Cư mgar có nghĩa là gì

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

        1. Khái quát điều kiện tự nhiên

        Vị trí địa lý: Ðắk Lắk là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vị trí phía Tây Nam dãy Trường Sơn, trải dài từ 11045'- 13045' vĩ tuyến Bắc, trải rộng từ 107045' - 108054' kinh tuyến Ðông, ở độ cao trung bình từ 400 đến 800 mét so với mặt nước biển. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Ðồng và Sông Bé; phía Ðông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà; phía Tây có chung biên giới Cam-Pu-Chia dài 240 km. Cách Hà Nội 1.390 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 19.599 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, chiếm 6% tổng diện tích cả nước. Ðắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Ðà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 26 đến thành phố và cảng biển Nha Trang; quốc lộ 27 qua thành phố Đà Lạt đến Phan Rang. Đắk Lắk có 3 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Ba đổ ra biển Ðông, hệ thống sông Sê-Rê-Pốk theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Công và hệ thống sông Ðồng Nai ở phía Tây Nam.

        Ðịa hình: Vùng núi cao tập trung ở phía Nam và phía Ðông Nam, chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao trung bình từ 1000-1200 mét, trong đó có ngọn Chư Yang Sin cao 2.405 mét. Vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột và phụ cận có địa hình tương đối bằng, chiếm 53,5% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 450 mét, địa hình vùng thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Krông Ana, Krông Nô, Lắk và bình nguyên Ea Súp.

        Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới cao nguyên, tương đối ôn hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang khí hậu cao nguyên mát dịu ở vùng cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 240C. Ðộ ẩm tương đối trung bình 81% không có bão, khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm 5 đến tháng 11 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 -2500mm/năm.

        2. Dân số - Dân tộc

        Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Ðắk Lắk có 1.780.735 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 933.634 người, chiếm 52,42% dân số toàn tỉnh.

        Toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 1.250.494 người, chiếm 68,7%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 54.370 người, dân tộc Thái có 19.107 người, dân tộc Hoa có 5.016 người, dân tộc Ê Ðê có 248.946 người, chiếm 13,98%; dân tộc Mông có 17.000 người, chiếm gần 10%; dân tộc M'Nông có 61.301 người, chiếm 4,4%; dân tộc Gia Rai chiếm 0,8%; dân tộc Mường chiếm 0,6% và các dân tộc ít người khác chiếm 5,07% so với dân số toàn tỉnh.

        3. Tài nguyên thiên nhiên

        3.1. Tài nguyên đất

        Tỉnh Ðắk Lắk có 1.959.950 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 524.908 ha, chiếm 26,78%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955 ha, chiếm 51,93%; diện tích đất chuyên dùng là 51.985 ha, chiếm 2,65%; diện tích đất ở là 13.643 ha, chiếm 0,69%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 351.549 ha, chiếm 17,93%.

        Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 196.281 ha, chiếm 37,39%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 301.471 ha, chiếm 57,43%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.394 ha, chiếm 0,26%.

        Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 279.849 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 30.568 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 4.206 ha.

       3.2.Tài nguyên rừng

        Ðến năm 2002, Ðắk Lắk có tổng diện tích rừng là 1.018.548 ha, tỷ lệ che phủ đạt 52%. Trong đó rừng tự nhiên là 1.008.281 ha, rừng trồng là 10.267 ha.

        Rừng Ðắk Lắk còn có nhiều đặc sản có giá trị, có nhiều động vật quý hiếm có ý nghĩa lớn về kinh tế và nghiên cứu khoa học, về tham quan du lịch và nghỉ dưỡng, với đàn voi hơn 300 con tập trung ở các huyện Buôn Ðôn, Ea súp, Dak Mil, Krông Bông, Lắk... Thực vật có trên 3000 loài trong đó có nhiều thực vật cổ như: Thuỷ tùng. Ðộng vật có 93 loài thú, 197 loài chim. Ðặc biệt ở đây có đến 32 loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ như: Bò rừng, bò xám, nai cà tông, hươu vàng, sóc bay, công, trĩ sao, gà tiền mặt đỏ... Hiện nay Ðắk Lắk có 18 khu bảo tồn thiên nhiên và 1 vườn quốc gia Gioóc Ðôn.

        3.3. Tài nguyên du lịch

        Ðắk Lắk có nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch. Du khách đến Ðắk Lắk có thể tham quan các khu rừng nguyên sinh trong vườn quốc gia Gioóc Ðôn, khu lâm viên Ea Kao, vùng Buôn Ðôn nơi đã nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, thăm các hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ Ea Kao, hồ Buôn Triết. Cảnh "Sơn thuỷ hữu tình" như hồ Lắk rộng trên 500 ha, nằm giữa một thung lũng đẹp, thơ mộng như thác nước Dray Hlinh, Trinh Nữ, thác Dray Sáp, tháp Gia Long.

        Trong các chương trình du lịch của mình, du khách có thể đến các buôn làng dự các đêm sinh hoạt lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Ðê, M'Nông, Gia Rai... Thăm các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ XIII, "Biệt Ðiện" của cựu hoàng đế Bảo Ðại, nhà tù Buôn Ma Thuột. Hệ thống khách sạn, nhà hàng đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của du khách trong và ngoài nước.

        3.4. Tài nguyên nước và thuỷ điện

        Theo chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên II, thì với lượng mưa bình quân 1900 mm/năm. Lãnh thổ Ðắk Lắk đã hưởng được 38,8 tỷ m3 nước, lượng nước mưa đã chuyển vào dòng chảy trên địa bàn tỉnh khoảng 17,5 tỷ m3. Nhưng do lượng mưa phân bố không đều nên mùa mưa gây ngập úng cục bộ và mùa khô thường thiếu nước. Ðiều kiện địa chất công trình để xây dựng các công trình thuỷ lợi, đặc biệt xây dựng trên đất bazan tốn kém, nhưng là tiền đề cho phát triển kinh tế và dân sinh trong mùa khô.

        Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn và phân phối hầu khắp cao nguyên bazan. Hiện nay tầng nước ngầm ở độ sâu từ 10 - 40 m đang được khai thác sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, kinh tế vườn và các đồn điền cà phê. Giếng đào ở tầng nước ngầm độ sâu 40-90 m có trữ lượng lớn, muốn khai thác phải đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng dồi dào.

        Ðắk Lắk có trữ lượng thuỷ điện tương đối lớn, riêng hệ thống sông Sê- Rê- Pốc có trữ lượng khoảng 2.636 triệu KW. Ðến nay nguồn thuỷ điện của tỉnh đã có trên 14.000 kw, trong đó thuỷ điện Dray Hlinh 12.000 KW. So với nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng còn thấp, nhất là vào mùa khô, khả năng thực tại mới đảm bảo được 50% nhu cầu.

        3.5. Tài nguyên khoáng sản

        Tài nguyên dưới lòng đất có nhiều như: Chì, vàng, sét cao lanh, than bùn, đá granít, nước khoáng... nhưng đáng kể nhất là quặng bô-xít tự nhiên có trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn với hàm lượng ôxít nhôm khoảng 35-40% phân bố tập trung ở huyện Dak Nông. Bề mặt của mỏ là lớp đất đỏ bazan tốt hiện có rừng hoặc cây công nghiệp dài ngày.

        Sét cao lanh trữ lượng 60 triệu tấn phân bố ở huyện M Dắk, Buôn Ma Thuột và huyện Dak Nông.

        Sét làm gạch ngói trữ lượng trên 50 triệu tấn, phân bố ở huyện Krông Ana, Cư Zút, Buôn Ma Thuột, M Drắk và nhiều nơi khác trong tỉnh.

        Các khoáng sản khác như: vàng [Eakar], chì [Ea Hleo], phốt pho [Buôn Ðôn], Than Bùn [Cư Mgar], các loại đá quý, đá ốp lát, cát đá xây dựng có trữ lượng không lớn, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

        Nguồn nước khoáng ở huyện Dak Mil rất lớn, khả năng khai thác 800 m3/ngày với thời gian 20-30 năm.

        4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

        4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh có 8.677 km đường giao thông, trong đó đường do trung ương quản lý dài 701 km, chiếm 8%; đường do tỉnh quản lý dài 719 km, chiếm 8,2%; đường do huyện quản lý dài 806 km, chiếm 9,28% và đường do xã quản lý dài 6.451 km, chiếm 74%.

        Chất lượng đường: Ðá răm cấp phối chiếm 8% và đường nhựa chiếm 16,2%, còn lại là đường đất. Hiện còn 01 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.

        Ðắk Lắk có quốc lộ 14 đi qua nối với Ðà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và qua tỉnh sông Bé đến thành phố Hồ Chí Minh. Từ thành phố Buôn Ma Thuột có quốc lộ 26 đến thành phố cảng biển Nha Trang, quốc lộ 27 đi thành phố Ðà Lạt đến Phan Rang. Mạng lưới tỉnh lộ đi khắp các huyện, xã trong tỉnh và đến biên giới Cam-Pu-Chia. Ðường hàng không có sân bay dân dụng Buôn Ma Thuột đi các tuyến: Thành phố Hà-Nội, thành phố Hồ chí Minh và Ðà Nẵng.

        Ðắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay cao nguyên miền Trung thuộc cụm cảng hàng không sân bay miền Nam hoạt động vận tải hành khách từ năm 1977 đến nay. Hàng ngày có các chuyến bay đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Hàng tuần có 4 chuyến bay đi Ðà Nẵng và Hà Nội vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy.

        4.2. Mạng lưới Bưu chính viễn thông: Từng bước hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong các nghiệp vụ bưu chính, bưu phẩm, điện báo, điện thoại, fax thư từ, báo chí... các huyện đều có điện thoại sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu một cách nhanh nhất trong bất cứ thời điểm nào. Hiện có 79 bưu cục, 194/207 xã có điện thoại; tổng số máy điện thoại là 35.000 cái, bình quân có 100 người dân có 2 máy điện thoại.

        4.3. Mạng điện lưới quốc gia: Ðã hoà mạng điện lưới quốc gia ở 100% số huyện; 76% số xã, phường có điện; 46% số hộ được dùng điện. Hiện có 635 trạm biến áp với dung lượng 74.169 KVA; có 147/207 xã có điện lưới quốc gia; đã có 161.774 hộ có điện.

        5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

        Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%.

        Thu nhập bình quân đầu người: 400 USD.

        Tóm tắt cơ cấu các ngành ngành kinh tế:

+ Nông, lâm nghiệp:            68%.

+ Công nghiệp - XDCB:     15%.

+ Thương mại - Dịch vụ:      17%.

- Sản phẩm chủ yếu: Cà phê, nông sản các loại.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

        1. Kết quả phân định 3 khu vực

        Thành phố Buôn Ma Thuột:

        - Khu vực I [MN]: Xã Hoà Thắng, phường Thống Nhất, phường Thắng Lợi, phường Tân Lập, phường Tân Tiến, phường Thành Công, phường Tân Thành, phường Tự An; [VC]: Xã Hòa Thuận, phường Ea Tam, phường Khánh Xuân, phường Tân Hoà, phường Tân An, phường Tân Lợi, phường Thành Nhất.

        - Khu vực II [VC]: Xã Cư Ê Bur, xã Ea Tu, xã Ea Kao.

        Huyện M'Ðark:

        - Khu vực I [VC]: Thị trấn M'Ðark.

        - Khu vực II [VC]: Xã Cư Mta, Krông Jin, Krông Á, Cư KRoắ, Ea Pil, Ea Riêng, Ea H'MLây, Ea M'Ðoal, Ea Lai.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Trang, Cư Prao.

        Huyện Lak:

        - Khu vực I [VC]: Thị trấn Liên Sơn.

        - Khu vực II [VC]: Xã Buôn Triết, Yang Tao, Ðăk Liêng, Buôn Tría.

        - Khu vực III [VC]: Xã Bông Krang, Krông Nô, Dak Nuê, Dak Phơi.

        Huyện Buôn Ðôn:

        Khu vực II [VC]: Xã Ea Wer, Ea Huar, Cuôr Knia, Ea Nuôi, Ea Bar, Krông Na. 

        Huyện Ea Súp:

        Khu vực II [VC]: Xã Ea Súp, Ea Bung, Ea Lê, Ya Tờ Mốt, Ea Rốk. 

        Huyện Ea H'Leo:

        - Khu vực I [VC]: Xã Ea Khal, Dliê Yang.

        - Khu vực II [VC]: Xã Ea Wy, Ea H'Leo, Ea Nam, Ea Ral, Cư Mốt.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Sol, Ea Hiao.

       Huyện Ea Ea Kar:

        - Khu vực I [VC]: Thị trấn Ea Kar, thị trấn Ea Knốp.

        - Khu vực II [VC]: Xã Cư Huê, Ea KMút, Xuân Phú, Cư Ni, Ea Ðar, Ea Ô, Ea Păn, Ea Tih, Cư Jiang.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Sô.

        Huyện Krông Pắc:

        - Khu vực I [VC]: Xã Ea Phê, Ea Quăng, Ea Yông, Ea Knếch, Ea Kênh, Hoà Ðông, Tân Tiến, Hoà Tiến, Hoà An, thị trấn Krông Pắc.

        - Khu vực II [VC]: Xã Krông Búk, Ea Hiu, Ea Uy, Vụ Bổn, Ea Kly.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Yiêng.

        Huyện Krông Buk:

        - Khu vực I [VC]: Xã Bình Thuận, Pơng Drang, Ea Drông, Thống Nhất, Ðoàn Kết, thị trấn Buôn Hồ.

        - Khu vực II [VC]: Xã Cư Pơng, Cư Bao, Ea Blang, Cư Né.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Siên.

       Huyện Krông Năng:

        - Khu vực II [VC]: Xã Ea Hồ, Ea Toh, Krông Năng, Tam Giang, Ea Tam, Phú Xuân, Phú Lộc.

        - Khu vực III [VC]: Xã DLie Ya.

       Huyện Krông Bông:

        - Khu vực I [VC]: Xã Khuê Ngọc Ðiền.

        - Khu vực II [VC]: Xã Ea Trul, Hoà Sơn, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Tân, Hoà Thành, Cư Kty, 'Dang Cang.

        - Khu vực III [VC]: Xã Yang Mao, Cư DRăm, Cư Pui.

        Huyện Krông Ana:

        - Khu vực I [VC]: Xã Ea Bông, Ea Tiêu, Ea Ktur, Hoà Hiệp, Ea Phôk, thị trấn Buôn Trấp.

        - Khu vực II [VC]: Xã Ea Ana, Cư Ewi, Quảng Ðiền, Bình Hoà, Ea Hu.

        - Khu vực III [VC]: Xã Dur Kmai.

       Huyện Krông Nô:

        - Khu vực I [VC]: Xã Nam Ðà.

        - Khu vực II [VC]: Xã Quảng Phú, Dăk Năng, Dăk Rồ, Dăk Mâm, Ðức Xuyên, Dăk Sôr, Buôn Choah.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Rbin, Nam Ka, Nam Nung.

        Huyện Dăk Nông:

        - Khu vực I [VC]: Xã Quảng Thành, thị trấn Gia Nghĩa.

        - Khu vực II [VC]: Xã Dak Nia, Trường Xuân, Dắk Rung, Quảng Sơn.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ðắk Plao, Dak R Măng, Dak Hà, Quảng Khê.

        Huyện Dak RLấp:

        - Khu vực II [VC]: Xã Kiến Ðức, Ðạo Nghĩa, Quảng Tín, Quảng Tân, Nhơn Cơ, Ðăk Sin.

        - Khu vực III [VC]: Xã Quảng Trực, Dăk RTih, Dăk Bukso.

        Huyện Dak Mil:

        - Khu vực I [VC]: Xã Ðăk Sắc, Ðức Minh, Ðức Mạnh, thị trấn Ðăk Mil.

        - Khu vực II [VC]: Xã Thuận An, Dăk Môl, Ðăk Lao.

        - Khu vực III [VC]: Xã Thuận Hạnh, Ðăk Găn.

        Huyện Cư Jút:

        - Khu vực I [VC]: Xã Tâm Thắng, Hoà Phú, Hoà Khánh, thị trấn Ea Tling.

        - Khu vực II [VC]: Xã Hoà Xuân, Trúc Sơn, Nam Dong.

        - Khu vực III [VC]: Xã Ea Pô, Dak Drông. 

        Huyện Cư M'gar:

        - Khu vực I [VC]: Xã Quảng Phú, Cuôr Ðăng, Cư Suê, thị trấn Ea Pốk.

        - Khu vực II [VC]: Xã Cư M'Gar, Ea HDing, Ea DRơng, Ea Kiết, Cư DLiê MNông, Ea KPam, Ea Mnang, Ea MDroh, Ea Tul, Ea Tar.

        2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

        - Huyện M'Ðrak: Xã ÐBKK: Ea Trang, Cư Prao, KRÔNG Á, Krông Jing.

        - Huyện Lak: Xã ÐBKK: Bông Krang, Krông Nô, Ðak Nuê, Ðak Phơi, Yang Tao.

        - Huyện Ea H'Leo: Xã ÐBKK: Ea Sol, Ea Hiao.

       - Huyện Ea Kar: Xã ÐBKK: Ea Sô, Cư Yang, Ea Ô.

        - Huyện Krông Pắc: Xã ÐBKK: Ea Yiêng, Vụ Bổn.

        - Huyện Krông Buk: Xã ÐBKK: Ea Siên, Cư Pơng.

        - Huyện Krông Năng: Xã ÐBKK: Dlie Ya, Ea Tam.

        - Krông Bông: Xã ÐBKK: Yang Mao, Cư DRăm, Cư Pui.

        - Krông Ana: Xã ÐBKK: Dur Kmăn, Cư Eawi.

        - Huyện Krông Nô: Xã ÐBKK: Ea Rbin, Nam Ka, Nam Nung, Buôn Choah, Ðăk Nang, Quảng Phú.

        - Huyện Dăk Nông: Xã ÐBKK: Ðắk Plao, Ðak RMăng, Dak Hà, Quảng Khê, Ðắk Som.

        - Huyện Dak RLấp: Xã ÐBKK: Quảng Trực, Dăk Rtih, Dăk Buksô, Quảng Tân, Quảng Tín.

       - Huyện Dak Mil: Xã ÐBKK: Thuận Hạnh, Ðăk Găn, Ðắk Song, Dak Rla.

        Xã Biên giới: Thuận An, Ðắk Lao.

        - Huyện Cư Jút: Xã ÐBKK: Ea Pô, Dak Drông.

        - Huyện Ea Súp: Xã Biên giới: Ya Tờ Mốt, Ea Bung; Xã ÐBKK: Cưk Bang, Ia Lốp.

        - Huyện Buôn Ðông: Xã Biên giới: Krông Na.

        - Huyện Cư M'Gar: Xã Biên giới: Ea Tar, Ea Kiết.    

        3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

        a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Ðắk Lắk có trên 44 dân tộc cư trú.

STT

Tên tôn giáo

Sau khi Tây Nguyên giải phóng [người]

Năm 2002

[người]

Tăng [%]

Ghi chú

1

Phật giáo

110.500

124.236

11,2

2

Thiên Chúa giáo

60.000

206.924

344,8

3

Tin Lành

11.738

110.436

941,1

chủ yếu là người Mông

4

Cao Ðài

5000

4500

- 9

        b.Tình hình thiên tai, hoả hoạn: Các sự cố môi trường thường xảy ra như hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm khai thác khoáng sản, cháy rừng.

        c. Tình hình di cư tự do: Chủ yếu là đồng bào dân tộc: Mông, Tày, Nùng... từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào lập nghiệp mỗi năm tăng từ: 3-5% dân số. Năm 2002, đồng bào dân tộc Mông, Dao thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hoá, Cao Bằng, Tuyên Quang... di cư vào các huyện Cư Jút, Krông Ana, Dăk Nông, Knông Bông với số lượng 659 hộ, 3.630 khẩu [100% số dân này theo đạo Tin lành].

        d. Tình hình đời sống: Tính đến tháng 12/2002, toàn tỉnh hiện có 69.957 hộ với 384.763 khẩu, chiếm tỷ lệ 18,92%, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 50,27%; sự phân hoá giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị cao, mức sống trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ còn rất thấp, nhất là người Mnông còn thấp hơn nhiều.

III. TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

        1. Quan điểm phát triển

        - Xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn với thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường trên 30 triệu dân vùng Ðông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu long. Ðồng thời từng bước mở rộng thị trường quốc tế, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su, cà fê, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tài nguyên và nguồn lực của tỉnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, đưa Ðắk Lắk trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình cả nước.

        - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường phù hợp với hệ sinh thái, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã xây dựng, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới.

        - Xây dựng thị xã Buôn Ma Thuột không những là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - khoa học kỹ thuật của Ðắk Lắk mà còn là trung tâm kinh tế, đào tạo cán bộ khoa học và trung tâm văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên. Cùng với hệ thống đô thị trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là những hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn trong tỉnh phát triển.

        - Gắn chi tiêu hiện đại [tăng trưởng kinh tế] với chỉ tiêu tiến bộ [công bằng xã hội]. Bên cạnh đầu tư có trọng điểm vào các vùng động lực như thị xã Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để phát triển kinh tế, cần quan tâm đúng mức vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người đảm bảo sự công bằng trong các chính sách xã hội nhằm trước hết tạo việc làm, nâng cao mức sống vật chất và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư. Xoá đói cho 100% số hộ và giảm tỷ lệ nghèo đến mức thấp nhất.

        - Quá trình phát triển kinh tế phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, trong toàn tỉnh và từng khu vực bảo tồn các gien động thực vật quý hiếm và nền văn hoá đa dạng của các dân tộc Tây Nguyên.

        - Phát triển kinh tế phải gắn chặt chẽ với an ninh quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị dọc tuyến biến giới.

        2. Mục tiêu phát triển

        - Về tốc độ phát triển kinh tế cả giai đoạn 2001- 2010 đạt xấp xỉ 9%, trong đó: Giai đoạn 2001- 2005 là 9-10%.

        - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là nông, lâm nghiệp là 62%, công nghiệp xây dựng cơ bản là 15,5%, thương mại - dịch vụ là 22,5%. Trong đó, năm 2005 nông, lâm nghiệp là 72- 73%, công nghiệp - xây dựng cơ bản là 10- 11%, thương mại - dịch vụ là 17- 18%.

        - GDP bình quân đầu người đạt 500 USD vào năm 2005 và 700 USD vào năm 2010.

        - Tăng thu ngân sách hành năm từ 10% trở lên so với năm trước.

        - Về xuất khẩu: Nhịp độ tăng hàng năm 15%, giá trị xuất khẩu trong 5 năm 2001- 2005 đạt 1,8 -2 tỷ USD.

        - Giải quyết việc làm cho 30 vạn lao động, trong đó: Giai đoạn 2001- 2005 là 18 vạn lao động.

        - Xoá đói giảm nghèo xuống còn dưới 18% số hộ [theo tiêu chuẩn mới].

        - Giáo dục: Xoá lớp học ca III và phòng học tạm, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, phổ cập trung học cơ sở ở các đô thị, các xã vùng I và phần lớn các xã vùng II.

        - Y tế: 90% cơ sở y tế có bác sỹ làm việc, có đủ y tế thôn, buôn, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 34% vào năm 2005 và 10% vào năm 2010.

        - Phủ sóng phát thanh truyền hình toàn tỉnh.

        - Cơ bản giải quyết nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội:

            + Về thuỷ lợi: Ðảm bảo tưới chủ động cho 70% diện tích.

            + Về giao thông: Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 60% tỉnh lộ, "cứng hoá" 40% đường liên xã.

            + Cấp điện: 100% số xã có điện lưới quốc gia, có 60% số hộ được dùng điện.

            + Về thông tin: 100% số xã nối được mạng thông tin viễn thông, cứ 100 người dân có 3 máy điện thoại.

        - Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 600.000 ha chiếm 30,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Sản lượng lương thực dự kiến đạt 600- 650 ngàn tấn.

        - Trồng mới được 8.000 - 10.000 ha, đưa độ che phủ rừng đạt 55%.

Chủ Đề