Có bao nhiêu phát biểu dưới đây chính xác khi nói về hô hấp

Các phép đo định lượng về lưu lượng hít vào và thở ra được thu nhận từ đo chức năng hô hấp gắng sức. Sử dụng kẹp để bịt hai lỗ mũi.

Trong đánh giá lưu lượng khí thở ra, bệnh nhân hít vào càng sâu càng tốt, ngậm kín miệng xung quanh ống thổi, thổi ra mạnh và hết sức nhất có thể vào một thiết bị ghi lại lượng khí thổi ra [dung tích khí thở ra gắng sức [FVC]] và thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên [FEV1]— xem Hình: Biểu đồ hô hấp bình thường. Biểu đồ hô hấp bình thường. ]. Hầu hết các thiết bị hiện đang sử dụng chỉ đo được lưu lượng khí và thời gian để từ đó ước tính thể tích khí thở ra.

Trong đánh giá lưu lượng và thể tích khí hít vào, bệnh nhân thở ra hết mức có thể, sau đó hít vào hết sức.

Những động tác này cung cấp một số chỉ số:

  • FVC: Lượng khí tối đa mà bệnh nhân có thể thở ra hết sức sau khí hít vào hết sức

  • FEV1: Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên

  • Lưu lượng đỉnh [PEF]: Lưu lượng khí tối đa khi bệnh nhân thở ra

FEV1 và FVC giúp phân biệt rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hạn chế. Một chỉ số FEV1 bình thường sẽ có thể loại trừ bệnh phổi tắc nghẽn không hồi phục trong khi một chỉ số FVC bình thường có thể loại trừ một bệnh lí rối loạn thông khí hạn chế.

FEF25–75% = lưu lượng khí thở ra gắng sức trong khoàng từ 25 đến 75% FVC; FEV1= Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên khi đo dung tích sống gắng sức; FVC = dung tích sống gắng sức [lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào tối đa].

Lưu lượng khí thở ra gắng sức trung bình trong khoảng thời gian 25-75% FVC có thể là dấu hiệu nhạy hơn khi đánh giá giới hạn luồng khí trong đường thở nhỏ so với FEV1, nhưng khả năng lặp lại của chỉ số này là rất thấp.

Việc phân tích các chỉ số này phụ thuộc vào sự nỗ lực tốt của bệnh nhân, thường được cải thiện bằng cách hướng dẫn trong thời gian thực hiện. Các biểu đồ hô hấp chấp nhận được cần có:

  • Sự khởi đầu tốt của phép đo [ví dụ, sự thở ra nhanh và hết sức]

  • Quá trình thở ra không bị kết thúc sớm [ví dụ: thời gian thở ra tối thiểu là 6 giây mà không thay đổi về thể tích trong 1 giây cuối]

Sự thay đổi trong các lần thực hiện lặp lại có thể được chấp nhận trong 5% hoặc 100 mL so với các lần thực hiện khác. Các kết quả không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu này cần phải được xem xét cẩn thận.

Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

Câu hỏi 1: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.

II. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

III. Phân giải kị khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp.

IV. Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucozơ thành axit piruvic đều diễn ra trong ti thể

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B

Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

I đúng. Vì hạt đang nảy mầm thì hô hấp mạnh còn hạt khô thì có cường độ hô hấp yếu.

II đúng. Vì hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian như axit pyruvic; NADH, FADH2, … để cung cấp cho quá trình đồng hóa các chất.

III sai Vì phân giải kị khí không trải qua giai đoạn chu trình Crep, không trải qua giai đoạn chuỗi truyền electron.

IV sai. Vì phân giải kị khí chỉ diễn ra ở tế bào chất, không diễn ra ở ti thể

Câu hỏi 2: Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.

II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.

III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP.

IV. Từ một mol glucozơ, trải qua hô hấp kị khí [phân giải kị khí] sẽ tạo ra 2 mol ATP.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: C

+ Ý I đúng vì: nếu có O2 thì thực vật tiến hành phân giải hiếu khí, còn nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.

+ Ý II đúng vì: Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.

+ Ý III sai vì hô hấp sáng không tạo ATP.

+ Ý IV đúng vì từ một mol glucozơ, trải qua hô hấp kị khí [phân giải kị khí] sẽ tạo ra 2 mol ATP. ATP này được sinh ra ở giai đoạn đường phân.

Câu 3: Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí.

II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng.

III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình hô hấp.

IV. Quá trình hô hấp hiếu khí chỉ diễn ra ở bào quan ti thể.

A. 1.

B.2.

C.3.

D.4.

Chọn đáp án D.

I đúng. Hô hấp hiếu khí bắt buộc diễn ra trong điều kiện có khí oxi.

II đúng. Hô hấp hiếu khí tạo được khoảng 32-36 ATP.

III đúng. O2 là chất nhận điện tử cuối cùng để tạo thành nước.

IV đúng.

Cùng Toploigiai tìm hiểu về hiện tượng hô hấp ở thực vật nhé:

1. Hô hấp ở thực vật là gì?

- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbôhiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

- Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q

2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.

- Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.

- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

3. Con đường hô hấp ở thực vật

3.1. Phân giải kị khí

- Điều kiện :

+ Xảy ra trong rễ cây khi bị nghập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.

- Gồm :

+ Đường phân : Là quá trình phân giải Glucôzơ đến axit piruvic [xảy ra trong tế bào chất].

+ Lên men.

3.2. Phân giải hiếu khí

- Gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong hô hấp.

+ Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa

- Theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn

+ Chuỗi chuyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.

- Một phân tử glucôzơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

3.3. Hô hấp sáng

- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng khi cường độ ánh sáng cao ở cây C3.

- Nguyên nhân: Ở điều kiện ánh sáng cao CO2 cạn kiệt, O2 nhiều thì enzim cacboxilaza chuyển thành ôxigenaza ôxi hóa sản phẩm quang hợp Ribulozơ-1,5-điphôtphat.

- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

4. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường

4.1. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quang hợp ngược lại quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.

4.2. Mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường.

a. Nước

- Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.

b. Nhiệt độ

- Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.

c. Hàm lượng CO2

- CO2 là sản phẩm của hô hấp vì vậy nếu CO2 được tích lại [> 40%] sẽ ức chế hô hấp → sử dụng CO2trong bảo quả nông sản.

5. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả

Đáp án: A

Giải thích: Ở rễ quá trình hô hấp diễn ra mạnh nhất để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút lấy được nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Câu 2. Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.

Đáp án: B

Câu 3.Hô hấp là quá trình

A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Đáp án: A

Câu 4.Chu trình Crep diễn ra trong

A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất.

C. Lục lạp. D. Nhân.

Câu 5. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 6. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

A. [-5oC] - [5oC], tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

B. [0oC] - [10oC], tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

C. [5oC] - [10oC], tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

D. [10oC] - [20oC], tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Đáp án: B

Câu 7.Sản phẩm của phân giải kị khí [đường phân và lên men] từ axit piruvic là

A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.

B. axit lactic + CO2 + năng lượng.

C. rượu etylic + năng lượng.

D. rượu etylic + CO2.

Đáp án: A

Giải thích: Quá trình phân giải kị khí từ axit piruvic có 2 con đường:

Axit piruvic → rượu etylic + CO2 + năng lượng

Axit piruvic → axit lactic + năng lượng

Video liên quan

Chủ Đề