Với phương pháp bảo quản lạnh, cá có thể được bảo quản trong bao lâu?

Dịch bệnh phức tạp, thay vì thường xuyên tới lui siêu thị, chợ, nhiều người nội trợ chú tâm hơn đến việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho tươi, ngon lâu. Mỗi loại thức ăn, nguyên liệu nấu nướng có một đặc tính riêng, phù hợp để bảo quản trong khoảng thời gian khác nhau.

Lưu ý: Thời gian bảo quản có thể ngắn hơn tùy vào phương pháp và thiết bị bạn sử dụng.

Rau củ

Thời gian bảo quản: 8-12 tháng

Để giữ rau củ ngon lâu trong tủ lạnh, bạn phải luôn giữ nhiệt độ ổn định, không cấp đông nhiều lần.

Các dấu hiệu cho thấy rau củ không còn thích hợp để ăn là bị đóng đá, vón cục, rau mất màu và héo.

Với cà chua và các loại có hàm lượng nước cao, trước khi đông lạnh, bạn nên nấu chín. Thành phẩm sau đó có thể sử dụng làm nước sốt.

Trái cây

Thời gian bảo quản: 8 tháng

Nhiều người đông lạnh trái cây để kéo dài thời gian sử dụng nhưng hương vị và kết cấu có thể thay đổi và ít ngon hơn. Lưu ý, bạn nên rửa sạch và để thật ráo rồi mới chia phần trữ trong tủ đông.

Những trái có màu xỉn hoặc đóng băng với lớp đá màu trắng bên ngoài thường bị nhạt.

Mẹo đông lạnh trái cây:

  • Xay nhuyễn hoặc hầm các loại trái cây như táo, dâu tây nếu bạn có ý định làm mứt, nhân bánh, sinh tố hoặc sốt. Điều này giúp tiết kiệm không gian và để trái cây tươi lâu hơn.
  • Bạn có thể trực tiếp thưởng thức trái cây đông lạnh như đồ tráng miệng hoặc ăn cùng món kem yêu thích.
  • Nếu ăn trái cây đông lạnh dưới dạng tươi, hãy sử dụng chúng khi vẫn còn một lượng đá nhỏ. Lúc này, món ăn còn cứng và săn chắc hơn.

Thịt gà chín

Thời gian bảo quản: Không quá 6 tháng

Đa số thịt đã nấu chín đều có thể bảo quản bằng phương pháp đông lạnh, miễn làm đúng cách. Với thịt gà, bạn nên nấu thật kỹ và để nguội trước khi đông lạnh [không để lâu hơn 2 giờ].

Mẹo đông lạnh gà và các loại thịt khác:

  • Cắt bỏ mỡ thừa trước khi đem bảo quản trong tủ đông. Lượng chất béo lớn làm tăng nguy cơ ôi thiu trong quá trình bảo quản.
  • Bọc thịt đúng cách hoặc để trong hộp kín.
  • Luôn rã đông thịt từ từ và an toàn, tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh vài giờ, đảm bảo thịt được đựng trong hộp để không làm bẩn tủ. Bạn phải rã đông hoàn toàn phần thịt trước khi đem chế biến.

Thịt băm

Thời gian bảo quản: 2-3 tháng

Cách tốt nhất làm đông thịt băm là để phẳng, không phải viên tròn. Điều này giúp thịt đông lạnh và rã đông đồng đều.

Sau khi rã đông, người nội trợ nấu thịt băm càng sớm càng tốt.

Thịt chuyển sang màu xám là dấu hiệu cho thấy nó không còn ngon.

Xúc xích, thịt xông khói

Thời gian bảo quản: Tối đa 2 tháng

Xúc xích và thịt xông khói vẫn an toàn để sử dụng sau 2 tháng nhưng có thể đã mất đi một phần hương vị. Hơn nữa, chất béo trên thịt dễ bị ôi thiu nếu để quá lâu.

Bạn nên cắt nhỏ thịt xông khói trước khi đem đông lạnh. 

Bánh mì, bánh ngọt

Thời gian bảo quản: Tối đa 3 tháng

Bạn cần đảm bảo bánh mì được đựng trong hộp kín, không khí không thể lọt vào.

Với bánh mì đã nướng, nên để bánh nguội trước khi đem đông lạnh để tránh bị nhão hoặc mốc.

Khi rã đông bánh mì, hãy loại bỏ đá bên trong túi đựng. Ở nhiệt độ phòng, phần đá này dễ tan chảy khiến bánh mì nhão và mất ngon.

Một số thực phẩm khác

Thức ăn thừa có thể để được đến 3 tháng trong tủ đông. Bạn chỉ cần đặt đồ ăn trong hộp kín.

Trứng sống có thể được đông lạnh đến 12 tháng trong trường hợp đã đập vỏ.

Một số loại sữa có thể đông lạnh dựa vào hàm lượng chất béo. Sữa tách béo có khả năng đông lạnh thành công nhất. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lắc đều.

Theo Zing

Nem là món thường được làm nhiều 1 lần và để trữ đông, khi cần ăn có thể mang ra rán lại vừa nhanh gọn lại tiện lợi, tiết kiệm được thời gian nấu nướng.

Phương pháp bảo quản cá của người Nhật để giữ được vị

Thông thường người ta bảo quản thịt cá tươi bằng cách ướp lạnh.

Tuy nhiên, người Nhật không bảo quản cá trong đá lạnh bởi họ cho rằng khi đá tan chảy sẽ thành nước ngọt, áp lực thấm lọc sẽ hút chất lưu cơ thể của cá ra ngoài, làm lớp thịt cá sũng nước, giảm độ thơm ngon và nhanh hỏng.

Người Nhật bảo quản cá một cách kỹ càng để luôn đảm bảo sự tươi ngon.

Người Nhật thường làm cá theo kiểu Iki-jime hay Ike-jime [làm tê liệt cá] để đảm bảo chất lượng của thịt cá, độ tươi ngon trong thời gian dài.

Họ cắt vào lớp mang thứ 3, 4 rồi cắt dẫn về miệng cá để lấy hết máu của con cá ra và tránh vi khuẩn xâm nhập.

Khâu cốt yếu trong quá trình bảo quản là sơ chế cá.

Sơ chế cá đúng cách:

Nội tạng cá là nơi dễ bị hư hỏng nhất vì vi khuẩn bắt đầu tấn công và sinh sôi nảy nở từ đây. Do đó, trước tiên chúng ta cần loại bỏ nội tạng.

Ngoài ra, mang và vảy cá cũng cần được làm sạch để loại bỏ mùi tanh bởi vì trong mang cá có rất nhiều mạch máu, là nguyên nhân gây ra mùi tanh của cá.

Sau khi làm sạch và đặt cá lên đĩa, dùng khăn giấy thấm nước xung quanh bề mặt cá cho đến khi hoàn toàn khô ráo.

Dùng màng thực phẩm bọc kín và đặt trong túi zip để tránh bề mặt cá tiếp xúc với không khí bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Cuối cùng, đặt cá vào ngăn đông của tủ lạnh để bảo quản, cá sẽ vẫn giữ được độ tươi và vị ngon sau khi trữ lạnh.

Đặt trong túi zip để tránh bề mặt cá tiếp xúc với không khí bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Với mỗi loại cá khác nhau, bạn cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với từng loại.

Ví dụ như cá hồi có kích thước tương đối lớn nên để dễ dàng bảo quản, bạn cần cắt thành những miếng nhỏ, có thể rắc một ít muối, dùng giấy thấm khô miếng cá, bọc kín bằng màng thực phẩm và đặt trong túi zip khóa kỹ.

Cá hồi trữ lạnh có thể dùng nấu rất nhiều món ngon như nướng, chiên hoặc sốt.

Còn với cá ngừ, nếu bạn có ý định làm sashimi thì nên sử dụng cá hoàn toàn tươi để đảm bảo hương vị vì khi trữ lạnh, hương vị cá ngừ sẽ chỉ còn một nửa so với ban đầu.

Đối với các món nướng hoặc chế biến có sử dụng nhiệt, bạn cũng có thể sử dụng gia vị ướp vào cá trước khi bảo quản lạnh.

Sashimi thì nên cá hoàn toàn tươi vì khi trữ lạnh, hương vị của cá ngừ sẽ chỉ còn một nửa so với ban đầu.

Cá tươi bảo quản lạnh được bao lâu?

Thông thường, cá được trữ lạnh, bảo quản đúng cách sẽ giữ vị, tươi ngon như mới trong khoảng 4 đến 5 ngày.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tươi của cá và các yếu tố khác [như nhiệt độ của tủ đông có đảm bảo nếu bạn mở quá thường xuyên…] sẽ làm giảm thời gian khả dụng của cá trữ lạnh.

Lựa chọn sử dụng cá tươi hay cá đã bảo quản lạnh tùy thuộc vào thực đơn và món ăn bạn dự định thực hiện.

Món cá hồi nướng.

Công nghệ kho lạnh trong bảo quản cá của người Nhật đạt đến đỉnh cao nên cá luôn giữ được tươi, ngon lâu dài. Họ sẽ giữ nguyên vảy hoặc da cá để bảo quản trong nhiệt độ từ 5-10 độ C thời gian đầu, và sau đó là 5 độ C.

Họ không bảo quản nhiệt độ 0 độ C bởi vì ở mức nhiệt này cá sẽ bị co lại, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và thịt cá dễ phân rã.

Bảo quản cá trong tủ lạnh, điều cần quan tâm nhất chính là thời gian và nhiệt độ bảo quản bao lâu thì an toàn và hợp lý.

Ngoài ra, bạn nên nhớ, nếu bảo quản cá trong ngăn mát bạn chỉ nên bảo quản tối đa 1 ngày để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Khi cho cá vào tủ lạnh cần chú ý sắp xếp sao cho tách riêng với những thực phẩm khác, để tránh tình trạng các thực phẩm bị bám mùi với nhau và nhiễm khuẩn chéo.

Video liên quan

Chủ Đề