Đặc trưng hệ thống ngân hàng Mỹ

Mục lục bài viết

  • 1. Pháp luật về thị trường hàng hóa
  • 1.1 Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm
  • 1.2 Trách nhiệm sản phẩm
  • 2. Pháp luật về thị trường tài chính
  • 3. Pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro hệ thống
  • 3. Pháp luật về giao dịch bảo đảm - công cụ hiệu quả bảo vệ chủ nợ trong các quan hệ nghĩa vụ

1. Pháp luật về thị trường hàng hóa

Về nguyên tắc, trên thị trường hàng hóa các bên được quyền tự do giao kết hợp đồng, hầu hết các cơ quan nhà nước không can thiệp vào giao dịch giữa các bên. Tuy nhiên, trên thị trường hàng hóa, vấn đề an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng được các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc mua bán hàng hóa trên thị trường phải tuân thủ các quy chế quản lý về chất lượng hàng hóa.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi:1900.6162

1.1 Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm

Lý thuyết về nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm phát triển từ án lệ và sau này được ghi nhận trong Bộ luật thương mại thống nhất [UCC]. Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm là một sự cam kết hoặc bảo đảm của người bán hoặc người cho thuê về những đặc tính vật chất của hàng hóa58, bao gồm: nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm mặc định [implied warranty] và nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm minh thị [express warranty]. Nghĩa vụ bảo đảm mặc định là những bảo đảm về sản phẩm được quy định bởi pháp luật. Theo Điều 2-314[2] của UCC, thương nhân kinh doanh một mặt hàng nhất định có nghĩa vụ bảo đảm hàng hóa: [1] Phù hợp với mục đích sử dụng thông thường; [2] Hàng hóa có thể được bán hoặc sử dụng;

[2] Đối với hàng hóa có thể thay thế thì hàng hóa phải có chất lượng trung bình; [4] Hàng hóa phải thuộc loại, chất lượng, số lượng trong phạm vi thỏa thuận; [5] Hàng hóa phải được đóng gói phù hợp quy cách; [6] Hàng hóa phải phù hợp với những cam kết được ghi trên nhãn sản phẩm. Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm minh thị được xác lập từ: [1] Bất kỳ một xác nhận hoặc cam kết nào về đặc tính vật chất của hàng hóa mà người bán đưa ra và xác nhận hoặc cam kết này trở thành bộ phận cấu thành của hợp đồng mua bán hàng hóa tạo nên một nghĩa vụ bảo đảm rằng hàng hóa sẽ phù hợp với xác nhận hoặc cam kết đó; [2] Bất kỳ sự mô tả nào về hàng hóa là cơ sở để xác lập giao dịch tạo nên một nghĩa vụ bảo đảm rằng hàng hóa sẽ phù hợp với mô tả đó; hoặc [3] Bất kỳ hàng mẫu là cơ sở để xác lập giao dịch tạo lên một nghĩa vụ bảo đảm rằng toàn bộ hàng hóa sẽ phù hợp với hàng mẫu59. Pháp luật không đòi hỏi bên bán hoặc người cho thuê phải nêu rõ “cam kết” hay “bảo đảm” mới tạo nên một nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm minh thị. Trong hoạt động kinh doanh, người bán có thể đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm của mình, nếu quan điểm đó không phải là một sự xác nhận nào về đặc tính vật chất của hàng hóa thì không được coi là nghĩa vụ bảo đảm hàng hóa. Ví dụ: người bán có thể nói rằng “Hàng của chúng tôi là tốt nhất” hoặc “Hàng của chúng tôi rẻ nhất” Những câu nói này không xác lập một nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm.

Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm minh thị có thể được xác lập từ những quảng cáo. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, theo Luật của Ủy ban Thương mại Liên bang [Federal Trade Commission - FTC], quảng cáo sản phẩm được quản lý bởi FTC, theo đó, FTC có thẩm quyền: [1] Kiểm soát nội dung và tính xác thực của quảng cáo; [2] Kiểm soát khả năng thực hiện những cam kết trong quảng cáo; [3] Kiểm soát việc sử dụng người nổi tiếng để xúc tiến thương mại; [4] Kiểm soát quảng cáo nhử mồi [Bait and Switch]; [5] Kiểm soát quảng cáo so sánh60.

>> Xem thêm: Kinh tế thị trường là gì ? Phân tích ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị trường

Trong kiểm soát hoạt động quảng cáo, FTC tiến hành các thủ tục hành chính nhằm bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về quảng cáo. Trước hết, các cá nhân, tổ chức gửi đơn khiếu nại lên FTC. Khi nhận được đơn khiếu nại, FTC sẽ tiến hành điều tra. Nếu kết quả điều tra cho thấy rõ ràng là quảng cáo không công bằng, không trung thực hoặc vi phạm pháp luật về quảng cáo, FTC sẽ ra bản cáo buộc chính thức [official complaint]. Bản cáo buộc chính thức được gửi cho người bị cáo buộc. Để tránh phải tiến hành các thủ tục xử lý tiếp theo, FTC và người bị cáo buộc có thể thương lượng để thống nhất về biện pháp chế tài được áp dụng. Nếu không, thủ tục xử lý tiếp theo được tiến hành. Khi tiến hành xử lý vi phạm các biện pháp chế tài mà FTC có thể sử dụng như: lệnh dừng hoạt động quảng cáo vi phạm [cease- and-desist order], buộc quảng cáo cải chính [counteradvertising: buộc đính chính lại thông tin sai], lệnh dừng quảng cáo hàng loạt [multiple product order: buộc người quảng cáo không chỉ dừng việc quảng cáo vi phạm đối với sản phẩm là đối tượng của hành vi ban đầu mà cả các sản phẩm khác], hoàn trả lại tiền cho người tiêu dùng.

1.2 Trách nhiệm sản phẩm

Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm và học thuyết gây thiệt hại do lỗi bất cẩn [negligence] được sử dụng trong bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, để buộc doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà sản phẩm của doanh nghiệp gây ra cho người tiêu dùng, nguyên đơn [thường là người tiêu dùng] phải chứng minh đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm hoặc hành vi gây thiệt hại do lỗi bất cẩn. Để chứng minh được hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng do lỗi bất cẩn, nguyên đơn phải chứng minh đầy đủ các yếu tố sau: [1] Doanh nghiệp có nghĩa vụ cẩn trọng đối với nguyên đơn; [2] Doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng đó; [3] Có thiệt hại xảy ra; [4] Giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả61. Như vậy, việc chứng minh không dễ dàng đối với phần lớn người tiêu dùng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sản phẩm ngày càng đa dạng, đồng nghĩa với việc cộng đồng ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ người tiêu dùng. Rõ ràng, học thuyết về gây thiệt hại do lỗi bất cẩn, mặc dù là trung tâm của lĩnh vực pháp luật dân sự nhưng với gánh nặng chứng minh đè lên vai người tiêu dùng, dẫn đến ý nghĩa bảo vệ người tiêu dùng của học thuyết này giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, học thuyết “trách nhiệm không cần chứng minh lỗi” [strict liability] được áp dụng cho trách nhiệm sản phẩm từ án lệ Greenman v. Yaba Power Products, Inc. 27 Cal. Rptr. 697, 377 P.2d 897 [1963]. Trong vụ này, Tòa án nhận định: “Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm, mà không cần phải chứng minh lỗi, đối với sản phẩm được đưa vào thị trường, biết rằng sản phẩm được sử dụng mà không kiểm định khuyết tật, có khuyết tật gây thiệt hại cho con người.” Năm 1965, Viện Luật Hoa Kỳ xây dựng Điều 402A trong Cuốn Bình luận về hành vi vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng [lần 2] [Restatement [second of torts]. Điều 402A đề cập về trách nhiệm không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và những chủ thể kinh doanh khác bán sản phẩm để sử dụng. Nội dung của Điều 402A như sau:

“[1] Bất kỳ ai bán sản phẩm nào có khuyết tật mà gây thiệt hại bất hợp lý cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng hoặc cho tài sản của người này phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại vật chất gây cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng hoặc tài sản của người này, nếu:

[a] Người bán tham gia vào hoạt động bán sản phẩm đó;

[b] Sản phẩm tiếp xúc với người sử dụng, người tiêu dùng mà sản phẩm được kỳ vọng hướng tới mà không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về điều kiện mà nó được bán.

[2] Quy tắc được đưa trong khoản [1] được áp dụng ngay cả khi:

[a] Người bán đã thực hiện một cách cẩn trọng có thể trong quá trình chuẩn bị và bán sản phẩm;

[b] Người sử dụng hoặc người tiêu dùng không mua sản phẩm từ hoặc xác lập bất kỳ một hợp đồng nào với người bán.”62

Như vậy với việc áp dụng học thuyết trách nhiệm không cần chứng minh lỗi cho trách nhiệm sản phẩm, người bán phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng dù không biết điều gì xảy ra, miễn rằng nguyên đơn chứng minh được rằng sản phẩm có khiếm khuyết và khiếm khuyết đó gây thiệt hại cho nguyên đơn.

>> Xem thêm: Tiền tệ là gì ? Các chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ?

Người bán có thể dựa vào một trong những căn cứ sau để chối bỏ, miễn giảm hoặc miễn trừ trách nhiệm:

[1] Sử dụng sai sản phẩm: Đây là trường hợp người sử dụng hoặc người tiêu dùng sử dụng trái với chỉ dẫn sử dụng sản phẩm;

[2] Người sử dụng cũng có lỗi: Một số bang ở Hoa Kỳ áp dụng học thuyết lỗi so sánh [comparative negligence]. Theo đó, không loại bỏ hoàn toàn trách nhiệm của người bán mà chỉ xác định phần lỗi của người sử dụng để khấu trừ vào khoản bồi thường.

[3] Người tiêu dùng chấp nhận rủi ro: Trong trường hợp người tiêu dùng biết được mối nguy hiểm trong sản phẩm nhưng vẫn tự nguyện sử dụng sản phẩm, người bán được miễn trừ trách nhiệm theo học thuyết chấp nhận rủi ro [assumption of risk].

2. Pháp luật về thị trường tài chính

Hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ bao gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tiết kiệm và các hợp tác xã tín dụng. Các ngân hàng thương mại có thể là các ngân hàng được đăng ký thành lập ở Liên bang [federal-chartered bank] được gọi là ngân hàng quốc gia. Các ngân hàng quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Cục Kiểm soát Tiền tệ [Office of the Comptroller of the Currency - OCC] và phải là thành viên của hệ thống dự trữ Liên bang [Cục Dự trữ Liên bang - FED] và Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang [Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC]. Các công ty sở hữu ngân hàng, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng ở nước ngoài được quản lý nhà nước bởi FED. Cũng có các ngân hàng được thành lập ở các bang [state-chartered banks] được quản lý nhà nước bởi Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang và các cơ quan quản lý thuộc bang. Các tổ chức tiết kiệm [thrifts] nhận tiền gửi và cấp tín dụng cho các cá nhân. Hợp tác xã tín dụng [credit union] là tổ chức tài chính phi lợi nhuận hoạt động trên nguyên tắc hợp tác, được sở hữu và quản lý bởi các thành viên, chịu sự quản lý nhà nước bởi Cục Quản lý Hợp tác xã Tín dụng [National Credit Union Administration - NCUA].

Hệ thống thị trường tài chính của Hoa Kỳ bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường quyền chọn và thị trường tương lai. Thị trường tài chính của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đến các thị trường khác trên thế giới. Các chủ thể chủ yếu trên thị trường tài chính bao gồm các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các nhà tự doanh, các nhà tư vấn...

3. Pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro hệ thống

Sau cuộc đại khủng hoảng năm 1930, học thuyết của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes thắng thế. Tư tưởng chủ đạo trong học thuyết của ông là đề cao vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Tư tưởng này được thể hiện trong thực tiễn quản lý và điều hành thị trường tài chính của Chính phủ Hoa Kỳ: Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính, thể hiện rõ nét nhất qua việc ban hành Luật Glass-Steagall63. Luật Glass- Steagall tách bạch hoạt động của từng loại định chế tài chính: ngân hàng thương mại chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng, công ty chứng khoán chỉ cung cấp dịch vụ chứng khoán, công ty bảo hiểm chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Việc tách bạch nhằm ngăn ngừa ngân hàng thương mại khỏi các hoạt động có rủi ro cao và tránh xung đột lợi ích khi một tổ chức tài chính vừa cung cấp dịch vụ tín dụng dựa trên cơ sở quan hệ tín thác, vừa bán sản phẩm tài chính cho cùng một khách hàng. Ngoài ra, việc tách bạch cũng ngăn ngừa hiện tượng một tổ chức tài chính độc quyền cung cấp toàn bộ các dịch vụ tài chính cho cùng một khách hàng. Nghị viện còn cho phép Cục Dự trữ Liên bang [FED] khống chế lãi suất tiền gửi nhằm kiểm soát hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. FED đã ban hành Quy chế Q [Regulation Q] quy định về mức trần lãi suất. Theo quy chế này, ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm bị hạn chế lãi suất tiền gửi là 6%. Năm 1981, cơ quan quản lý ngân hàng đã ban hành tỷ lệ vốn tối thiểu nhằm ngăn ngừa tình trạng vốn mỏng. Theo quy định thì vốn chủ sở hữu, là nguồn vốn do cổ đông đầu tư vào công ty phải chiếm ít nhất 5% tổng giá trị tài sản của công ty64.

Việc các định chế tài chính lớn tham gia sâu vào thị trường các công cụ tài chính kém chất lượng đã gây ra rủi ro hệ thống. Rủi ro hệ thống được hiểu là: “Rủi ro làm rối loạn các hoạt động tài chính: [i] bị gây ra bởi sự suy yếu của toàn bộ hoặc một số bộ phận của hệ thống tài chính; và [ii] có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế… Định nghĩa này xuất phát từ quan điểm cho rằng rủi ro hệ thống không chỉ gắn với sự đổ vỡ của những bộ phận đáng kể của hệ thống tài chính mà còn với những tiêu cực bên ngoài và cụ thể là nền kinh tế vận hành trong tình trạng suy yếu”69. Một điều ngạc nhiên là có rất nhiều cơ quan quản lý trên thị trường tài chính, nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định, ngăn ngừa hoặc quản lý các rủi ro đe dọa đến sự an toàn và sức khỏe của toàn bộ hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

>> Xem thêm: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Ngoài những khiếm khuyết vừa phân tích ở trên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã cho thấy hệ thống tài chính Hoa Kỳ còn bộc lộ những khiếm khuyết khác như “quá lớn để sụp đổ”, khiếm khuyết trong quản trị doanh nghiệp. Những nội dung này sẽ được phân tích sau. Những khiếm khuyết này đòi hỏi phải có những cải tổ trong quản lý thị trường tài chính ở Hoa Kỳ nhằm ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro hệ thống. Luật cải tổ phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank năm 2010 [Luật Dodd- Frank] ra đời để cải tổ lại hệ thống tài chính của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Luật Dodd-Frank thành lập một cơ quan liên ngành, có tên Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính [Financial Stability Oversight Council - FSOC], có chức năng xác định và ứng phó với rủi ro hệ thống. Hội đồng bao gồm các thành viên có quyền biểu quyết là người đứng đầu của 10 cơ quan quản lý trên thị trường tài chính, một thành viên độc lập là chuyên gia bảo hiểm do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở tham vấn và được chấp thuận bởi Thượng nghị viện, và năm thành viên không có quyền biểu quyết. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Để xác định và ngăn chặn rủi ro hệ thống, Hội đồng có quyền thu thập thông tin từ các thành viên và các cơ quan quản lý tài chính khác của Liên bang và bang. Ngoài ra, Hội đồng cũng có quyền chỉ đạo văn phòng nghiên cứu tài chính cung cấp và hỗ trợ thu thập thông tin. Hội đồng điều phối việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên và có nhiệm vụ soát xét và xác định những lỗ hổng trong quy định pháp luật dẫn đến rủi ro hệ thống. Trong phối hợp công việc với các cơ quan quản lý tài chính, Hội đồng có quyền đưa ra khuyến nghị để các cơ quan này ban hành, hoàn thiện các quy chế, tiêu chuẩn điều chỉnh từng lĩnh vực thị trường. Ví dụ: khuyến nghị FED quy định chặt chẽ về vốn, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản, quản lý rủi ro và các quy định khác đối với các công ty có quy mô lớn và phức tạp. Trong nhiều trường hợp, Hội đồng có quyền yêu cầu một số cơ quan quản lý phải thực hiện một số hành vi nhất định như quyền yêu cầu FED quản lý một công ty tài chính phi ngân hàng nếu xét thấy sự sụp đổ của công ty này sẽ gây tác động tiêu cực cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ hoặc hoạt động của công ty này gây rủi ro cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

Đạo luật Dodd-Frank đưa ra nhiều cơ chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro hệ thống. Trong đó, đáng chú ý là cơ chế giảm thiểu rủi ro hệ thống được quy định tại Điều 121 của Luật này. Theo cơ chế này, nếu Hội đồng Thống đốc Liên bang thấy rằng một công ty sở hữu ngân hàng [bank holding company] với tổng giá trị tài sản hợp nhất từ 50 tỷ USD trở lên hoặc công ty tài chính phi ngân hàng thuộc thẩm quyền giám sát của Hội đồng Thống đốc Liên bang, đe dọa gây ra rủi ro cho sự ổn định tài chính, Hội đồng Thống đốc Liên bang có quyền: [1] Hạn chế việc công ty này sáp nhập, thôn tính hoặc hợp nhất với công ty khác; [2] Hạn chế công ty này cung cấp một hoặc một số sản phẩm tài chính; [3] Yêu cầu công ty chấm dứt thực hiện một hoặc một số hoạt động; [4] Đưa ra các điều kiện để công ty thực hiện một hoặc một số hoạt động.

Nếu xét thấy các biện pháp nêu trên không phù hợp, Hội đồng Thống đốc Liên bang [Board of Governors of the Federal Reserve System/ Federal Reserve Board - FRB] có quyền yêu cầu công ty bán hoặc chuyển nhượng tài sản hoặc các hạng mục ngoại bảng cho bên không có quan hệ liên kết. Ngoài ra, các cơ quan quản lý ngân hàng phải ban hành các tiêu chuẩn về vốn như mức sàn đòn bẩy tài chính mà mức tiêu chuẩn này không thấp hơn tiêu chuẩn đang được áp dụng rộng rãi.

Luật Dodd-Frank thay đổi chính sách đối xử đối với các định chế tài chính quá lớn. Trên thị trường tài chính Hoa Kỳ, tồn tại các định chế tài chính lớn đến mức không thể sụp đổ. Tính đến năm 2007, tổng giá trị tài sản của năm ngân hàng lớn nhất nước Hoa Kỳ là Bank of America, Citigroup, JP Morgan, Wachovia và Wells Fargo đạt 6,8 nghìn tỷ USD. Trong khi đó tổng tài sản của năm ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Hoa Kỳ là Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch, Lehman Brothers, and Bear Stearns, cũng đạt 4 nghìn tỷ USD. Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp luật của Hoa Kỳ không quy định rõ thế nào là quá lớn để sụp đổ. Nhưng những cơ chế pháp lý nới lỏng trên đã tạo cơ sở hình thành lên “một số ngân hàng… trở thành những tổ hợp tài chính khổng lồ tham gia nhận tiền gửi; cho vay; kinh doanh cổ phiếu, hợp đồng hoán đổi và hàng hóa; và phát hành, bảo lãnh phát hành và kinh doanh cổ phiếu, công cụ nợ, hợp đồng bảo hiểm và công cụ phái sinh có giá trị hàng tỷ USD. Vì những định chế tài chính này ngày càng lớn lên về quy mô và ngày càng phức tạp, ngày càng nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, các nhà chính sách bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu sự sụp đổ của một trong những định chế tài chính này có thể gây thiệt hại không chỉ cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ, mà toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ hay không. Trong quãng thời gian ít hơn 10 năm, sự hình thành các định chế tài chính quá lớn để sụp đổ đã trở thành hiện thực ở Hoa Kỳ”

3. Pháp luật về giao dịch bảo đảm - công cụ hiệu quả bảo vệ chủ nợ trong các quan hệ nghĩa vụ

Giao dịch bảo đảm theo pháp luật Hoa Kỳ đề cập đến bất kỳ giao dịch nào xác lập một lợi ích bảo đảm trên động sản hoặc vật gắn liền với bất động sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ khác76. Giao dịch bảo đảm theo pháp luật của Hoa Kỳ được chia thành hai loại là lợi ích bảo đảm trên tài sản mua và lợi ích bảo đảm không trên tài sản mua.

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng cấp vốn cho bên mua để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hoặc bản thân bên bán sẽ cung cấp tín dụng thương mại cho bên mua bằng việc cho nợ lại toàn bộ hoặc một phần tiền hàng. Để bảo đảm lợi ích của các nhà tài trợ vốn, pháp luật Hoa Kỳ quy định về lợi ích bảo đảm trên tài sản mua [purchase-money security interest]. Lợi ích bảo đảm trên tài sản mua dành cho bên bán nhằm bảo đảm nghĩa vụ thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng hoặc dành cho bên cung cấp vốn cho bên mua để mua sắm hàng hóa77. Lợi ích bảo đảm trên tài sản mua dành cho chủ nợ quyền ưu tiên so với chủ nợ có lợi ích bảo đảm không trên tài sản mua [non-purchase money securities]. Lợi ích bảo đảm không trên tài sản mua là trường hợp chủ nợ được bảo đảm bằng tài sản hiện hữu của con nợ.

Tài sản bảo đảm bao gồm các loại động sản [tài sản hữu hình và tài sản vô hình] và bất động sản. Các tài sản bảo đảm có thể gồm quyền yêu cầu thanh toán, đặc quyền nông nghiệp [agricultural liens]78, chứng thư động sản [chattel papers]79 và các động sản khác.

Trong pháp luật của Hoa Kỳ có khái niệm “perfection” [hoàn thiện giao dịch bảo đảm] để chỉ “các thủ tục pháp lý được thực hiện bởi bên nhận bảo đảm để đưa ra một thông báo công khai cho những người khác, những người có quyền yêu cầu đối với tài sản của con nợ rằng bên nhận bảo đảm có đặc quyền trên tài sản của con nợ”80. Thuật ngữ “hoàn thiện giao dịch bảo đảm” được sử dụng rộng rãi trong các công ước quốc tế liên quan đến giao dịch bảo đảm quốc tế và trong nhiều quốc gia trên thế giới. Pháp luật Hoa Kỳ đưa ra các phương thức “hoàn thiện giao dịch bảo đảm” là: đăng ký giao dịch bảo đảm, chiếm hữu/kiểm soát tài sản bảo đảm và giao dịch bảo đảm tự động hoàn thiện áp dụng cho một số tài sản bảo đảm nhất định.

>> Xem thêm: Thị trường là gì ? Thị trường là gì trong marketing? Tại sao phải nghiên cứu thị trường ?

Quyền ưu tiên là vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm. Đây là đặc quyền dành cho chủ nợ có bảo đảm, được hiểu là quyền được ưu tiên thanh toán trước chủ thể khác khi xử lý tài sản bảo đảm, do vậy, có ý nghĩa trong trường hợp tài sản của bên bảo đảm không đủ thanh toán cho các yêu cầu của các chủ thể. Quyền ưu tiên được xác định theo các nguyên tắc sau đây: [1] Lợi ích bảo đảm hoàn thiện có quyền ưu tiên so với lợi ích bảo đảm không được hoàn thiện; [2] Lợi ích bảo đảm hoàn thiện trước có quyền ưu tiên so với lợi ích bảm đảm hoàn thiện sau; [3] Lợi ích bảo đảm không được hoàn thiện được xác lập trước có quyền ưu tiên so với lợi ích bảo đảm không được hoàn thiện xác lập sau. Như vậy quy tắc ưu tiên theo thứ tự thời gian được áp dụng cho lợi ích bảo đảm cùng loại.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề