nghĩa theo hai hướng
1. Đó là một loạt các hoạt động nhằm phát hiện khả năng của mỗi người học. 2. Đó là một loạt các hoạt động có chủ định nhằm hồn thiện người học.
Theo hướng này, vào năm 1935, Hollis và Doak Campbell cho rằng chương trình giáo  dục  bao  gồm  tất  cả  những  hiểu  biết  và  kinh  nghiệm  mà  người  học  có  được  sự
hướng dẫn của nhà trường. Nhiều  tác  giả  khác  cũng  cho  rằng  chương  trình  giáo  dục  không  phải  là  một  sản
phẩm được dùng cho lâu dài mà có tính phát triển liên tục, chẳng hạn: Chương  trình  giáo  dục  là  một  chuỗi  những  kinh  nghiệm  được  nhà  trường  phát
triển  nhằm  giúp  người  học  tăng  cường  tính  kỉ  luật,  phát  triển  năng  lực  tư  duy  và  hành động.
Chương trình giáo dục bao gồm tất cả kinh nghiệm mà người học có được dưới sự dẫn dắt của nhà trường.
Chương  trình  giáo  dục  gồm  tất  cả  những  gì  người  học  có  được  từ  một  chương trình giáo dục nhằm đạt các mục đích và mục tiêu của nó. Chương trình giáo dục được
xây  dựng  theo  khung  lí  thuyết  và  nghiên  cứu  hoặc  những  thực  tiễn  nghề  nghiệp  trong quá khứ hay hiện tại.
Đến  giữa  những  năm  50  của  thế  kỉ  trước,  ảnh  hưởng  của  xã  hội  tới  nhà  trường ngày càng rõ hơn, và học sinh khơng chỉ học được những gì có trong trường học, mà còn
tiếp  nhận  nhiều  kinh  nghiệm  phong  phú  trong  đời  sống  xã  hội.  Do  vậy,  định  nghĩa  về chương trình giáo  dục  được mở rộng hơn, không chỉ đơn thuần là  những nội dung học
được trong nhà trường, chẳng hạn:
Chương trình giáo dục là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hoá bởi trường học nhằm đạt được những mục đích của giáo dục.
14
Chương trình giáo dục là một kế hoạch nhằm cung cấp những cơ hội học tập để đạt được những mục đích, mục tiêu cụ thể cho một nhóm đối tượng và ở một nhà trường
nào đó.
Vào những năm 60 và tiếp tục sang thế kỷ 21, người ta quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của chương trình giáo dục. Thí dụ:
Chương  trình  giáo  dục  không  chỉ  quan  tâm  đến  những  gì  người  học  phải  làm trong  quá  trình  học  tập,  mà  còn  là  những  gì  họ  sẽ  học  được  từ  những  việc  làm  đó.
Chương trình giáo dục quan tâm đến những kết quả cuối cùng. Chương  trình  giáo  dục  là  những  hoạt  động  học  tập  được  hoạch  định  và  chỉ  đạo
bởi nhà trường nhằm giúp người học phát triển năng lực cá nhân và xã hội một cách liên tục.
Tới  những  năm  90  và  kéo  dài  đến  những  năm  đầu  của  thế  kỷ  21,  những  quan niệm về chương trình giáo dục có những thay đổi to lớn. Ví dụ, William Doll Jr. 1993
cho rằng một hệ thống giáo dục theo trình tự tuyến tính và định lượng như hiện nay sẽ nhường chỗ cho một hệ thống giáo dục đa dạng và phức tạp hơn, ít có tính ổn định hơn.
Một hệ thống như vậy, như chính cuộc sống, sẽ ln vận động và thay đổi. Cho  đến  nay  vẫn  còn  nhiều  ý  kiến  khác  nhau  trong  việc  định  nghĩa  về  chương
trình giáo dục. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào quan niệm của các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành khi suy nghĩ và thiết kế chương trình. Từ điển bách khoa quốc tế về giáo
dục Oxfofd đã thống kê 9 định nghĩa khác nhau về chương trình giáo dục. Còn Reisse lại tổng  hợp được tới 27 định nghĩa khác nhau về chương trình giáo dục, trong đó ơng
chia thành 3 nhóm khác nhau về mức độ rộng hẹp, nhiều ít các yếu tố cấu thành chương trình.  Tuy  nhiên,  khuynh  hướng  chung  không  chỉ  bó  hẹp  trong  hai  thành  phần  là  nội
dung và mục tiêu dạy học. Chương trình đề cập tới những yếu tố khác của q trình dạy - học.
Còn theo K.Frey, chương trình giáo dục được định nghĩa như sau: Chương trình giáo  dục  là  sự  trình  bày,  diễn  tả  có  hệ  thống  việc  dạy  -  học  được  dự  kiến  trong  một
khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trình bày đó là một hệ thống xác định các thành  tố  khác  nhau  nhằm  chuẩn  bị,  thực  hiện  và  đánh  giá  một  cách  tối  ưu  việc  dạy  -
học. Đây là định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành quan tâm. Và mặc dù định nghĩa về chương trình giáo dục ln thay đổi do tác động của xã
hội với những bước tiến khổng lồ về khoa học kĩ thuật và công nghệ, chương trình giáo dục hiện nay được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở
15
người học thơng qua các hoạt động được kế hoạch hoá và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một
chương trình giáo dục. Mục đích của việc thiết kế một chương trình giáo dục phụ thuộc vào đối tượng người học của chương trình giáo dục đó.
Ngày nay, quan niệm về chương trình giáo dục đã rộng hơn, đó khơng chỉ là việc trình bày  mục  tiêu cuối cùng và bảng danh  mục các nội dung giảng dạy. Chương trình
vừa cần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành: - Mục tiêu học tập
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập - Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập
- Đánh giá kết quả học tập. Như vậy, cấu trúc của chương trình bao gồm hai thành phần chính: sự hình dung
trước những thành tích mà người học sẽ đạt được sau một thời gian học tập và cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để mong muốn đó trở thành hiện thực.
Có thể xem định nghĩa sau đây đã bao hàm được những ý đó: Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt
động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt  được, đồng  thời xác định  rõ phạm  vi,  mức độ nội dung  học tập, các
phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Nguyễn Hữu Chí, Viện KHGD 2002.
Như vậy, những thành phần cơ bản của một chương trình giáo dục có thể là - Nhu cầu đào tạo
- Mục đích, mục tiêu đào tạo - Nội dung đào tạo
- Phương thức đào tạo - Các hình thức tổ chức hoạt động đào tạo
- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.

2. Các cách tiếp cận trong thiết kế chương trình giáo dục

Chủ Đề