Tại sao kiến trúc nhà Việt xưa thường tối ít cửa sổ

Linh Nhi

Qua hàng nghìn năm lịch sử của người Việt Nam, với sự phát triển từ thấp đến cao, con người đã sống qua những hình thái xã hội như bầy đàn, công xã, thị tộc,… nhưng cao hơn cả và vẫn còn tồn tại, duy trì cho đến ngày nay là đơn vị hành chính nhỏ được gọi là “làng”. Nhưng làng lại được lập lên từ tập hợp các gia đình, nhiều có tới vài nghìn hộ, ít cũng phải trên chục hộ gia đình và mỗi gia đình sống độc lập trong mỗi khuôn viên riêng. Dù ở giai đoạn nào thì mỗi gia đình đều tìm cho mình thế ứng xử trong cách sống để phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội và đặc biệt là phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp lúa nước đó chính là xây dựng cho gia đình những ngôi nhà.

Ngôi nhà của người Việt xưa

Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, có cửa ra vào dùng để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó.

Nhà là nơi sống, làm việc, sinh hoạt của gia đình, nên nhà có ý nghĩa rất cao cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Về mặt tinh thần nhà được xem là chốn trú ngụ yên ổn chở che, nâng đỡ tâm hồn con người. Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn và trở thành sinh vật có thói quen, trạng thái nhà của một người được biết đến nhiều hơn về mặt tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, và toàn bộ sức khoẻ tinh thần. Vì thế mới hình thành tâm trạng nhớ nhà khi con người rời khỏi ngôi nhà thân yêu của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thực tế ngày nay, nhiều người còn xem nhà là của cải vật chất [bất động sản] và là thước đo chất lượng cuộc sống.

Nhà ở được coi là một hình thức tiêu biểu của văn hóa vật thể trước hết là về mặt kiến trúc.

Quá trình phát triển nền kiến trúc Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Thưở ban sơ, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá... để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh thú dữ, cất giữ và bảo quản lương thực. Sau này, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội về mọi mặt các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... xuất hiện, bổ sung vào sự đa dạng của vật liệu xây dựng.

Nhà ở Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ, kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ. Trong thể loại kiến trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia nhiều về kết cấu của các thể loại công trình khác nhau. Dựa trên những đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu, vật liệu mà kiến trúc nhà ở Việt Nam không tồn tại các công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác.

Vật liệu của ngôi nhà truyền thống chủ yếu là vật liệu địa phương

Về phân loại, có thể chia nhà ở Việt nam thành rất nhiều loại hình như nhà trệt, nhà cao tầng, nhà tranh, nhà ngói, nhà mái bằng, nhà mái ngói, nhà ống, nhà biệt thự....nhưng tựu chung lại, theo tiến trình lịch sử phát triển nhà ở Việt Nam, nhà ở có thể được chia thành hai loại hình chính: Nhà ở dân gian và nhà ở hiện đại.

Nhà ở dân gian: Với người Việt Nam nhà ở là không gian cư trú chính, là tổ ấm gắn bó nhiều mặt của các thành viên trong quan hệ gia đình, thân tộc để từ đó mở ra quan hệ với xóm giềng, làng nước. Nhà ở cũng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành đầu tiên nhân cách, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hoá của thế hệ này cho thế hệ khác, nơi tổ chức những hoạt động kinh tế và các hoạt động sống của người dân. 

Nhà ở dân gian là những công trình kiến trúc cổ truyền với bộ khung chịu lực được làm chủ yếu từ tre hay gỗ, không chỉ là nơi trú ẩn, che mưa nắng, gió bão mà còn là sự thể hiện thế ứng xử linh hoạt giữa con người với môi trường tự nhiên quanh khu vực cư trú. Sự lựa chọn kiểu dáng, kết cấu, sử dụng vật liệu cũng như bố trí, sắp xếp nội, ngoại thất các công trình kiến trúc sao cho phù hợp là sự biểu hiện một cách chân thực nhận thức, tư duy của chủ nhân về văn hoá ở; đồng thời nó còn phản ánh rõ nét quan hệ kinh tế, xã hội, quan hệ giai cấp, thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán.

Trong lịch sử kiến trúc nhà ở dân gian Việt Nam thì kiểu nhà Sàn được coi là kiểu sơ khai nhất, tiền đề cho các kiểu kiến trúc về sau. Nhưng từ nhà Sàn đến nhà Đất là cả một quá trình cải biến, thay đổi các yếu tố kiến trúc cổ sơ để phù hợp với điều kiện môi trường, hoàn cảnh kinh tế, xã hội trên vùng đất mới của các nhóm dân cư[6]. Nhà sàn thường được làm bằng gỗ là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào dân tộc hay sinh sống ở các vùng núi cao.

Nhà nền đất miền xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay ládừa nước. Một số nhà có kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm nhà chính, nhà phụ [nhà ngang, nhà bếp] và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ [1, 3 hay 5] cùng với 1 hoặc 2 chái.

Lối kiến trúc nhà gỗ cổ 3 gian của người Việt xưa

Trong khuôn viên ngôi nhà dân gian của Việt Nam thường có một bộ phận không thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

Nhà ở hiện đại: Cùng với tiến trình phát triển kinh tế và đô thị hoá nông thôn tại Việt Nam, một số lượng lớn di sản văn hoá vật thể như nhà ở dân gian đã và đang bị mất đi một cách nhanh chóng. Sự du nhập của văn hóa phương Tây có ảnh hưởng rất lớn đến toàn cảnh xã hội Việt Nam, nhà ở dân gian Việt đã có sự thay đổi về mặt kiến trúc và trở nên hiện đại hơn, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội.

Nhà ở truyền thống của người miền Trung được thiết kế hiện nay

Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, thể loại kiến trúc thuộc địa du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tràn vào Việt nam. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam. [Hình minh họa]

Từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp, thể loại kiến trúc mới được hình thành. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định. [Hình minh họa]

Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới – kiến trúc đương đại. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21 cho đến nay, trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của kiến trúc Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.

7   Phân tích đặc điểm ngôi nhà  của người Việt ?

Đối với nông nghiệp thì ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với thời tiết nóng lạnh, nắng mưa, gió bão- 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ 1 cuộc sống định cư ổn định: "Có an cư thì mới có lạc nghiệp " hay " thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần ". Do ngôi nhà chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống nên Nhà [ chố ở ] được đồng nhất với gia đình.

Ngôi nhà ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

+. Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước [ chài lưới, chở đò..] thường lấy thuyền, bè là nhà ở gọi là nhà thuyền, nhà bè, nhiều gia đình gọi là xóm chài và làng chài. Tuy vậy nhưng họ vẫn có nhà trên sàn trên mặt nước để ứng phó với việc ngập lụt và khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao thêm vào

đó là hình mái cong. Mái cong ngoài ý nghĩa là con thuyền thì ko có tác dụng thực tế gì, tạo dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hòa mình vào thiên nhiên.

+. Để đối phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng.

Kiên trúc mở tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, cái cao của ngôi nhà VN bao gồm 2 yêu cầu : sàn và nền cao so với mặt đất và mái cao so với sàn/ nền. Nhà cao mà cửa ko cao mà phải rộng, của ko cao để tránh ảnh nắng chiếu xiên vào còn cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng.

+. Biện pháp quan trong ko kém là chọn hướng nhà, chọn đất, tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam " Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam ". Nhưng tùy thuộc vào địa hình địa vật xung quanh vào sự có mặt của núi rừng, của sông, của con đường... " Phong" và " Thủy" là 2 yếu tô quan trọng nhất, thuật phong thủy được xây dựng trên âm dương ngũ hành do vậy mà nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió và hướng nước để âm dương được điều hòa là tốt nhất. Tuy nhiên trong việc " chọn nơi mà ở " thì người Việt còn có tính cộng đồng mà ko thể quên làng " Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền "

+. Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và linh hoạt.

Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi nhà là bộ phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko gian 3 chiều: theo chiều đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng, mộng là cách ghép theo nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ lõm vào có hình dáng và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác.

+. Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc.

Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sán với vách riêng và mái cong hình thuyền. Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như phương tây.

Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu tiên cho bộ bàn ghế tiếp khách là ko ngoại lệ. Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi nhà bao giờ cũng là số lẻ.

Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ động và linh hoạt. Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy nguyên lý âm dương và ý muốn hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam 1 cách trọn vẹn.

Video liên quan

Chủ Đề