Đại học Duy Tân áp dụng mở hình CDIO

Ngày 3/3, ĐHQG-HCM tổ chức chương trình tập huấn “Triển khai, áp dụng mô hình FCDI cho đào tạo sau đại học”, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc và hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các Ban chức năng ĐHQG-HCM, Ban Giám hiệu, lãnh đạo Phòng sau đại học và giảng viên các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM.

Báo cáo chuyên đề “Triển khai, áp dụng mô hình FCDI cho đào tạo sau đại học tại ĐHQG-HCM”, GS.TS Lê Hoài Bắc, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: “ FCDI là mô hình được “tiến hóa” trên nền tảng của mô hình CDIO - một phương pháp hiệu quả để cải tiến chất lượng đào tạo kỹ thuật bậc đại học đã được áp dụng trên thế giới”. “Tuy nhiên, khái niệm CDIO [Conceive - Ý tưởng, Design - Thiết kế, Implement - Triển khai, Operate - Vận hành] chưa thực sự phù hợp với việc đào tạo sau đại học. Vì vậy, khi xây dựng danh sách các chuẩn đầu ra chương trình thạc sĩ, chúng tôi sử dụng mô hình FCDI [Forecast - Dự đoán, Conceive - Ý tưởng, Design - Thiết kế, Implement - Triển khai] thay cho CDIO. Mô hình này không có “O” vì loại hoạt động kỹ thuật này không phải là một ưu tiên quan trọng đối với những người tốt nghiệp thạc sĩ, nhưng có thêm “F” [Forecast - Dự đoán] để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự đoán các nhu cầu tiềm năng của xã hội trong các sản phẩm, tiến trình và hệ thống mới” - GS Bắc nói. Tại buổi tập huấn, các đại biểu còn nghe các báo cáo viên Trường ĐH KHTN hướng dẫn thiết kế - xây dựng Chuẩn đầu ra, Chương trình đào tạo và Đề cương môn học theo mô hình FCDI. PGS.TS Nguyễn Minh Tâm cho biết, dựa trên các kết quả đạt được từ việc triển khai và áp dụng mô hình CDIO cho các chương trình đào tạo trình độ đại học giai đoạn 2010-2017, từ năm 2018, ĐHQG-HCM tiếp tục triển khai Đề án trong giai đoạn mới [2018-2022], hướng đến mô hình Giáo dục 4.0, đồng thời mở rộng triển khai mô hình CDIO cho các ngành đào tạo sau đại học. Năm 2020 và 2021, ĐHQG-HCM triển khai nghiên cứu, sử dụng mô hình CDIO cải tiến [Mô hình FCDI] và áp dụng thí điểm cho 4 ngành kỹ thuật và công nghệ tại Trường ĐH Bách Khoa và Trường ĐH KHTN.

Chương trình tập huấn là cơ hội tốt để các thầy, cô, cán bộ quản lý tham gia triển khai Đề án trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, phương pháp tốt trong quá trình triển khai áp dụng mô hình FCDI tại đơn vị của mình đến đồng nghiệp để hướng đến việc thiết kế và xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp, hiệu quả cho chương trình sau đại học trong toàn hệ thống.

Theo đó, trường sẽ tổ chức tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng là các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong nước hoặc nước ngoài nếu đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể các phương thức xét tuyển như sau:

Đại học Duy Tân xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ và ưu tiên theo quy định của trường. Đối tượng xét tuyển thẳng bao gồm: thí sinh tham dự đội tuyển thi Olympic quốc tế, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế các năm 2020-2022; đạt các giải giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi hoặc khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đạt giải Nhất, Nhì, Ba, khuyến khích tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN, quốc tế; tham gia Vòng thi tuần trong cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" của VTV; tốt nghiệp trường THPT Chuyên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành viên đội tuyển quốc gia và người nước ngoài tốt nghiệp THPT hoặc tương đương của Việt Nam.

Trường cũng xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tất cả các ngành đào tạo.

Cuối cùng, Đại học Duy Tân xét theo kết quả học bạ THPT cho tất cả các ngành bằng một trong hai hình thức sau: dựa vào điểm trung bình môn năm lớp 11 và điểm học kỳ 1 lớp 12 hoặc kết quả học tập năm lớp 12.

Đại học Duy Tân ký kết cùng trường đại học tại Mỹ trong chương trình đào tạo chất lượng cao. Ảnh: Đại học Duy Tân

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp và xu hướng công nghệ hiện nay, trường áp dụng cách thức đăng ký xét tuyển học bạ trực tuyến. Như vậy, học sinh cả nước có thể dễ dàng ứng tuyển thông qua website này.

Trong năm học này, Đại học Duy Tân sẽ tuyển sinh cho 55 ngành, với hơn 100 chuyên ngành bậc Đại học, 15 ngành Thạc sĩ và 10 ngành Tiến sĩ.

Trước đó, trường là một trong năm đơn vị đã lọt top 500 trường đại học tốt nhất thế giới theo THE 2022 [Times Higher Education 2022] trên tổng số 1.662 cơ sở giáo dục trên toàn thế giới. Cụ thể, Đại học Duy Tân được đánh giá cao ở các tiêu chí Tầm nhìn Quốc tế [International Outlook] và Trích dẫn Khoa học [Citations].

Học sinh THPT tham quan Đại học Duy Tân và tìm hiểu về "Khoa học Công nghệ và Tương lai". Ảnh: Đại học Duy Tân

Trường cũng sở hữu một số ngành đào tạo đạt kiểm định ABET trong giai đoạn 2019-2021, bao gồm: Công nghệ - Kỹ thuật phần mềm; Công nghệ và Kỹ thuật điện - điện tử; Kỹ thuật mạng - An ninh mạng; Hệ thống Thông tin Quản lý.

Bên cạnh đó, Đại học Duy Tân cũng ghi nhận một số ngành học đạt tỷ lệ 100% sinh viên ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Trong đó, sinh viên ngành IT, Xây dựng, Kiến trúc, Công nghệ Thực phẩm và Môi trường có việc làm với mức lương khởi điểm 10-15 triệu mỗi tháng và tăng lên qua từng năm.

Thầy và trò nhà trường cũng đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi như giải Phụ nữ trong kinh doanh 2018 tại Cuộc thi Go Green in The City 2018 [Mỹ], giải Nhất CDIO và giành cúp Vàng Luân lưu CDIO 2013 tại Đại học Harvard và Học viện Kỹ thuật Massachusetts [Mỹ], vô địch Cup CDIO 2017 - 2018 tại Canada và Nhật Bản...

Sắp tới, trường dành hơn 4.000 suất học bổng với tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng. Trong đó có, 50 suất toàn phần và bán phần trong chương trình Du học tại chỗ, lấy bằng Đại học Troy, Keuka [Mỹ] với tổng trị giá hơn 18 tỷ đồng, dành cho những thí sinh có tổng điểm ba môn xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 23 điểm trở lên.

197 suất học bổng toàn phần từ cử nhân lên thạc sĩ, tiến sĩ với tổng trị giá hơn 46 tỷ đồng, dành cho ứng viên có tổng điểm ba môn xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt từ 25 điểm.

65 suất học bổng toàn phần chương trình Tiên tiến và chất lượng cao, tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Các thí sinh đạt 23 điểm trở lên tổng ba môn xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể đăng ký nộp hồ sơ.

TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân [ngoài cùng bên phải] trao học bổng toàn phần tại Lễ khai giảng năm học 2020 – 2021. Ảnh: Đại học Duy Tân

Ngoài ra, trường còn dành 225 suất học bổng toàn, bán phần cho chương trình Tài năng với tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng, áp dụng với những ứng viên có tổng điểm ba môn xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt từ 21 điểm.

Thiên Minh

Trong khuôn khổ Hội nghị CDIO Quốc tế Thường niên được tổ chức lần thứ 14, năm 2018 tại Học viện Kỹ thuật Kanazawa [KIT], Nhật Bản, từ 28.6 đến 2.7.2018, đã diễn ra cuộc họp và Bầu cử Thành viên Hội đồng CDIO, TS. Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, Đại học [ĐH] Duy Tân đã vinh dự trúng cử Thành viên Mở rộng của Hội đồng CDIO Quốc tế, trở thành một trong hai đại diện của châu Á ở vị trí này.

CDIO Initiative hay viết tắt của cụm chữ Conceive-Design-Implement-Operate, nghĩa là Sáng tạo Ý tưởng-Thiết kế-Triển khai-Vận hành, là Hiệp hội toàn cầu triển khai mô hình đào tạo tiên tiến nhất hiện nay cho khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ, được khởi xưởng bởi Học viện Kỹ thuật Massachusetts [MIT], Đại học Chalmers và ĐH Linköping [Thụy Điển] cùng Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển [KTH] từ năm 2000. Đến nay, Hiệp hội này đã thu hút được hơn 120 thành viên, là các trường hàng đầu về kỹ thuật và công nghệ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là thành viên đầu tiên của hiệp hội [2010] và Đại học Duy Tân là thành viên thứ hai [2012], cùng một số các thành viên khác vừa gia nhập trong một số năm gần đây.

Sinh viên Duy Tân Vô địch Cup CDIO 2013 tại ĐH Harvard và MIT

Việc áp dụng mô hình đào tạo tiên tiến này đã tạo ra những bước tiến vượt bậc trong phương hướng và chất lượng đào tạo các ngành kỹ thuật của ĐH Duy Tân như:

- Công nghệ Thông tin

- Điện - Điện tử

- Cơ Điện tử

- Công nghệ thực phẩm

- Kiến trúc

- Hệ thống thông tin

- Xây dựng

- Công nghệ Môi trường.

Bằng chứng điển hình cho hiệu quả đó là việc sinh viên các ngành kỹ thuật và công nghệ của ĐH Duy Tân đã đạt được giải cao trong nhiều kỳ tranh tài quốc tế trong giai đoạn trở lại đây:

- Vô địch Cup CDIO 2013 tại Đại học Harvard và MIT,

- Thành viên trong đội vô địch CDIO trong các năm 2016, 2017, 2018,

- Vô địch Cuộc thi Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất [IDEERS] 2014 châu Á - Thái Bình Dương,

- Vô địch Cuộc thi Go Green in the City Việt Nam 2016, 2017,

- Vô địch Cuộc thi Microsoft ImagineCup Việt Nam 2016, 2017,

- Cùng rất nhiều giải thưởng khác.

TS. Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, ĐH Duy Tân đã vinh dự trúng cử Thành viên Mở rộng của Hội đồng CDIO Quốc tế

Trên cơ sở những thành công đó, cùng những đóng góp thường xuyên của ĐH Duy Tân cho Hiệp hội CDIO Quốc tế, TS. Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, ĐH Duy Tân đã được giới thiệu là ứng viên tranh cử vị trí Thành viên Mở rộng của Hội đồng CDIO Quốc tế nhiệm kỳ 2018-2021. TS. Tân đã vinh dự về nhì với số phiếu “sít sao” so với người về nhất và trở thành 1 trong 3 Thành viên Mở rộng của Hội đồng CDIO Quốc tế trúng cử đợt này, bao gồm:

• TS. Junha Kontio, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật và Quản trị, ĐH Khoa học học Ứng dụng Turku, Phần Lan,

• TS. Trần Nhật Tân, ĐH Duy Tân, Việt Nam,

• TS. Sarah Junaid, Trưởng Bộ phận Thúc đẩy Chất lượng của Chương trình Kỹ thuật & Thiết kế Cơ khí, ĐH Aston, Anh Quốc.

Với kết quả lần này, TS. Trần Nhật Tân trở thành Thành viên Hội đồng thứ hai của châu Á trong Hiệp hội CDIO Thế giới bên cạnh TS. Natha Kuptasthien, đại diện của ĐH Chulalongkorn và ĐH Rajamangala, Thái Lan. Đây là niềm vinh dự lớn khi cán bộ một trường đại học Việt Nam được giữ vị trí thành viên hội đồng trong một hiệp hội có uy tín và mang tính toàn cầu về Kỹ thuật & Công nghệ.

Các bạn có thể xem thêm thông tin về ĐH Duy Tân đăng cai tổ chức Hội nghị Thường niên CDIO vùng châu Á năm 2018 tại đây: CDIO vùng Châu Á

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề