Cuộc đời sắc sắc không không nghĩa là gì

Một số người có những thành công bước đầu, vênh vang, tưởng rằng mình có tất cả, coi thường mọi thứ. Nhưng cũng có những người thầm lặng, cái có của họ chưa đủ để khoe khoang và lộ diện, họ sống bình dị, và lấy cái có của mình như không để sống.

Bạn đang xem: Sắc sắc không không là gì

Trần Thanh Giảng-

Tôi có một ông chú rất yêu thích truyện kiếm hiệp Kim Dung. Và mỗi lần ngồi uống rược với ông, thường bàn về tiểu thuyết Kim Dung rất tâm đắc. Trong một lần ngà ngà say, ông hỏi tôi một câu, nếu phải nhận xét về Đoàn Dự và Mộ Dung Phục trong một câu, thì cháu nhận xét thế nào?

Cố nhiên tôi nêu ra vô số nhận xét, rằng Đoàn Dự là một chàng trai chung tình, là người tốt, người nghĩa hiệp, còn Mộ Dung Phục là độc ác, ích kỷ, kẻ tiểu nhân…

Ông nói với tôi, tất cả những gì cháu nhận xét đều đúng, nhưng ý nghĩa sâu xa trong hai nhân vật này thì cháu chưa lĩnh hội được. Những gì mà cháu nói thì ai cũng biết cả và đối với 2 nhân vật này, Kim Dung gởi gắm nhiều triết lý cuộc sống sâu xa hơn thế. Và đương nhiên, tôi chống tai lên nghe ông sẽ nói về hai nhân vật nổi tiếng này của Kim Dung...

Đạo Phật có một triết lý sâu sắc là “sắc sắc không không”. Trong Phật học kinh điển, ý nghĩa của nó có thể rất thâm thúy và khó hiểu. Tôi không có tham vọng giải thích tất cả những ý nghĩa của nó, chỉ nêu một số cảm nhận “sắc sắc không không” từ bộ truyện Thiên Long Bát Bộ.

Sắc sắc: nghĩa là có có, không không là “không có, không có”. Nói một cách dân dã, ý nghĩa của từ này là “có có không không” để diễn tả sự ‘không’ và ‘có’, một quan niệm tương đối. Có mà không, không mà có, khó lường lắm thay.

Trong cuộc sống diễn ra hằng ngày, không ai là có tất cả cũng như không ai là không có gì cả. Cái sự có không chỉ là tương đối. Nhiều khi không có gì tức là có tất cả, và có tất cả lại là không có gì cả. Chỉ là quan niệm suy nghĩ của mỗi người trước cuộc sống mới biết mình có hay không?

Triết học gia cổ đại của Hi Lạp Socrate có câu nói nổi tiếng, là: "Tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả". Và người thông minh nhất là người tự nhìn nhận mình không biết gì cả. Trong cả hai trường hợp đó, ông “có” rất nhiều. Đó cũng là một phần nào của ý nghĩa “sắc sắc không không” trong Phật học

Trở lại với bộ truyện Thiên Long Bát Bộ, thông điệp “sắc sắc không không" được tác giả chuyển tải hoàn chỉnh trong hai nhân vật đối lập chính - tà là Đoàn Dự và Mộ Dung Phục. Đây là hai nhân vật xuyên suốt của bộ truyện và là tham dự nhiều mâu thuẫn ân oán.

Bây giờ ta hãy xem họ có gì, và không có gì? Tại sao họ không có mà tác giả cho là có và ngược lại

Mộ Dung Phục là con trai độc nhất của Mộ Dung Bác, là dòng dõi quý tộc của quốc gia Đại Yên đã bị diệt vong từ những đời trước. Mộ Dung Bác một đời muốn khôi phục lại nước Yên và gia tộc của mình nên đã nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt, giây chiến tranh thù địch giữa các thế lực Trung Nguyên và các quốc gia lân cận. Ông ta chết đi [sau này mới biết là chết giả] khi sự nghiệp khôi phục yên quốc còn dang dở, và tất cả đại nghiệp của gia tộc gánh vác lên chàng trai Mộ Dung Phục.

Như vậy, cái có của Mộ Dung Phục là một tiếng tăm, danh gia vọng tộc, là con nhà quý phái. Điều này không phải tự nhiên mà người ta có được. Tự hào lắm thay!

Mộ Dung Phục là một chàng trai anh tuấn, luận về võ công và danh tiếng sánh ngang với Kiều Phong, chính vì vậy mà giang hồ có câu “Nam Kiều Phong, Bắc Mộ Dung’. Quả thật nhà Mộ Dung không phải là hư danh, bởi vì Mộ Dung Phục có môn võ là dùng võ người để đánh người, bởi vậy biết bao cao thủ đều bại dưới tay chàng.

Như vậy, Mộ Dung Phục có một thực tài, một tiếng tăm lừng lẫy, ít nhất người ngoài nhìn vào đều nghĩ anh ta có đủ tài lực để hoàn thành đại nghiệp.

Mộ Dung Phục có một tri kỷ Vương Ngữ Yên, người xinh đẹp bội phần, thông minh tuyệt đỉnh, và hết lòng vì chàng. Vương Ngữ Yên tuy không thích chuyện quốc gia đại sự, nhưng ép mình coi sách võ công để giúp ích cho Mộ Dung Phục. Và quả thật, những khi Mộ Dung Phục gặp khó khăn trong võ học thì được cô gái này chỉ điểm.

Mộ Dung Phục lại có những thuộc hạ toàn tài, và một lòng vì chàng. Đó là Bao Bấtt Đồng và Phong Ba Ác cũng nổi tiếng khắp thiên hạ

Đầu truyện, Kim Dung cũng ưu ái kể về lại lịch của Mộ Dung Phục một cách kỹ lưỡng và rõ ràng, ngay cách xuất hiện của chàng không phải tầm thường mà qua những lời kể của những nhân vật rồi mới đường đường xuất hiện khiến cho người đọc phần nào có cảm nhận tốt về nhân vật này.

Chính vì vậy Mộ Dung Phục cho rằng mình có tất cả, chàng nói “Không nam nam bắc bắc gì cả, trên đời này chỉ có Mộ Dung Phục ta”, chàng tuy chưa khôi phục Yến quốc nhưng lại đối xử với người khác như là bề trên đối xử với bề dưới, nhỏ nhen ích kỷ. Chàng không coi trọng tình yêu của Vương Ngữ Yên mà lấy cô giống như là con bài của mình.

Cuối cùng, Mộ Dung Phục vì cái danh háo đó mà làm hại mình, trở thành người điên điên khùng khùng, ngay cả người trước đây yêu thương mình cũng ra đi, bởi vì tham vọng quá mà hóa rồ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Emperor Rise Of The Middle Kingdom Hướng Dẫn Hoàn Chỉnh

Trong khi đó, Đoàn Dự giống như không có gì. Chàng tuy xuất thân là Vương gia nước Đại Lý, nhưng không chịu học võ công, nên bản lãnh tầm thương, tính tình hiền lành, và đi đâu cũng bị người khác chê bai ăn hiếp cho là ngờ ngạch [lời của Vương Ngữ Yên].

Chàng bị nhà sư Cưu Ma Trí ức hiếp đi lên phía Bắc lưu lạc giang hồ, đi đâu người ta cũng coi chàng là người chẳng đáng để kính trọng.

Nhưng tất cả trên hết, chàng có một tấm lòng đối tốt – hết lòng với mọi người, một tinh thần hiệp nghĩa, và một mối tình chung thủy với Vương Ngữ Yên, một tấm lòng xả thân vì bạn bè...

Kể từ lúc chàng gặp Mộ Dung Phục, chàng luôn kính phục Mộ Dung Phục, và tự trách bản thân mình kém tài nên không được Vương Ngữ Yên để ý tới.

Nhưng nhìn kỹ ra, chàng là người yêu thương Vương Ngữ Yên cao độ, và nhiều lần xả thân vì nàng, tình yêu của chàng cũng không toan tính. Vì yêu Vương Ngữ Yên mà chàng nhiều lần cứu cả Mộ Dung Phục, có thể gọi là tình địch của chàng.

Trong trận chiến Thiếu Lâm Tự, Đoàn Dự đã lột xác hết tất cả, cái không trong người chàng mất đi, trở thành cái có. Chính chàng ban đầu cũng nghĩ rằng mình không đủ bản lĩnh đối đầu với Mộ Dung Phục, và khi không có đường cùng chàng mới dùng sở trường để đánh. Một trận huyết chiến với Mộ Dung Phục đã thấy rõ tài năng cũng như bản chất hiệp nghĩa cao thượng của chàng. Trong khi đó, Mộ Dung Phục đã thể hiện rõ là một tên độc ác, tiểu nhân, không từ thủ đoạn để thực hiện đại nghiệp của mình...

Sự đời “sắc sắc không không” là chỗ đó. Mộ Dung Phục tuy bề ngoài có tất cả, nhưng bản chất bên trong lại không có gì, vậy mà anh lại lấy cái “không”, làm cái “có”, và tưởng rằng mình có tất cả. Từ đó có những hành động và suy nghĩ không được lòng người. Trịch thượng, cao ngạo, tiểu nhân không từ thủ đoạn và không có tình người.

Trong khi đó, Đoàn Dự bề ngoài có vẻ không có gì, nhưng chàng có tất cả, có một gia đình hạnh phúc, có tuyệt chiêu “Lục Mạch Thần Kiếm’, có cả một trái tim yêu thương, có một tấm lòng nghĩa hiệp, nhưng chàng lại không xem đó là của mình. Chàng lấy cái “không có gì” của mình để xử thế. Cuối cùng hóa ra chàng có rất nhiều.

Mộ Dung Phục lấy có mà hóa ra lại không. Còn Đoàn Dự lấy không có mà loại hóa ra có rất nhiều…

Trong xã hội có rất nhiều người cũng ảo tưởng như Mộ Dung Phục, và cũng có rất nhiều người ẩn mình như Đoàn Dự. Một số người có những thành công bước đầu, vênh vang, tưởng rằng mình có tất cả, coi thường mọi thứ, nhưng cũng có những người thầm lặng, cái có của họ chưa đủ để khoe khoang và lộ diện, họ sống bình dị, và lấy cái có của mình như không để sống.

Xem thêm: Lời Phật Dạy Tâm An Vạn Sự An Vạn Sự An, Tâm An Vạn Sự An, Tâm Động Vạn Sự Loạn

Bởi vậy, không ai là có tất cả, cũng như không ai là không có gì. Cái có chỉ là ảo ảnh và hư danh, còn cái không trong đời mới là thực. Chính chúng ta sống, khiêm tốn lấy cái không có gì làm trọng, mới chính là có rất nhiều vậy.

VẤN: Con nghe mọi người thường hay nói đạo Phật là ở tánh Không và tính Không? Vậy tánh Không là gì và tính Không là gì? Có người nói Phật giáo là “sắc sắc không không, không không sắc sắc”. Vậy câu này có nghĩa là gì và con nên tu như thế nào ạ?

ĐÁP

Tánh Không và tính Không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh Không” do người miền Nam thuyết giảng biên soạn còn “Tính Không” do người miền Bắc thuyết giảng biên soạn. Cả hai có ý nghĩa:

1. Nói đến tính chân như thực tướng của các pháp. Ví dụ: Người Phật tử không khởi tâm sát sanh, nên không khởi tâm giữ giới sát sanh, đó mới chính là giữ giới sát sanh.

2. Các pháp là hư huyễn, không thật có.  Ví dụ nghe tiếng nhạc bên tai, cùng một lúc nghe tiếng kèn xe, cùng một lúc nghe tiếng nói của bố mẹ v.v... Khi tai nghe cái này thì cái kia diệt, nghe cái kia thì cái nầy phải diệt... nhưng cùng một lúc nghe các tiếng sanh diệt, diệt sanh liên tục đến với ta nên gọi các pháp là hư huyễn.

3. Các pháp vốn không tự tánh mà có: Như nói Phật thị hiện cứu đời là vì có chúng sanh trầm luân nên nói có Phật thị hiện; vả như không có chúng sanh trầm luân thì cũng không có Phật thị hiện cứu đời.

4. Các pháp vốn giả danh do đặt tên mà có: Ví dụ như “ban ngày” đối với “ban đêm”, “sáng” đối với “tối”, “tội” đối với “phước”, do mình đặt tên mà có. Các pháp ngày, đêm, sáng, tối, tội, phước tự nó không có.

5. Hư cấu bởi các duyên hợp mà có, nên không thật: như một tách trà ngon thơm, xuất phát từ người công nhân lấy đất làm cao lanh, người nắn, người vẽ vời, người nung thành 1 cái tách; người chế trà, người pha trà, rót trà... cộng lại thành “tách trà ngon thơm”. Tách trà thơm ngon do các duyên mà có, chứ tự nó không thật có.

Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “...Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị...”.

 

“Sắc sắc, không không”, nghĩa là cũng có đó rồi cũng không đó, tuy có mà không. Trong quá trình pháp giới duyên khởi, thân tâm ta tuy có mà không; các pháp thế gian như gia đình, xã hội, giàu sang, quý phái, nghèo hèn, địa vị, danh vọng, quyền cao, tước trọng, tên tuổi, tiền bạc tuy có nhưng giả, không thật có, thế giới nầy hợp để rồi tan, ánh trăng vũ trụ có khi tròn khi khuyết v.v... Người tu hiểu được lý nầy thì không còn tham sân si. Ví dụ: Khi ta đang có niệm buồn [sắc], có người đến an ủi, tức là niệm vui đến, niệm buồn vụt tắt [không], buồn tuy có nhưng nó nào có thật đâu. Trong một niệm của ta có 4.900.000.000 lần sanh diệt [trích Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần], sinh là có, diệt là không, quá trình sinh diệt đó gọi là mộng huyễn, mộng ảo, giấc mộng, phù du, ảo giác, cuộc đời chẳng có chi bền chắc. Quán chiếu như thế thì cuộc đời của ta không còn bị tung hứng theo thế sự buồn vui nữa.

“Không không, sắc sắc”, các pháp vốn không [chân không], nhưng không phải là không có [diệu hữu]. Tự tánh các pháp vốn không sanh không diệt [tự tính chơn như], các pháp có sanh thì có diệt và có diệt thì có sanh [mộng huyễn]. Với nhãn quan này các bậc đại tổ sư như Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng đã từng chứng đắc.

Tâm Phật vốn chơn như nên nhìn các pháp bất sanh, bất diệt không còn gì phải có tu, có chứng, có đắc [chơn không]. Tâm chúng sanh là tâm sanh diệt, nên khi tu hành thấy các pháp như mộng huyễn, bào ảnh, như lộ, như điện mà chứng đắc nên thấy có tu, có chứng, có đắc [diệu hữu]. Quán chiếu như thế mà tu hành.

Câu hỏi: Nên Tu Pháp Môn Gì Khi Mới Bước Vào Cửa Phật?

VẤN: Con là một người mới vừa bước chân vào cửa đạo và con cũng chưa quy y Tam Bảo. Từ nhỏ con chẳng biết do duyên gì mà mỗi khi có chuyện, con nghe lời bà, thường niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và thấy lòng thanh thản. Càng lớn con càng có cơ duyên và thích được đến chùa cũng như học hỏi về Phật pháp. Tuy nhiên, giữa mênh mông sách vở, kinh điển, con ôm vào đọc quá nhiều và con cảm thấy loạn động. Con không có thầy tổ chỉ dạy tu hành và cũng không biết là sẽ nên tu tập như thế nào? Con thích tụng kinh sám hối và thế là mỗi buổi tối mang kinh ra tụng. Vậy con nên bắt đầu từ đâu, tu hành như thế nào, làm gì, vì giờ đây con rất hoang mang sợ mình đi lạc lối.

ĐÁP

Chưa quy y Tam Bảo mà nghe hay biết niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát tức là căn lành lớn sâu rộng. Căn lành lớn là do nhiều duyên kết tập trong sự tu hành, tuy thân còn ở thế gian, nhưng duyên Phật pháp lúc nào cũng gần gũi, mọi việc đến với Phật tử đều là Phật pháp. Căn lành sâu, là vừa nghe giáo pháp Phật là khởi tâm tín niệm tôn kính, phát tâm tu tập, không nghi ngờ và không lui sụt bồ đề tâm.

Có duyên với tu Thiền thì tu Thiền, có duyên với Tịnh Độ thì tu Tịnh Độ, không có gì phải hoang mang. Tam tạng kinh điển là phương tiện thuyết giáo độ đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không có Kinh Luật Luận thì chúng ta không có phương hướng tu tập. Tuy nhiên, khi phát tâm tu hành cần phải chọn một pháp môn thuận lợi nhất, tâm bất an thì tu Thiền, thân bất an thì tu Tịnh Độ. Tâm bất an thì

 

quán chiếu các pháp giai không, thân bất an thì quán niệm Phật cho thanh tịnh, đàng nào thì cũng là thuốc đặc chủng “a dà đà” phổ trị bệnh chúng sanh, không cao không thấp, không dở không hay, không phải không quấy... Phật tử nên tu tập như thế này cho đúng:

* NGHIÊN CỨU KINH SÁCH:

Nghiên tầm kinh điển thì cứ nghiên tầm, đến khi hạ thủ công phu thì nên chọn pháp tu cho phù hợp. Trường hợp của Phật tử do căn lành lớn và sâu với pháp niệm Phật, mỗi đêm nên phát tâm niệm Phật hay trì kinh bái sám.

* NIỆM PHẬT:

Mỗi đêm vào lúc 20 giờ hay 22 giờ đều có thời niệm Phật, mỗi thời niệm 20 phút. Liên hữu mặc áo tràng chỉnh tề, dâng hương, cúng nước cho Tam Bảo, khi vào chánh điện điểm 6 tiếng chuông [nếu có], xá Phật 3 xá, quay ra phía sau xá Hộ pháp Long thiên 3 xá, quay trở lại quỳ lạy Phật 3 lạy [nhớ quay lưng theo chiều kim đồng hồ], tiếp niệm bài:

Cúi đầu đảnh lễ Phật phương Tây

Đạo sư tiếp dẫn chúng sanh này

Con nay phát nguyện về Lạc quốc

Xin Phật thương con độ vãng sanh.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật [bắt đầu ngồi niệm Phật...]

Phật tử có thể ngồi bán già hay kiết già cũng được, thẳng lưng, hai bàn tay hiệp chưởng trước ngực, hai ngón tay cái chéo vào nhau [biểu tượng của tín tâm không lui sụt], đôi mắt ngó ngay chóp mũi [tức là mở 1/3]. Không nên khép kín đôi mắt, vì khép kín thì hay ngủ gật, không nên mở to, vì mở to ý sẽ tán loạn...Lần tràng niệm Phật 20 phút – quỳ lên tiếp tục niệm Nam Mô Quan Thế Âm... - Nam Mô Đại Thế Chí...- Nam Mô Địa Tạng vương... - Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng... [mỗi câu 3 lần, niệm theo kinh Nhựt tụng của Phật tử].

Tụng bài hồi hướng – Tam Quy y [lạy 3 lạy rồi lui ra nghỉ ngơi]

Về sám hối thì mỗi nửa tháng mới có tụng kinh sám hối, có thể tụng kinh Sám hối hồng danh Phật, mỗi danh hiệu Phật lạy 1 lạy – đọc bài sám hối ở đầu kinh Pháp Hoa – hay đọc 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, mỗi nguyện lạy 1 lạy là đủ rồi.

Có người hỏi: Con niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát được không?

Xin trả lời: Niệm danh hiệu Quan Thế Âm hay các danh hiệu Bồ Tát khác cũng được, nhưng phải chí tâm chánh niệm là được rồi.

Hành giả tu niệm Phật, chí tâm chánh niệm thì thiên ma cũng không quấy phá được, huống gì người phàm phu châm biếm...

* TRÌ KINH BÁI SÁM:

Đã là liên hữu thì khi phát tâm tụng kinh Đại Thừa, như kinh Pháp Hoa, kinh Đại Niết Bàn, kinh Ma Ha Bát Nhã... cần phải khai khóa lễ cho nghiêm túc, nhưng khai kinh vào những thời điểm mùa tuyết rơi, mùa mưa thì mới

 

tụng kinh liên tục cho đến khi huờn kinh, hồi hướng công đức được. Kkhông nên khai khóa lễ vào các mùa lễ hội, sinh hoạt xã hi rộ lên đồng đều vì lúc bấy giờ các gia đình Phật tử phải giao lưu làm việc với xã hội, không tụng kinh đều đặn được.

* LẠY PHẬT:

Phật tử không có phương tiện thời gian tụng kinh, niệm Phật thì lạy Phật, mỗi đêm nên phát tâm đọc 12 danh hiệu Phật A Di Đà [trong kinh Nhựt tụng, sau phẩm kinh A Di Đà], mỗi câu lạy 1 lạy, bao nhiêu đấy thôi cũng là cách tu tập đúng.

Đối với người đi làm thì mỗi buổi sáng trước khi ra đường nên đến trước bàn Phật niệm mười câu danh hiệu Phật [mỗi hơi không biết bao nhiêu niệm, nhưng cũng gọi là 1 câu danh hiệu Phật].

Câu hỏi: Phật Tử Quy Y Tam Bảo Có Được Lạy Thờ Quỷ Thần, Thổ Địa, Ông Táo, Thần Tài, Ngọc Hoàng Không?

VẤN: Kính thưa sư, con đọc trong kinh có quy tắc: Đã quy y Tam Bảo thì không được quỳ lạy quỷ thần, gốc cây, bờ sông, ông Táo, ông Địa, miễu, đình. Con cảm thấy hoang mang vì trước nay ông bà và gia đình con đều có thờ và lạy: Miễu Bà, ông Táo, ông Địa, ông Quan Thánh, mẹ sanh mẹ độ, Đình, bàn thiên, bàn thờ ngài Ngọc Hoàng, Cửu Huyền Thất Tổ ...

Quy tắc đó chỉ bắt buộc đối với người xuất gia hay cả tại gia cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt? Nếu ông bà cha mẹ con đã thờ nhiều đời nhiều năm như thế, con không thể thay đổi, thì đối với những vị này, con vẫn thắp nhang và xá có được không? Và như con thấy không chỉ đình, miễu mà trong chùa cũng có để các tượng thần tượng thánh để mọi người chiêm bái lễ lạy thì với những Phật tử kiến thức còn hạn hẹp như con làm sao phận biệt được vị nào được lễ lạy, vị nào không? Đối với vấn đề này con cần làm thế nào cho đúng, xin Sư hoan hỷ chỉ dạy giúp con. Con chân thành cảm ơn Sư.

ĐÁP

Nói về tín ngưỡng, trước nhất chúng ta tìm hiểu về tín ngưỡng: Là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ: tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

Làm người sống trên hành tinh trái đất, tuy được hưởng phú quý vinh hoa, nhưng vẫn không tự tin về sự hỗ tương trong cộng đồng con người. Vì sự hỗ tương trong cộng đồng đa phần chú trọng về vật chất, hư danh, tiền bạc, địa vị, chức quyền, hơn thua, phải quấy, rồi sự già sự chết đã đến, không còn kịp thời giải quyết cho vấn đề tâm linh.

Do vậy, ngoài sự tìm kiếm về vật chất để phụng sự cho

con người, cộng đồng con người còn đi tìm sự an lạc nơi tín ngưỡng tâm linh, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.

Tín ngưỡng tôn giáo

Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... Kinh điển của các tôn giáo thường là do vị giáo chủ sáng tác, các môn đồ noi theo và đọc đi đọc lại nhiều lần từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Tôn giáo muốn cho người ta nghe theo nên tổ chức thành giáo hội, chế tác thành quy chế nội quy buộc người tín đồ phải vâng phục, không vâng phục sẽ vi phạm đến uy danh giáo chủ, trầm luân muôn đời trong thế giới khổ đau.

Tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng dân gian là một loại hình sinh hoạt tinh thần đã ra đời và phát triển rộng khắp trong các cộng đồng dân cư. Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì tín ngưỡng dân gian đã bắt đầu phôi thai. Trong cuộc sống của mình, con người ở thời kỳ đầu chưa thể hiểu được các hiện tượng tự nhiên, không biết được quy luật vận động và biến đổi của tự nhiên nên họ đã cho tất cả các hiện tượng ấy đều do thần linh tạo ra. Cho nên họ đã thờ cúng thần linh, cầu mong sự che chở của thần linh.

Hơn nữa, sự bất công, bất bình đẳng trong đời sống xã hội đã khiến nhiều người phải chịu cảnh khốn cùng, khổ đau, lo âu và sợ sệt. Trước tình cảnh ấy, họ không còn cách nào khác là cầu xin sự ban ơn, cứu rỗi và sự che chở của các lực lượng siêu nhiên, của thần linh, Thượng đế. Chính vì thế mà tín ngưỡng dân gian đã thành hình.

Đạo Phật không phải là tôn giáo?

Có nhiều hệ thống tín đồ Phật giáo: Hệ thống khái niệm, tín ngưỡng, tình cảm, chưa quy y Tam Bảo.

Chúng ta phải nói thẳng với nhau rằng: “...Theo giáo nghĩa Tiểu thừa và Đại Thừa thì Phật giáo không phải là một tôn giáo, bằng những lời giáo hóa của vị giáo chủ lập thành hệ thống kinh điển, dành cho tín đồ lặp đi lặp lại nhiều lần trong khuôn thước suốt mấy nghìn năm qua...” [Đức Phật và Phật Pháp - ĐĐ Narada, Phật học đại cương - HT Thích Giác Quang].

Đạo Phật là đạo giác ngộ, người giác ngộ chính là Phật, ai là người giác ngộ thì người đó chính là Phật, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh [kinh Phạm Võng], không riêng gì Đức Phật Bổn sư Thích Ca mới có sự giác ngộ. Đấy là ưu điểm, cũng là nét đặc thù của nền giáo lý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thời Đức Phật sanh tiền, các môn đệ tín ngưỡng đến xin quy y cầu đạo, Phật đưa tay xoa đầu thọ ký “thiện tai”, hay “thiện tai Tỳ kheo”, thì các vị đó giác ngộ theo Phật tu hành cho đến ngày đắc đạo.

Nhưng vì “Phật pháp bất ly thế gian giác”, xã hội nhân văn ngày càng văn minh, cuộc sống đi vào hình thức nhiều hơn tâm linh. Vì sự truyền thừa chánh pháp, vì sự tín ngưỡng nên khi muốn trở thành người Phật tử phải có làm lễ quy y Tam Bảo, tụng kinh niệm Phật, quý Phật tử sẽ nghe giáo thọ sư thuyết giảng về ý nghĩa quy y Tam Bảo,

sau đó phát nguyện quy y, giới sư truyền trao tam quy ngũ giới cho Phật tử, chúng ta nhận thấy có màu sắc tôn giáo cúng lạy là như vậy. Tuy nhiên, phép tắc lễ nghi của Phật giáo vẫn thể hiện tính vô biên, luôn dành cho người giác ngộ đi theo.

Nội dung quy y Tam Bảo

Quá trình làm lễ quy y Tam Bảo, các vị đã từng chắp tay hướng về Tam Bảo một lòng thành kính, nói:

Đệ tử chúng con tên là.... xin suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng [nói 3 lần, xá 3 xá].

Đệ tử chúng con tên là….. xin suốt đời quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi.

Quy y Phật rồi khỏi đọa vào địa ngục. Quy y Pháp rồi khỏi đọa vào ngạ quỷ. Quy y Tăng rồi khỏi đọa vào bàng sanh. [nói 3 lần, xá 3 xá]

Tiếp đến giới sư dạy: Các Thiện nam, Thiện nữ, các vị đã quy y Phật rồi, từ nay trở đi thà bỏ thân mạng, trọn không quy y thiên thần quỷ vật. Vì sao, vì thiên thần quỷ vật còn bị luân hồi sanh tử trong thế gian, không phải là thánh nhân xuất thế gian, làm gì họ có thể dẫn dắt quý vị ra khỏi thế gian được.

Quý vị đã quy y pháp rồi, thà bỏ thân mạng chứ không quy y theo kinh điển ngoại đạo tà giáo. Vì sao? Vì kinh điển ngoại đạo tà giáo không pháp là pháp môn vô lậu giải thoát.

Quý vị đã quy y Tăng rồi, thà bỏ thân mạng, chớ suốt đời không quy y đồ chúng ngoại đạo. Vì sao? Vì đồ chúng ngoại đạo không phải là người giải thoát chứng quả tam thừa, họ sẽ dẫn dắt quý vị vào con đường tối tăm nguy hiểm [nghi thức quy y Tam Bảo, trang 15, giới đàn Tăng của HT Thiện Hòa].

Ý thứ nhất tại sao không quy y?

Thiên thần quỷ vật: Gọi chung những chúng sanh không hình tướng, hình hài như con người đang sống trên hành tinh, những ác thần làm tổn hại chúng sanh, những chúng sanh thần thông biến hóa, hai hình, không chân, nhiều chân...

Chư thiên: Chúng sanh trên từng không, không thân, hưởng phước tiêu dao khoái lạc.

Chư thần: Thần thông biến hóa, không chánh tâm, làm tổn hại chúng sanh thì nhiều làm lợi lạc cho chúng sanh thì ít.

Quỷ vật: Những chúng sanh uống máu ăn thịt người, hãm hại chúng sanh, loại hình đầu trâu thân người, đầu ngựa chân gà...

Những chúng sanh trên không tin Phật, không phải của Phật, phá Phật, làm tổn hại chúng sanh vì vậy người Phật tử chân chánh không quy y...là như thế.

Ý thứ hai tại sao không quy y?

Các loại thần thất tinh, sao hạn, thần sông, thần đá, thần đất, thổ địa, ông Táo, bà Táo, Quan Công, bà chúa Tiên, chúa Ngọc, chúa Xứ, Thánh Anh La sát, Ngọc Hoàng Thượng đế, bà Thiên Hậu, các vị thần, thánh tiên ở đình, đền, miếu, mạo...

Các vị thần, thánh trên nằm trong hệ thống kinh thư tử sử của thế gian, thuộc tiểu thuyết, truyền thuyết triết lý hư cấu trong các sách truyện Trung Hoa, Việt Nam, thuộc tín ngưỡng dân gian lâu đời, không có nhân sinh quan thật thể, hoặc ý tưởng siêu xuất hơn cuộc đời lấy gì để quy y.

Ý thứ ba tại sao không quy y?

Ngoại đạo, tư tưởng ác và tư tưởng khác không có trong đạo Phật.

Không quy y nhưng thờ cúng, tưởng niệm, tôn vinh?

Người Phật tử đã quy y Tam Bảo, nhưng vì còn gần gũi thế gian, nên có những cơ sở tín ngưỡng dân gian mà người con Phật còn thờ cúng, tôn vinh, như: Cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ quá thế nhiều đời [thờ cúng], Thổ công, Thổ địa, Thần nông, Thần sông, Thủy thần, Thần núi non, Thần lúa mạ, năm bà ngũ hành [kim, mộc, thủy, hỏa, thổ - tưởng niệm], Tiên sư, Quan thánh, thánh Trần Hưng Đạo, miễu Bà Điểm, Bà Chiểu, Bà Rịa... [tôn vinh].

      Các Phật tử nghiên cứu kỹ rồi thực hành không phạm giới.

Trích Phật Pháp Vấn Đáp - Tập 1 [Hòa Thượng Thích Giác Quang]

  • Hành trạng của Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng [1880-1974]  

    Chi tiết

  • Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC húy NHỰT Ý, dòng LÂM TẾ thứ 41, Sáng lập và là Tông chủ môn phong pháp phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

    Chi tiết

  • Tiểu sử Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Hòa húy Trung Viên trụ trì Tổ Đình Linh Sơn

    Chi tiết

  • Xem tất cả >>

  • Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

    Chi tiết

  • Quan Âm tu viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn Hóa tôn giáo công nhận là di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Đồng Nai ngày 15/3/2016, được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định tặng Giấy khen “Có thành tích trong công tác từ thiện xã hội và góp phần bảo vệ văn hóa tôn giáo” ký ngày 02/12/2016.

    Chi tiết

  • Xem tất cả >>

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL2566 -DL2022


    Không có video thuộc chủ đề này.

Video liên quan

Chủ Đề