Đáp an đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn năm 2022

Môn Ngữ Văn chọn Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2021-2022 vừa được tổ chức vào sáng 4/3. Đề thi có 2 câu về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học trong thời gian 180 phút làm bài. 

'Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học'. Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học 'dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững'.

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm học 2021-2022.

Tuy nhiên, ngay sau khi đề thi được chia sẻ đã nhận được nhiều ý kiến từ học sinh và giáo viên trên các diễn đàn. Đa số mọi người cho rằng đề thi này không mới, thậm chí lối mòn.

Một số giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học sinh năng khiếu môn Văn cho rằng đây là một đề thi an toàn và có phần cũ kỹ về cách đặt vấn đề.

Theo báo Dân trí, cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá, thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc và thực sự đây là đề thi 'dễ thở' với thí sinh.

Theo cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn, cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình.

Một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ, đây là một đề Văn không có gì quá ấn tượng. Cô cũng như các giáo viên mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng với một đề mở, học sinh hoàn toàn có thể đặt vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau: khen, chê, đồng tình, ủng hộ để có những sự 'nhận diện giá trị' khác nhau phù hợp với thời cuộc theo quan điểm cá nhân.

Các thầy cô, giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn trên khắp cả nước đang mong chờ, hi vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm sau sẽ 'chất' hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Ngày 4/3, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 bắt đầu với hơn 4.600 học sinh tham gia, diễn ra trong 2 ngày với 12 môn thi, gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Do dịch Covid-19 nên kỳ thi đã lùi thời gian so với các năm trước và không tổ chức thi phần thực hành, mà chỉ làm bài thi viết. Riêng môn Tin học tổ chức thi lập trình trên máy tính.

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm học 2021-2022 [Ảnh: FB Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết].

Đề thi chưa hoàn thành được chức năng phân hóa học sinh

Bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn gồm 2 câu tự luận với thời gian làm bài 180 phút.

"Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học". Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học "dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững".

Vấn đề được đặt ra trong đề thi đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nhận được những chia sẻ của các giáo viên có kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Văn, giáo viên cho rằng đây là một đề thi an toàn và chưa có sự đột phá.

Cô N.A một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Đây là một đề không có gì sai, không quá chán, nhưng nói một cách khách quan thì đây là một đề không có gì quá ấn tượng. Tôi muốn là học sinh đến với kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia thì nên được tiếp cận với những đề bài giúp cho học sinh thể hiện được cái suy nghĩ riêng, phát huy được tính sáng tạo thì tốt hơn một cái đề đọc lên thấy "hiền lành", an toàn và quen quen."

Cô N.A mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

"Đề này nhiều học sinh sẽ viết được hay nhưng để viết say mê, hứng thú và để phát hiện ra những học sinh thật sự giỏi, thật sự sáng tạo thì đề thi năm nay chưa hoàn thành được chức năng phân hóa học sinh. Chính vì vậy, điểm thi năm nay dự kiến sẽ sàn sàn nhau, khó có thí sinh sở hữu điểm số đột phá", cô N.A cho hay.

Chia sẻ với Dân trí, cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá: "Thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc như cách ra đề thi 5-7 năm trước và thực sự đây là đề thi "dễ thở" với thí sinh."

Cô Nguyệt Hà chỉ ra cái quen thuộc và sự "dễ thở" thể hiện ngay ở câu nghị luận xã hội, ngữ liệu không hề lắt léo, tầng nghĩa, hình ảnh, biểu tượng rất dễ hiểu, nhìn vào đề nhận ra ngay từ khóa cần giải thích và chứa thông điệp, cô cho rằng có thể em khác thì cảm thấy khó còn đối với học sinh trình độ quốc gia thì rất dễ giải thích.

Theo như cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình vì các em có mặt trong kì thi này là rất ưu tú vượt qua sàng lọc kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp rồi.

Các thầy cô đang mong chờ, đang hy vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn những năm sau sẽ "chất" hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Đề thi nhìn dưới góc độ tích cực

Không thể phủ nhận sự an toàn, có phần cũ kỹ của đề thi học sinh giỏi quốc gia năm nay nhưng nhìn dưới góc độ tích cực, cô Nguyệt Hà bày tỏ sự đồng cảm: "Có thể thông cảm được với cách ra đề năm nay bởi các em đang sống trong bối cảnh đại dịch diễn biến rất phức tạp và khó lường, các em phải quay cuồng chóng mặt với việc học on-off lẫn lộn đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Thêm vào đó là việc đi thi ngồi giữa một "rừng" F0, F1 không thể biết được ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh. Việc các thầy cô ra một đề thi an toàn, thí sinh nào cũng có thể làm được có thể được hiểu như một cách làm giảm bớt áp lực cho các em."

Cô Hà cho biết thêm, đề thi năm nay tuy an toàn nhưng nếu không tỉnh táo, không cẩn thận thì học sinh rất dễ rơi vào "cái hố" của sự dài dòng, lan man, và nhàn nhạt, nhưng cô tin các thí sinh sẽ biết làm "mới" cho những điều tưởng cũ tưởng quen.

Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, cô T.P, giáo viên dạy Văn của một trường THPT tại Thái Bình chia sẻ: "Trên quan điểm cá nhân của tôi thì câu nghị luận xã hội mang lại thông điệp rất nhân văn nhưng không có những phát hiện mới, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu bàn luận về giá trị văn học từ một nhận định quen thuộc, an toàn trong Sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai". Tuy nhiên với cô, vấn đề trong đề thi có thể cũ, nhưng học sinh mỗi năm một khác. Bằng những hiểu biết và sự sáng tạo, các bạn vẫn có thể tìm ra cái mới trong cái cũ đó, nhưng đáp án cần phải "thoáng" và linh hoạt để công sức các em bỏ ra trong suốt quá trình ôn luyện được ghi nhận một cách xứng đáng.

"Dù chỉ một chút "thoáng" đó, một chút ghi nhận đó cũng chính là phần thưởng, là món quà vô giá cho những nỗ lực của các em, đặc biệt là trong bối cảnh các em phải "gồng mình" vừa học kiến thức, vừa chống dịch", cô T.P bày tỏ.

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm 2022 vẫn theo lối mòn, cũ kỹ.

Bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn gồm 2 câu tự luận với thời gian làm bài 180 phút.

"Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học". Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học "dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững".

Vấn đề được đặt ra trong đề thi đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nhận được những chia sẻ của các giáo viên có kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Văn, giáo viên cho rằng đây là một đề thi an toàn và chưa có sự đột phá.

Cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá: "Thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc như cách ra đề thi 5-7 năm trước và thực sự đây là đề thi dễ thở với thí sinh".

Cô Nguyệt Hà chỉ ra cái quen thuộc và sự "dễ thở" thể hiện ngay ở câu nghị luận xã hội, ngữ liệu không hề lắt léo, tầng nghĩa, hình ảnh, biểu tượng rất dễ hiểu, nhìn vào đề nhận ra ngay từ khóa cần giải thích và chứa thông điệp, cô cho rằng có thể em khác thì cảm thấy khó còn đối với học sinh trình độ quốc gia thì rất dễ giải thích.

Theo như cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình vì các em có mặt trong kì thi này là rất ưu tú vượt qua sàng lọc kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp rồi.

Đồng quan điểm với cô Nguyệt Hà, cô N.A một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Đây là một đề không có gì sai, không quá chán, nhưng nói một cách khách quan thì đây là một đề không có gì quá ấn tượng. Tôi muốn là học sinh đến với kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia thì nên được tiếp cận với những đề bài giúp cho học sinh thể hiện được cái suy nghĩ riêng, phát huy được tính sáng tạo thì tốt hơn một cái đề đọc lên thấy "hiền lành", an toàn và quen quen".

Cô N.A mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

"Đề này nhiều học sinh sẽ viết được hay nhưng để viết say mê, hứng thú và để phát hiện ra những học sinh thật sự giỏi, thật sự sáng tạo thì đề thi năm nay chưa hoàn thành được chức năng phân hóa học sinh. Chính vì vậy, điểm thi năm nay dự kiến sẽ sàn sàn nhau, khó có thí sinh sở hữu điểm số đột phá", cô N.A cho hay.

Các thầy cô đang mong chờ, đang hy vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn những năm sau sẽ "chất" hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Đề thi nhìn dưới góc độ tích cực

Không thể phủ nhận sự an toàn, có phần cũ kỹ của đề thi học sinh giỏi quốc gia năm nay nhưng nhìn dưới góc độ tích cực, cô Nguyệt Hà bày tỏ sự đồng cảm: "Có thể thông cảm được với cách ra đề năm nay bởi các em đang sống trong bối cảnh đại dịch diễn biến rất phức tạp và khó lường, các em phải quay cuồng chóng mặt với việc học on-off lẫn lộn đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.

Thêm vào đó là việc đi thi ngồi giữa một "rừng" F0, F1 không thể biết được ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh. Việc các thầy cô ra một đề thi an toàn, thí sinh nào cũng có thể làm được có thể được hiểu như một cách làm giảm bớt áp lực cho các em".

Cô Hà cho biết thêm, đề thi năm nay tuy an toàn nhưng nếu không tỉnh táo, không cẩn thận thì học sinh rất dễ rơi vào "cái hố" của sự dài dòng, lan man và nhàn nhạt, nhưng cô tin các thí sinh sẽ biết làm "mới" cho những điều tưởng cũ tưởng quen.

Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, cô T.P, giáo viên dạy Văn của một trường THPT tại Thái Bình chia sẻ: "Trên quan điểm cá nhân của tôi thì câu nghị luận xã hội mang lại thông điệp rất nhân văn nhưng không có những phát hiện mới, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu bàn luận về giá trị văn học từ một nhận định quen thuộc, an toàn trong Sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai".

Tuy nhiên với cô, vấn đề trong đề thi có thể cũ, nhưng học sinh mỗi năm một khác. Bằng những hiểu biết và sự sáng tạo, các bạn vẫn có thể tìm ra cái mới trong cái cũ đó, nhưng đáp án cần phải "thoáng" và linh hoạt để công sức các em bỏ ra trong suốt quá trình ôn luyện được ghi nhận một cách xứng đáng.

"Dù chỉ một chút "thoáng" đó, một chút ghi nhận đó cũng chính là phần thưởng, là món quà vô giá cho những nỗ lực của các em, đặc biệt là trong bối cảnh các em phải "gồng mình" vừa học kiến thức, vừa chống dịch", cô T.P bày tỏ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề