Có thai đau bụng dưới bao lâu

Gần đây tôi hay bị đau bụng râm ran ở bụng dưới nhưng vẫn chưa “đến tháng”. Vậy dấu hiệu này có phải tôi đã mang thai hay không và đau bụng như thế nào là có thai, xin chuyên gia giải đáp.

Chào chị,

Để biết đau bụng như thế nào là có thai, chị cần tham khảo nhiều yếu tố như: Có tức ngực hay không, cơn đau âm ỉ hay dữ dội, đau bụng đi kèm ra máu báo hay kiểm tra mẫu máu hoặc thử que thử thai… mới khẳng định chắc chắn được. Chị có thể tham khảo bài viết dưới đây để xem mình có gặp phải các dấu hiệu này hay không.

Chúc chị sức khỏe!

Đau bụng như thế nào là có thai?

Đau bụng dưới khi có thai là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn chuẩn bị đón chào một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt so với các cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa hay đau bụng đến tháng. Cụ thể:

Đau bụng khi có thai thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên
  • Vùng bụng dưới hơi căng tức nhẹ
  • Các cơn đau bụng âm ỉ, lâm râm xuất hiện với tần suất không nhiều
  • Thường chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày – 1 tuần
  • Có thể đau bụng dưới hơn khi cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu

Thường trong thời gian này, trứng đã được thụ tinh thành bào thai và di chuyển để bám vào thành tử cung [thai làm tổ]. Quá trình này thai sẽ làm tổ trong tử cung, gây ra đau hoặc có thể chảy máu gọi là máu báo.

Ngoài dấu hiệu đau bụng này, để biết mình có thai thật sự hay không, chị em có thể quan sát thêm các triệu chứng như:

  • Trễ kinh
  • Căng tức ngực
  • Có máu báo
  • Tiểu nhiều hơn trong ngày
  • Nhiệt độ cơ thể tăng
  • Một số trường hợp có thể buồn nôn và dị ứng với mùi
  • Tính khí thất thường
  • Chất nhầy cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
  • Chuột rút ổ bụng

Đau bụng kinh? Triệu chứng khác gì so với đau bụng khi mang thai

Có nhiều cách giảm đau bụng khi mang thai.

Nếu quá trình thai làm tổ an toàn, bạn có thể cảm nhận được các cơn đau bụng âm ỉ kéo dài trong một vài ngày. Điều này không đáng lo ngại. Theo các chuyên gia y tế, hầu như ở tuần thứ 5 và thứ 6 khi thai đã di chuyển vào tổ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng.

Các cơn đau bụng đều có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, chị em có thể làm giảm các cơn đau bụng khi mang thai bằng cách:

Massage bụng có thể tăng cường lưu thông máu và giảm các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, massage bụng còn có một số tác dụng như:

  • Giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và thoải mái tinh thần hơn
  • Kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi bởi một thời gian sau khi thai nhi phát triển sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài
  • Máu lưu thông tốt hơn

Chị em có thể thực hiện các xoa bụng mát-xa bằng cách:

  • Nên xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới
  • Chỉ nên xoa tầm 5 phút mỗi ngày trong vòng 3 tháng đầu
  • Nên xoa bụng vào một thời điểm cố định trong ngày
  • Có thể kết hợp với một số loại tinh dầu để thư giãn và giảm đau
  • Chỉ nên thực hiện trong vài phút bởi thời gian này thai bắt đầu làm tổ, nếu kích thích mạnh có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sảy thai.

Những tuần đầu rất quan trọng bởi thai cần làm tổ trong tử cung. Vì vậy sức khỏe của người mẹ lúc này cần được quan tâm và chủ động bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để thai có thể làm tổ và bám chắc vào thành tử cung.

Chị em có thể bổ sung vitamin tổng hợp có hàm lượng axit folic cao để tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Thời điểm thai từ 1-6 tuần tuổi nhiều chị em rất khó phát hiện mình có thai hay không và chưa nắm được đau bụng như thế nào là có thai.

Vì vậy, chị em nên chú ý đến những dấu hiệu khi mang thai để biết cách bổ sung dưỡng chất cho phù hợp.

Bà bầu thời gian này cần bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu để thai nhi phát triển.

Ngoài các loại vitamin bổ sung có thể tăng cường các loại trái cây và thực phẩm tốt cho người đau bụng khi mang thai tháng đầu như:

Hoa quả và thực phẩm giàu axit folic:

  • Giúp thai phát triển và phân chia tế bào
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ, giảm tình trạng sinh non, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tử cung
  • Nên ăn bơ, chuối, đu đủ chín, trái cây có múi như bưởi, cam, quýt

Bổ sung hoa quả giàu sắt

  • Tham gia sản sinh hồng cầu ở thai nhi
  • Giảm tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, giảm nguy cơ tiền sản giật, vỡ ối sớm
  • Nên ăn cà chua, lựu, quả chà là kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt

Hoa quả chứa vitamin B6:

  • Ngăn ngừa một số vấn đề sau sinh ở thai nhi như bệnh chàm, nhẹ cân, giúp phát triển trí não và hệ thần kinh
  • Giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, duy trì lượng đường trong máu
  • Các thực phẩm nên ăn như chuối, bơ, trái cây khô

Hoa quả giàu vitamin C:

  • Tăng cường các mô và mạch máu ở thai nhi, cung cấp thêm oxy cho bào thai
  • Chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể và giúp hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai
  • Hoa quả nên ăn: quả có múi như bưởi, cam, quýt, dâu tây, ổi, kiwi, nho…
  • Không nên ăn dứa có thể làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai

Quần áo quá bó sát nhất là ở bụng, đùi sẽ cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi, có thể tăng nặng các cơn đau bụng, căng tức bụng ở thai nhi.

Vì vậy, nếu thai còn nhỏ, bạn có thể mặc những bộ đồ vừa vặn với cơ thể, không nên quá bó sát. Một thời gian sau khi thai đã lớn nên mặc những loại quần dành cho bà bầu hoặc váy bầu để thai nhi phát triển dễ dàng hơn.

Một tư thế thoải mái sẽ giúp máu được lưu thông và không gây khó chịu cho thai nhi. Bà bầu có thể ngồi thẳng, đặt chân lên ghế cho thoải mái và dễ lưu thông máu.

Ngoài ra không nên đứng quá lâu dễ gây đau lưng dưới, phù nề chân khi thai nhi đã phát triển to hơn.

Chị em không nên quá lo lắng về những cơn đau bụng trong thời gian đầu mang thai.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, có gần 80% chị em khi mang thai từ 1-6 tuần sẽ có các cơn đau bụng âm ỉ do thai làm tổ. Nếu các cơn đau bụng kéo dài bất thường kèm theo các dấu hiệu dưới đây, chị em nên chủ động thăm khám:

  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất huyết âm đạo không giống với máu báo
  • Đau bụng quặn từng cơn và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đi ngoài, buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ chóng mặt, choáng váng

Chị em nên thăm khám ngay bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Trên đây là một số thông tin về đau bụng như thế nào là có thai và cách xử trí khi bị đau bụng, cách phân biệt với đau bụng hành kinh. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Các cơn đau bụng dưới xảy ra ở phụ nữ là một triệu chứng thường gặp. Trước các cơn đau bụng thì nhiều chị em thường thắc mắc rằng đau bụng dưới có phải mang thai hay không? Bởi lẽ đau bụng cũng là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt các cơn đau bụng do mang thai và đau bụng kinh cùng một số trường hợp khác.

1. đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

1.1. Nhận biết đau bụng do mang thai

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được Đau bụng dưới có phải mang thai hay không:

  • Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.

  • Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.

  • Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác.

Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai?

1.2. Nguyên nhân gây đau bụng

Các cơn đau bụng này có thể xuất phát từ táo bón, giãn dây chằng, bị đầy bụng hay khó tiêu, chu trình làm tổ của thai nhi,… Thế nhưng các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ tình trạng xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, sảy thai hay dọa sinh sớm.

1.3. Làm thế nào để giảm các cơn đau do mang thai?

Như vậy, bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc: đau bụng dưới có phải mang thai. Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng đau bụng này?

  • Xây dựng và duy trì thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung rau và trái cây giúp làm giảm cơn đau.

  • Nạp thêm khoáng chất đúng liều lượng phù hợp với chỉ định của bác sĩ.

  • Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm những bài tập yoga dành cho bà bầu giúp làm giảm các cơn đau.

Mẹ bầu có thể tập yoga để giúp xoa dịu các cơn đau

  • Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo bó sát.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là nguyên nhân gây táo bón và đau bụng.

  • Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi.

  • Không nên đứng lâu và cố ngủ thật nhiều.

  • Ăn nhiều chuối và nho khô giúp bổ sung thêm canxi, kali, nước.

2. Đau bụng do kinh nguyệt

Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới có phải mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm 1 số triệu chứng đau bụng dưới khác. Điển hình là đau bụng khi đến kỳ kinh.

2.1. Nhận biết đau bụng do kinh nguyệt

Triệu chứng của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:

  • Các cơn đau diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại khu vực bụng dưới. Cơn đau sẽ diễn ra trước từ 1 - 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì. 3 ngày sau đó các cơn đau sẽ giảm dần.

  • Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn,… Thêm vào đó, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới hay bụng dưới trong khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.

2.2. Nguyên nhân gây đau bụng

Trong chu kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp nhằm thải ra ngoài chất đệm lót ở tử cung. Hormone prostaglandin gây nên những cơn co thắt cơ ở tử cung khiến chị em phụ nữ bị đau bụng khi đến kỳ kinh. Ngoài ra, đau bụng kinh còn do cơ thể bị bệnh lý phụ khoa u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu,…

2.3. Làm thế nào để đánh bay các cơn đau bụng do kinh nguyệt?

  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp làm giảm các cơn đau.

  • Ngâm mình trong nước nóng hoặc đặt miếng dán nhiệt và túi nước ấm lên vùng bụng dưới giúp giảm đau. Sử dụng nhiệt để giảm đau bụng kinh sẽ không lo có tác dụng phụ.

Sử dụng túi chườm nóng để đánh tan cơn đau bụng dưới mỗi khi có kinh nguyệt

  • Bổ sung thêm thực phẩm có vitamin E, B1, B6; axit béo omega 3 và magie giúp xoa dịu các cơn đau bụng.

  • Không sử dụng rượu và thuốc lá vì chất kích thích sẽ làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh.

  • Giữ đầu óc, tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

  • Đối với trường hợp đau bụng kinh nặng do các bệnh lý gây ra thì chị em phụ nữ sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu cần.

3. Một số trường hợp đau bụng dưới do mắc các bệnh lý

3.1. Ruột bị kích thích

Đây là dấu hiệu của bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những người bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm khu vực bụng dưới.

3.2. Sỏi thận

Khi bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ bụng dưới xương sườn. Sau thời gian dài, sỏi thận chi chuyền đến niệu quản sẽ khiến bệnh nhân đau bụng lâm râm khu vực dưới rốn. Nếu triệu chứng này không giảm và kèm theo các dấu hiệu như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị bệnh.

3.3. Nhiễm trùng đường tiểu

Người bệnh nhiễm trùng đường tiểu sẽ bị đau lâm râm vị trí bụng dưới và mắc tiểu liên tục. Khi đi vệ sinh thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.4. U xơ tử cung

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và các cơn đau tức khu vực bụng dưới. Đây là loại u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau của tử cung.

U xơ tử cung là thủ phạm gây ra đau bụng dưới

Nếu không kịp thời điều trị u xơ sẽ gây tác động xấu đến bệnh nhân và thậm chí sẽ chuyển sang u xơ ác tính.

3.5. Lạc nội mạc tử cung

Ở một số người có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó sẽ phát triển ở vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và ruột,… Quá trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới và đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.

3.6. Đau do sa tạng

Ở những phụ nữ tuổi cao sẽ có hiện tượng sa tạng và gây đau bụng dưới, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất trong có thể có bàng quang và tử cung.

Đây không phải là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, thấy khó chịu vị trí háng hoặc thắt lưng.

3.7. Các bệnh lây lan qua đường tình dục

Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới, vùng chậu là biểu hiện của các bệnh lây qua quan hệ tình dục đa số là mắc Chlamydia và bệnh lậu. Đây là 2 nhiễm khuẩn gây đau vị trí vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra bất thường,…

Có thể thấy rằng, đau bụng dưới là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh. Vì vậy để biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không cần quan sát kỹ các triệu chứng cảnh báo. Tốt nhất là đến ngay với các cơ sở y tế để được khám chữa trị kịp thời.

Khi cảm thấy đau bụng cần đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh

Video liên quan

Chủ Đề