Có những việc rất khó quên vì sao

Suy nghĩ là những hoạt động thường ngày của trí óc con người. Nó giúp con người giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống hàng ngày, giúp con người vận hành cuộc sống. Tuy nhiên với xã hội hiện đại ngày càng áp lực và bộn bề công việc khiến nhiều người phải suy nghĩ quá nhiều gây ra mệt mỏi, căng thẳng và stress. Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

1. Tại sao suy nghĩ quá nhiều là một thói quen không tốt?

Suy nghĩ quá nhiều hay còn được gọi là “trầm tư” chính là việc mà bạn luôn liên tục suy nghĩ về một vấn đề gì đó theo một cách rất lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó bạn không chuyển hóa thành hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình đang thực sự gặp vấn đề, và việc suy nghĩ như vậy không tạo ra giải pháp mà còn khiến vấn đề đó chuyển biến theo hướng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, tiêu tốn thời gian và năng lượng mà không giải quyết được việc gì.

Theo một nghiên cứu, những người hay trầm tư có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn tới 4 lần so với người khác. Việc trầm tư hay suy nghĩ quá nhiều thực sự không đem lại bất kỳ tác dụng nào, thậm chí nó còn làm giảm khả năng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng, người có triệu chứng này sẽ càng cảm thấy bi quan và luôn ở trong trạng thái tồi tệ về cảm xúc.

Suy nghĩ quá nhiều không phải là giải pháp

Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều? Hãy tiếp tục giải đáp câu hỏi này trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

2.1. Hãy tập nhận thức vấn đề của chính mình

Cảm xúc và hành động của bạn như thế nào sau mỗi lần suy nghĩ quá nhiều? Hầu hết những thứ mang lại đều tiêu cực: tâm trạng cáu kỉnh, lo lắng, cảm thấy căng thẳng nhiều hơn,... Bạn hãy để ý tới những phản ứng này và cố gắng thay đổi suy nghĩ của chính mình, bởi nhận thức chính là chìa khóa để thay đổi mọi suy nghĩ.

2.2. “Đánh lạc hướng” suy nghĩ

Một câu trả lời rất hiệu quả cho làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là chuyển dòng suy nghĩ, hãy đứng dậy và thực hiện một công việc mà bạn yêu thích. Có thể là nấu một món ăn mà bạn thích, vẽ một bức tranh hay đọc một cuốn sách, tập yoga, chơi thể thao,...

Việc này sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn, khi đó các suy nghĩ sẽ chỉ tập trung vào việc bạn đang làm khiến hạn chế suy nghĩ lan man. Tuy nhiên việc mất tập trung sẽ có thể xảy ra do những suy nghĩ trước đó quay trở lại khiến tâm trạng bạn bất ổn. Khi đó hãy tạm dừng việc “đánh lạc hướng” suy nghĩ và đối diện với chúng. Bạn nên dành ra một khoảng thời gian để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến bản thân suy nghĩ không ngừng và giải quyết chúng triệt để.

Đắm chìm tâm trí trong những cuốn sách giúp bạn không suy nghĩ quá nhiều

2.3. Thư giãn và hít thở sâu

Thư giãn cơ thể và điều chỉnh nhịp thở là một cách rất tốt để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều. Việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, khiến tâm trí thư thái và thoát khỏi những suy nghĩ không ngừng. Mức độ cao hơn của hành động này đó chính là thiền định, bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn hoặc tham gia các lớp học thiền để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách hít thở sâu đơn giản mà bạn dễ dàng thực hiện như sau: trước tiên bạn hãy tìm một không gian thoải mái và nhiều ánh sáng để ngồi, sau đó hãy thư giãn cổ và vai, hai tay thả lỏng và bắt đầu hít thở sâu. Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng mồm, thực hiện liên tục sẽ giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn thoát khỏi những suy nghĩ.

2.4. Nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn

Suy nghĩ sâu sắc và suy nghĩ quá nhiều chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Suy nghĩ sâu sắc là rất tốt, nó sẽ giúp bạn nhìn nhận và thấu hiểu vấn đề. Suy nghĩ quá nhiều thì ngược lại, chúng khiến bạn rơi vào cái bẫy của tâm trí và khiến bản thân tự hủy hoại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi khi lo lắng và suy nghĩ về một vấn đề gì đó, hãy tự vấn chính mình: vấn đề này còn ảnh hưởng đến mình trong 1 tuần tới, 1 tháng tới hay 1 năm tới nữa không?

Hãy sử dụng câu hỏi đơn giản này để nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn. Hãy mở rộng góc nhìn của mình để nhanh chóng thoát khỏi những suy nghĩ quá nhiều. Để dành tâm trí của mình cho những vấn đề có ích cho bản thân và những điều thực sự có ý nghĩa.

Hãy mở rộng góc nhìn và thoát ra khỏi những suy nghĩ

2.5. Tập đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian giới hạn

Nhiều người thường rất khó đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Trước mỗi vấn đề trong cuộc sống, họ luôn suy nghĩ quá nhiều trong một thời gian rất dài rồi mới đưa ra quyết định. Chính vì vậy, hãy học cách đặt ra giới hạn cho mỗi kế hoạch hay quyết định trong cuộc sống hàng ngày của bạn, cho dù nó lớn hay nhỏ.

Ví dụ đơn giản có thể kể ra như:

  • Với những quyết định nhỏ như: mặc quần áo gì, ăn món gì hay khi nào đi tập thể dục, nấu ăn,... hãy giới hạn suy nghĩ trong vòng 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

  • Với những quyết định lớn hơn thì hãy giới hạn thời gian rộng hơn. Ví dụ suy nghĩ 30 phút/ một ngày, tối đa trong vòng 1 tuần hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

Đây là một cách khá hiệu quả trong những cách làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều.

2.6. Đừng suy nghĩ, hãy hành động

Hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động ngay chứ đừng suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này sẽ giúp bạn ít trì hoãn hơn, ít có những ý nghĩ tiêu cực hơn do không phải suy nghĩ.

Chình vì vậy, mỗi khi bạn có một công việc hay nhiệm vụ gì đó, hãy đặt ra cho mình một giới hạn thời gian và thực hiện công việc đó ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, cách này sẽ giúp bạn đỡ bị ngợp và trì hoãn công việc. Bạn sẽ vẫn có thể lo lắng và suy nghĩ nhiều thứ, tuy nhiên hãy tập trung hoàn thành từng bước nhỏ. “Tích tiểu thành đại”, hãy kiên trì và bạn sẽ làm được thôi!

2.7. Mục đích sống của bạn là gì? Hãy bắt đầu thực hiện nó ngay thôi!

Và đáp án cuối cùng cho câu hỏi: Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là bạn hãy xác định mục đích sống của mình và lên kế hoạch thực hiện nó.

Một thống kê cho thấy có tới hơn 50% những người suy nghĩ quá nhiều là do họ có thời gian rảnh mà không biết làm gì có ích. Thay vì biến mình thành như vậy, tại sao bạn không hành động ngay theo những gì bản thân mình mong muốn đi?

Hãy tự nhận thức chính bản thân mình để tìm ra mục đích sống, lên kế hoạch nó, chia nhỏ và giới hạn thời gian thực hiện. Sau đó hãy tạm ngừng suy nghĩ và hành động ngay từng bước nhỏ. Hãy tập trung thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra và đừng suy nghĩ quá nhiều, chắc chắn bạn sẽ thành công!

Mục đích sống của bạn là gì?

Cuộc sống mặc dù nhiều khó khăn cùng bộn bề lo toan nhưng nó vẫn luôn tươi đẹp. Được sống trên thế gian này đó là một điều hạnh phúc, hãy cảm nhận cuộc sống. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều. Hãy suy nghĩ “thoáng” hơn, bạn sẽ nhận ra cuộc sống này có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa khám phá tới. Hãy tận hưởng niềm vui của ngày hôm nay, của từng khoảng khắc trong hiện tại, để mình được sống một cách trọn vẹn nhất!

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Sau một ngày dài hoạt động, cơ thể cần được nghỉ ngơi thế nên giấc ngủ là rất cần thiết. Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

1. Mất ngủ là bệnh gì?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, giúp hồi phục năng lượng và cho cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập.

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gồm có các dạng như ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, thức dậy rất sớm, khó trở lại giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Một người trưởng thành phải đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày và phải đảm bảo giấc ngủ đủ về thời gian, ngủ đủ sâu và cảm thấy thoải mái, sảng khoái sau khi ngủ dậy.

Mất ngủ được chia làm 2 loại là cấp và mạn tính. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến không chỉ xảy ra ở người già mà còn ở những người trẻ tuổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc thay đổi thói quen sống có thể giúp cải thiện tình trạng này ở một vài đối tượng.

2. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ

Một số nguyên nhân được xác định là thủ phạm gây ra rối loạn giấc ngủ gồm có:

  • Áp lực cuộc sống, công việc, tiền bạc, sức khỏe,… khiến tâm trí chúng ta hoạt động nhiều vào buổi tối khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống như chấn thương, chết chóc, bệnh tật, mất việc,… của chính mình hoặc người thân đều có thể gây ra tình trạng này.

  • Thói quen về giấc ngủ xấu: ngủ không đều, không đúng giờ, không ngủ trưa, kích thích hoạt động trước giờ ngủ, chỗ ngủ không thoải mái, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game,… trước khi ngủ.

Thói quen xấu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ

  • Ăn quá nhiều trong bữa tối: trước khi ngủ bạn chỉ nên ăn nhẹ, việc nạp quá nhiều thức ăn khiến cơ thể bạn khó chịu khi nằm. Một vài người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, có dòng axit và thức ăn đi vào thực quản sau khi ăn sẽ làm cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.

  • Lịch trình du lịch hoặc làm việc: nhịp sinh học của chúng ta cũng giống như một đồng hồ hoạt động như một chu kỳ gồm có giấc ngủ, trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể. Khi nhịp sinh học bị thay đổi sẽ khiến chúng ta khó ngủ hoặc không thể ngủ, có thể do lệch múi giờ khi sang nước ngoài, làm việc quá muộn hoặc sớm thay đổi liên tục.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Thức dậy quá sớm có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

  • Sử dụng thuốc: nhiều loại thuốc kê theo toa có thể tác động đến giấc ngủ của chúng ta ví dụ như thuốc trầm cảm, thuốc chữa trị hen suyễn, thuốc trị huyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn như giảm đau, dị ứng, cảm lạnh,… thuốc hỗ trợ giảm cân có thành phần caffeine và một số chất kích thích làm cản trở giấc ngủ.

  • Một số bệnh lý liên quan đến chứng mất ngủ như đau mãn tính, ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh hen suyễn, bệnh Parkinson, Alzheimer…

Một số bệnh lý khác có liên quan là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

  • Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ khiến bạn bị ngưng thở định kỳ suốt buổi đêm khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.

  • Thức uống có chứa caffeine, nicotine và bia rượu, trà, cola,… là các chất kích thích không nên uống vào lúc chiều muộn hay buổi tối vì chúng sẽ khiến bạn không thể ngủ vào ban đêm. Nicotine có trong thuốc lá là chất kích thích làm cản trở giấc ngủ. Bia rượu có thể làm bạn dễ đi vào giấc ngủ nhưng nó làm gián đoạn các giai đoạn sâu hơn trong giấc ngủ và làm bạn thức giấc giữa đêm.

  • Tuổi tác: người già thường có xu hướng mất ngủ. Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hoặc tiếng ồn có thể làm người già dễ bị đánh thức. Khi tuổi càng cao thì càng bị mệt mỏi sớm hơn ở buổi tối và thức dậy rất sớm ở buổi sáng. Tuy nhiên, người già vẫn cần ngủ nhiều hơn người trẻ tuổi.

  • Ít hoạt động thể chất: việc thiếu hoạt động có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu ít hoạt động thể chất thì dễ ngủ trưa mỗi ngày làm cho giấc ngủ và làm cản trở giấc ngủ ở buổi tối.

3. Người nào có nguy cơ bị mất ngủ?

  • Nữ giới: do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong giai đoạn mãn kinh, việc ra mồ hôi buổi tối và bốc hỏa có thể làm cản trở giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng này cũng xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Nữ giới có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn so với nam giới do những đặc trưng về mặt sinh lý

  • Người trên 60 tuổi: những thay đổi về sức khỏe và giấc ngủ khiến bệnh tăng dần theo độ tuổi.

  • Người thường xuyên thay đổi công việc, lịch trình làm việc.

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực.

  • Người bị rối loạn sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

4. Cách phòng ngừa hiệu quả

Xây dựng thói quen ngủ khoa học giúp tránh được bệnh mất ngủ và giúp giấc ngủ ngon hơn:

  • Tập luyện cố định thời gian đi ngủ và thức dậy kể cả ngày cuối tuần.

Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng

  • Hoạt động thường xuyên giúp giấc ngủ ngon hơn.

  • Kiểm tra thuốc đang sử dụng xem có chứa thành phần gây mất ngủ hay không.

  • Hạn chế ngủ vào buổi trưa.

  • Tránh sử dụng thức uống có chứa caffeine và không hút thuốc lá.

  • Không nên ăn hoặc uống trước khi đi ngủ để không làm gián đoạn giấc ngủ.

  • Thư giãn trước khi vào giấc ngủ có thể là tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,...

Mất ngủ có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng chính vì thế phải xây dựng, rèn luyện giấc ngủ để có được giấc ngủ tốt, ngon và sâu.

Video liên quan

Chủ Đề