Đặc điểm quá trình học tập của sinh viên


+ Hoạt động học có nội dung chủ yếu là phương pháp chung của hành động giải

quyết các loại nhiệm vụ học tập và cùng với nó sinh viên cũng hướng vào việc nắm

vững các phương pháp chung của việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành

năng lực tư duy sáng tạo.

Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra dưới nhiều dạng: học tập trên giảng

đường, học tập ngoài giảng đường có tính chất bắt buộc và học tập ngoài giảng đường

không có tính chất bắt buộc.

Cấu trúc của hoạt động học: Cấu trúc của hoạt, động học gồm các thành tố: động

cơ học tập - nhận thức, nhiệm vụ học tập và các hành động học tập.

c] Vấn đề hình thành hoạt động học tập cho sinh viên

Hình thành động cơ học tập

Hoạt động học tập bao giờ cũng có động cơ. Bản chất của hoạt động học là do

động cơ quy định nên động cơ được coi là linh hồn của hoạt động. Động cơ học tập

cũng có hai chức năng cơ bản: định hướng và thúc đẩy các hành động học.

Khi có động cơ học tập, khi nhu cầu nhận thức của sinh viên gặp được đối tượng,

lúc đó sẽ nảy sinh động cơ. Như vậy động cơ có nguồn gốc vật chất, nó được vật thể

hóa ở đối tượng, nhưng khi nảy sinh thì được chuyển vào trong đầu dưới dạng tinh

thần, thực hiện chức năng định hướng, thúc đẩy hành động.

Động cơ học tập của sinh viên ban đầu hiện thân ở đối tượng học [tri thức, kĩ

năng, kĩ xảo]. Hình thức biểu hiện của động cơ ra ngoài đó là lòng khát khao, hứng thú

học tập nghiên cứu các môn học. Nếu việc học tập, nghiên cứu ở sinh viên có tính

cưỡng bức thì động cơ hình thành ở mức độ thấp.

Động cơ học tập không tự nhiên sinh ra, không thể áp đặt mà có. Nó được hình

thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức và hướng dẫn của thầy qua từng

tiết học, môn học. Nếu sinh viên phát hiện ra những nội dung tri thức mới cũng như

phương pháp lệnh hội mới, thì ở họ sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực đối với việc học

tập và bản thân họ ngày càng thấy rõ hơn ý nghĩa xã hội của việc học tập. Quá trình

học tập, sự sáng tạo của sinh viên se không thể có nếu thiếu động cơ học tập.

Có thể phân thành 5 loại động cơ học tập của sinh viên.

1. Động cơ học tập có ý nghĩa xã hội: ở trường hợp này động cơ nảy sinh trên cơ

sở các nhu cầu quyển lợi và lợi ích xã hội, ý thức được về chuẩn mực, mục đích xã hội

của sự học tập.

2. Động cơ nhận thức khoa học: Biểu hiện thái độ tích cực đối với quá trình nhận

thức, đối với nội dung các vấn đề được nghiên cứu. Đông cơ này có thể liên quan hoặc

không liên quan đến loại thứ nhất.

3. Động cơ mang tính chất nghề nghiệp: Động cơ này có ở những sinh viên luôn

44



nhận thức được rằng học tập để có nền học vấn cao, là cơ sở cho nghề nghiệp. Họ

muốn nắm vững về nghề, muốn sau này có nhiều sáng tạo và thành công trong hoạt

động nghề nghiệp.

4. Động cơ tự khẳng định: Động cơ này giúp cá nhân có ý thức thể hiện năng lực

của mình trong lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội, muốn mọi người thừa nhận khả

năng chuyên môn của mình.

5. Động cơ học tập có tính vụ lợi: Động cơ này có ở những sinh viên luôn quan

niệm việc học tập chỉ phục vụ cho bản thân. Họ muốn học tập để được khen, muốn học

ngành nào sau này kiếm nhiều tiền v.v...

Nhiều tác giả nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên đã đi đến nhận xét

rằng các loại động cơ có tính chất thứ bậc. Động cơ khoa học thường chiếm ưu thế ở

các sinh viên giỏi.

Hình thành mục đích học tập

Thông thường người ta hiểu lầm mục đích hành động hoàn toàn do con người

nghĩ ra một cách chủ quan. Song thực tế nó được hình thành dần trong quá trình hoạt

động. Theo P. P. Ganpêrin, quá trình hành động là quá trình ướm thử mục đích. Hành

động làm cho mục đích sống, sinh sôi và nảy nở.

Hình ảnh tương lai về kết quả hành động học chưa phải là mục đích, nó chỉ là

biểu tượng đầu tiên về mục đích đó. Nếu động cơ học tập của sinh viên là tri thức, kĩ

năng, kĩ xảo chuyên ngành trong từng môn học, từng học phần, học trình thì tri thức

khoa học trong từng bài, từng tiết học là những mục đích cụ thể của hành động học tập

và mỗi khái niệm khoa học trong hệ thống các khái niệm môn học là một mục đích

trước mắt.

Bản chất của hoạt động học là hướng vào việc thay đổi chính chủ thể sinh viên,

nó thể hiện ở mức độ làm chủ những khái niệm khoa học, kĩ năng và phương thức

hành động phù hợp. Toàn bộ những cái đó tạo nên mục đích học tập.

Mục đích học tập của sinh viên thực sự được hình thành khi chủ thể bắt tay vào

hành động, thâm nhập vào đối tượng và nhờ đó mà chiếm lĩnh được tri thức mới, năng

lực mới cho bản thân. Sự thâm nhập của chủ thể vào đối tượng học tập diễn ra theo hai

chiểu hướng.

1. Sinh viên chỉ hưởng vào chiếm lĩnh những chất liệu chung, bên ngoài của sự

vật, hiện tượng riêng lẻ. Đây là con đường lĩnh hội kinh nghiệm chủ nghĩa.

2. Sinh viên hưởng vào chiếm lĩnh những phương pháp chung nhằm nắm vững

những quy tắc khái quát, cho phép giải quyết cả một loạt các yêu cầu cụ thể khác. Đây

là con đường lý luận trong việc chiếm lĩnh các đối tượng học tập.

Nếu như trong dạy học, người cán bộ giảng dạy chỉ truyền thụ những tri thức

dưới dạng có sẵn cho học sinh, chỉ so sánh những dấu hiệu bên ngoài, riêng lẻ để khái

45



quát thành khái niệm thì không thể kích thích được hứng thú, tính tích cực học tập của

sinh viên. L.X.Vưgôxki gọi đó là những khái niệm giả. Với cách dạy như thế sinh viên

sẽ thiếu say mê học tập, không biết tìm kiếm phương pháp sáng tạo để giải quyết

nhiệm vụ học tập đề ra. Đây là dấu hiệu của động cơ hoàn thiện tri thức kiểu kinh

nghiệm chủ nghĩa. Mục đích của việc dạy và học như thế chỉ nhằm và việc phát triển

trí nhớ và tư duy kinh nghiệm của sinh viên.

Ngược lại, nếu việc dạy học đặt ra mục đích phát triển tư duy sáng tạo, tư duy lý

luận trên cơ sở tổ chức, diễn giải của thầy, nhằm giúp sinh viên tự mình khám phá ra

những tri thức mới thì sẽ tạo cho sinh viên niềm hứng thú, say mê học tập, phát huy

được khả năng sáng tạo của họ.

Hình thành các hoạt động học tập

Trong nhà trường đại học, đối tượng của hoạt động học được cụ thể hóa thành hệ

thống những nhiệm vụ học tập mà sinh viên thực hiện và được giải quyết bằng các

hành động học tập.

Hành động học tập là đơn vị cơ bản của hoạt động.

Hoạt động dạy của thầy và học của sinh viên chỉ diễn ra khi tổ chức được các

hành động học tập. Các hành động học tập bao gồm:

+ Hành động phân giải các vấn đề học tập đề ra [bài toán học tập].

+ Hành động phát hiện phương pháp chung của việc giải quyết vấn đề đặt ra trên

cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa các tài liệu học tập đang nghiên cứu.

+ Hành động mô hình hóa các mối quan hệ chung của tài liệu học tập và phương

pháp chung của việc giải quyết vấn đề.

+ Hành động cụ thể hóa và làm phong phú bằng những biểu hiện riêng của các

mối quan hệ chung của tài liệu học tập và phương pháp chung của hành động.

+ Hành động kiểm tra tiến trình giải quyết bài tập và kết quả của hoạt động học.

+ Hành động đánh giá tiến trình và kết quả hoạt động của sinh viên trong mối

tương ứng với nhiệm vụ học tập đặt ra.

Trong những điều kiện cụ thể ở các trường đại học này, nhìn chung chất lượng

học tập của sinh viên còn thấp. Để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên gia cần thiết

phải đổi mới nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức

dạy và học là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triển tâm lý nói chung và chất

lượng đào tạo nghề nói riêng.



46



CHƯƠNG III

HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỀ LỐI SỐNG

CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Giáo dục giá trị truyền thống và giá trị hiện đại là nhiệm vụ của Đảng đặt ra cho

toàn xã hội, đặc biệt là đối với nhà trường. Tại Hội nghị BCHTƯ lần thứ V, khóa VIII,

Đảng ta đã đề ra nghị quyết "về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến

đậm đà bản sắc dân tộc , đây chính là cơ sở chỉ đạo về mặt quan điểm đối với công tác

giáo dục đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ cho thanh thiếu niên. Lối sống của tuổi trẻ là một

trong những biểu hiện của đạo đức, và vì thế giáo dục, hình thành lối sống tốt đẹp cho

tuổi trẻ cũng chính là nghĩa vụ trọng đại của các trường đại học, cao đẳng hiện nay bên

cạnh quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, có một bộ

phận sinh viên cho rằng lối sống phải được "hiện đại hóa" để hòa nhập với thế giới

đương đại, họ thay đổi cả về nhận thức và hành vi đối với lối sống của người Việt

Nam. Các trào lưu "thực dụng", "siêu tốc", v.v... trong lối sống của bộ phận thanh niên

sinh viên này đang là mối hiểm họa do sự lây lan của nó trong cộng đồng tuổi trẻ. Sự

gạt bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ nào không thể ngày một ngày hai và càng không

thể là trách nhiệm riêng lẻ của một bộ phận giáo dục nào trong xã hội mà là sự tích

hợp các lực lượng, phương pháp và biện pháp giáo dục theo một hệ thống, thường

xuyên, rộng khắp. Nhà trường là một bộ phận cấu thành hệ thống giáo dục lối sống của

thanh niên. Với vị trí và chức năng đào tạo những cán bộ tương lai cho đất nước, các

trường đại học và cao đẳng nói chung và đặc biệt là các trường sư phạm cũng phải

nhận rõ phần trách nhiệm nặng nề trong việc hình thành lối sống lành mạnh, có văn

hóa cho sinh viên, bởi trong môi trường công tác sau này, thế hệ học trò nối tiếp họ

không chỉ "nghe những điều họ nói" mà điều quan trọng hơn là "nhìn vào những việc

họ làm".

Với ý nghĩa đó, trong quá trình đào tạo ở đại học, vấn đề xây dựng lối sống cho

sinh viên là một nội dung quan trọng và nó càng có ý nghĩa hơn khi nền kinh tế chuyển

sang cơ chế thị trường bao gồm trong nó cả những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực.

Để thấy rõ được thực trạng lối sống của sinh viên hiện nay, chúng ta cần đi từ việc

xem xét những khái niệm cơ bản nói rõ bản chất hoặc tác động, chi phối lối sống của

sinh viên.

I. KHÁI NIỆM VỀ LỐI SỐNG

Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", Anghen viết: "không nên nghiên cứu

phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể

xác của cá nhân. Mà hơn thế nữa, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của sự

biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sống nhất định của họ" [C.MacPh.Ănghen: Tuyển tập T1. ST. HN. 1980, tr. 269]. Ở đây từ phương thức sinh sống":

mode de vie, thường được dịch là "lối sống", từ "phương thức sản xuất ": mode de

47



prodution, thường được dịch là "lối sản xuất"].

Theo nghĩa câu nói của Ănghen, chúng ta có thể hiểu:

- Sản Xuất là cơ sở tiên quyết tạo ra con người [con vật + tính người].

- Phương thức sản xuất [lối sản xuất] là một hình thức hoạt động của con người

và thông qua hoạt động đó con người biểu hiện bản thân mình. Phương thức sản xuất

là mặt cơ bản làm nảy sinh lối sống - phương thức sinh sống. Như vậy, để tìm hiểu lối

sống của một con người, của một tầng lớp, của một cộng đồng phải bắt đầu từ tìm hiểu

phương thức sản xuất trong sự biểu hiện của các mối quan hệ cơ bản giữa con người

với thiên nhiên và giữa cá nhân với các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, cần phải nhấn

mạnh rằng con người không phải chỉ có hoạt động sản xuất để tạo ra cơ sở vật chất cho

họ tồn tại mà còn tham gia vào nhiều mặt hoạt động khác như giáo dục, văn hóa, chính

trị, tư tưởng v.v... Tất cả những mặt hoạt động này tạo nên lối sống của con người. Do

đó phạm vi của lối sống bao hàm trong nó cả phương thức sản xuất [lối sản xuất]. Sự

bao trùm này tương tự như sự có mặt của phương thức sản xuất trong một hình thái

kinh tế xã hội, song không thể đồng nhất lối sống với hình thái kinh tế xã hội vì lối

sống biểu hiện tính chủ thể của con người trong hoạt động, còn hình thái kinh tế xã hội

mặc dù gắn liền với hoạt động của con người song nó tồn tại khách quan, độc lập với ý

thức của con người.

Như vậy, khi nói tới lối sống là nói tới một phương thức sản xuất nằm trong một

hình thái kinh tế xã hội xác định. Vì thế ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội, với mỗi

một phương thức sản xuất, con người có những lối sống khác nhau, ngay trong một

hình thái kinh tế xã hội, phụ thuộc vào địa vị kinh tế và quyền lực chính trị, mỗi tầng

lớp, mỗi giai cấp cũng có những lối sống khác nhau.

Với cách hiểu như vậy về mối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất,

hình thái kinh tế xã hội, chúng ta thấy rằng lối sống là một phạm trù xã hội phản ánh

một tổng thể các hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp, mỗi dân

tộc, diễn ra trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, bị chi phối mạnh mẽ bởi các

phương thức sản xuất. Lối sống biểu hiện trong nó các quan hệ xã hội của con người

theo những đặc điểm của từng quốc gia, vùng, các nhóm xã hội v.v... và bị chi phối bởi

điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử cụ thể. Những điều kiện này tạo nên môi

trường cho sự hình thành lối sống, để rồi bản thân lối sống của thế hệ đi trước lại là

một trong những tiền đề cho quá trình hình thành lối sống của thế hệ tiếp theo.

Trong cùng một phương thức sản xuất có nhiều nhóm xã hội khác nhau, tuỳ

thuộc vào địa vị của họ trong việc nắm giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, để

từ đó xuất hiện các mức sống khác nhau.

Mức sống phản ánh trình độ con người đã đạt được về mặt sản xuất và theo nó,

trình độ sinh hoạt vật chất của con người. Với cùng một trình độ sản xuất, trong xã hội

có giai cấp, mức sống cao bao giờ cũng thuộc giai cấp bóc lột, còn mức sống của

48



Chủ Đề