Có nên uống nước sôi để nguội qua đêm

397

Có nên uống nước đun sôi để nguội qua đêm, thông thường do quá bận bịu đi làm khi về đến nhà đại đa số thường có thói quen là nấu nước sôi rồi để vài ngày mới uống xong nhưng không biết là đang chuốt họa và chuốt bệnh vào người mà không hay cứ nghĩ nước đun sôi là nước sẽ an toàn và chống các độc tố do ô nhiễm nguồn nước gây ra nhưng lỗi sai là do đâu?

👉👉👉 Thông tin tham khảo: nha khoa ident

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định: “Khi đun sôi, vi khuẩn và ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn, một số chất khí độc hại có trong nước như khí amoniac [NH3], hydrosunphua [H2S]… sẽ thoát ra ngoài.

Thói quen của người dân Việt là nấu nước sôi mỗi ngày xong rồi bỏ vào bình để 1 tuần uống dần dần điều đó không tốt và không an toàn và có thể chuốt họa vào thân mà không hề hay biết.

Về bản chất,trong quá trình nước đun sôi để nguội chỉ cần khoảng 2 tiếng thì nước có thể tái nhiễm vi khuẩn trở lại.

Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nguồn nước mới nấu với nhau sau khi đun, vô tình tạo điều kiện sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể.

Nên uống nước đun sôi để nguội trong ngày

Theo tiến sĩ Thịnh khuyến cáo, việc đun nước sôi để uống  hiện nay là đúng chứ không sai và cũng rất cần thiết, nhưng nước đun sôi để nguội không hẳn là loại nước tốt nhất cho cơ thể, có thể gây hại nếu dùng sai cách.

Bạn nên tập thói quen uống nước đun sôi để nguội trong ngày, không nên để sang ngày hôm sau rồi uống lại. Tuyệt đối không nên để nước quá lâu sẽ không tốt, nên bỏ đi và thay bằng nước mới nấu.

Nguồn: //suckhoelamdep.vn/

Hải Anh [T/H]   -   Thứ tư, 23/03/2022 07:00 [GMT+7]

Uống nước sôi để nguội là một thói quen tốt. Ảnh: Hải Anh

Nhiều người có thói quen đun vài ấm nước, để nguội, cho vào bình, uống dần cả tuần mà không biết  như thế không tốt cho sức khoẻ. Vì nước đun sôi để nguội chỉ cần 2 tiếng sau có tái nhiễm vi khuẩn. Nếu đổ nước mới vào với nước cũ còn lại thì vô tình làm nhân số lượng vi khuẩn có hại trong nước.

Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng nước đun sôi để qua đêm hoặc để trong thời gian quá dài dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Quá trình đun sôi nước đã giết hết những vi khuẩn có hại nhưng sau khi nhiệt độ của nước giảm xuống nhiệt độ phòng, nhiều sinh vật khác sẽ tiếp tục tiến vào trong nước và sinh sản trong đó. Thời gian để nước tiếp xúc với không khí càng lâu thì số lượng vi khuẩn sẽ càng nhiều, chất lượng nước trở nên kém. Vì vậy, tốt nhất không nên uống nước sôi để nguội qua nhiều ngày, thay vào đó cần duy trì thói quen chỉ uống nước đun sôi để nguội trong ngày.

Một lưu ý nữa là nước đun sôi để nguội cần phải được chứa trong dụng cụ làm bằng chất liệu đạt tiêu chuẩn của y tế. Tuyệt đối không sử dụng bình làm bằng các loại nhựa tái chế. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên chứa nước sôi để nguội trong bình có nắp đậy kín.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Đun sôi nước đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút - Ảnh: HOÀNG AN

Hiện nay ngoài nước đóng chai, rất nhiều gia đình nấu nước sôi để nguội để dành uống. Nhưng "để dành" trong bao lâu, "để dành" như thế nào thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

Theo bác sĩ Lê Thảo Nguyên - khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện quận 11 [TP.HCM], nước đã nấu sôi có thể bảo quản trong 6 tháng ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên lưu ý nước phải được đun sôi đúng, bảo quản đúng.

Đun sôi nước đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút.

Bảo quản đúng là đựng nước trong các hộp/chai đã được khử trùng, tránh mở nhiều lần và đặt ở những vị trí có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C.

Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhiệt độ thường xuyên trên 21 độ, cộng thêm việc bảo quản không đúng cách, nước dễ bị nhiễm bẩn, do đó chúng ta chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ và để ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, phải để nước sôi nguội dần ở nhiệt độ phòng. 

Chúng ta cũng có thể cho nước vào bình to đã khử trùng, đậy nắp kín, rót ra bình nhỏ sử dụng để tránh mở nắp nhiều lần.

Việc để nước quá lâu mới uống có thể gây nguy hại cho sức khỏe vì một số chất để lâu sẽ lắng thành muối, cộng thêm quá trình bốc hơi làm nước và muối cô đặc lại hơn. 

TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - lưu ý thêm nước sôi để nguội nếu không che chắn kỹ thì có thể bị nhiễm bụi.

"Nước là một chất không hỗ trợ vi trùng sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên nếu nước chứa trong các vật dụng không được vệ sinh thường xuyên hoặc không được che đậy cẩn thận thì có thể nhiễm vi sinh gây ngộ độc.

Do đó nước sôi để nguội nên được bảo quản trong các vật chứa sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và có nắp đậy. Khi uống thì rót ra ly, tránh uống trực tiếp từ bình chứa, vật chứa", bác sĩ Cường nói.

Trời nắng nóng, uống nước sao cho đúng?

THU HIẾN

Nhà tôi thường để nước đun sôi rồi uống qua ngày này đến ngày khác. Xin hỏi điều này có ảnh hưởng gì? Trường hợp nước đóng chai sau khi uống không hết có nên đậy nắp dùng tiếp không?

Vũ Hoài Thanh [Nghệ An]

Nước sôi nấu và để nguội chỉ nên uống hết trong ngày. Bởi để nước lâu ngày sẽ dễ xảy ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập. Một số khảo sát cụ thể cho thấy nước sôi để lâu ngày sẽ bị vi khuẩn có trong môi trường xâm nhập gây mất vệ sinh. Nhất là các trường hợp nước sôi được bảo quản trong các loại nồi, ấm hoặc ca, mỗi khi uống lại dùng tay múc nước.

 Ảnh minh họa [nguồn Internet]

Trường hợp để nước uống triền miên từ ngày này qua ngày khác bằng cách đổ vào liên tục càng làm vi khuẩn phát triển sinh ra nấm mốc hoặc rêu.

Để nước được đảm bảo an toàn, tránh vi khuẩn nên uống hết hàng ngày, hôm sau nấu tiếp. Tốt nhất nên bảo quản trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.

Đồng thời, nước bảo quản tốt cũng chỉ nên uống hết sớm ít nhất là hai ngày để tránh tình trạng tái nhiễm. Trường hợp nước đóng chai sau khi cho miệng vào uống nếu không hết nên bỏ đi, điều này nhằm mục đích giảm thiểu vi khuẩn được truyền vào từ những lần uống trước và phát triển trong đó.

            Bác sĩ  Huy An


Nước được tiêu thụ hàng ngày gồm nước đun sôi để nguội, nước khoáng đóng chai hoặc đóng thùng, nước tinh khiết. Trong số đó, nước đun sôi hoặc nước khoáng đều có khoáng chất, còn nước tinh khiết không chứa các vi sinh vật và khoáng chất khác.

Ví dụ những bọt nước trắng hiện lên trong thành của nồi nước sôi, đây chính là do sự tồn tại của khoáng chất. Do vậy, theo thành phần thì nước đun sôi cũng là nước khoáng. Tuy khoáng chất có trong nước vô cùng ít và không có tác dụng bổ sung khoáng chất còn thiếu, nhưng đây cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu của con người.

Đun sôi nước đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút. Trong quá trình đun nước đã giết hết những vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nước đun sôi dù sôi 100 độ C nhưng để nguội trên hai giờ đồng hồ, vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhiệt độ thường xuyên trên 21 độ, cộng thêm việc bảo quản không đúng cách, nước dễ bị nhiễm bẩn. Nước sôi để nguội lâu ngày còn sản sinh ra chất muối acid nitrat, đây là chất dễ gây ung thư.

Nhiều người nhạy cảm phát hiện ra nước đun sôi để qua đêm vị sẽ khác bình thường, có phải sau khi để qua đêm nước đã biến chất? Nguyên nhân chính là do nước trong cốc tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến một lượng nhỏ khí CO2 dung nhập vào đó.

Lượng CO2 này sẽ làm giảm nhẹ độ pH của nước, điều này sẽ gây ra nước có vị lạ, có khi xuất hiện vị chua. Tất nhiên, một chút thay đổi về độ pH của nước sẽ không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ con người, cho dù bạn có uống nước để qua đêm thường xuyên. Nhưng nếu nước này đã để vài ngày, các vi sinh vật và các tảo khác cũng xâm nhập vào trong nước thì vị sẽ còn nồng hơn. Do đó, khi thói quen để nước sôi lâu ngày được kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bảo quản nước đun sôi thế nào?

  • Trường hợp nước đóng chai sau khi đã chạm vào miệng người dùng nhưng không uống hết nên bỏ đi hoặc vệ sinh chai, sau đó cho nước vào uống tiếp. Cần chú ý đến nguồn nước uống được mang đi sử dụng, nhất quyết phải là nguồn nước an toàn, sạch sẽ.
  • Cách bảo quản tốt nhất là nên uống hết trong vòng 24 giờ, tránh được tình trạng nước đun sôi để nguội bị tái nhiễm bởi khi nước đun sôi để nguội được bảo quản tốt đến đâu, vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập trở lại.
  • Nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá ba ngày.
  • Nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải được khử trùng và là những dụng cụ đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh, tránh mở nhiều lần và đặt ở những vị trí có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C.
  • Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề