Gia đình em cần làm những việc gì để có thói quen ăn uống khoa học?

Nếu bạn đã có một thói quen ăn uống tốt thì điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy thói quen này của bản thân chưa thực sự khoa học, bạn có thể tìm cách để cải thiện ngay từ bây giờ.

Cải thiện thói quen ăn uống một cách phù hợp giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh cũng như tăng cường sức khỏe bản thân. Dưới đây là những mẹo hay giúp bạn xây dựng một thói quen ăn uống khoa học.

Làm thế nào để cải thiện thói quen ăn uống?

Nếu bạn đang bị chứng khó tiêu hoặc viêm loét dạ dày, bạn có thể cần phải xem xét lại thói quen ăn uống của mình. Thói quen ăn uống tốt không chỉ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa việc bạn đau dạ dày. Dưới đây là một số cách để giúp cải thiện thói quen ăn uống.

Tạo một danh sách các thói quen ăn uống

Cuộc sống bận rộn nhiều khi khiến chúng ta không dành đủ sự quan tâm đến những thực phẩm cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Điều này đặc biệt đúng khi bạn cực thích một cái gì đó. Một ngày, bạn có thể cảm thấy thích ăn kem. Vào cuối tuần, bạn đã ăn 3 hộp kem và làm rối tung chế độ ăn uống. Bạn có thể có bức tranh toàn cục của những gì bạn ăn bằng cách viết nhật ký thực phẩm. Bạn có thể nhận thấy mình đã ăn quá nhiều bánh burger tuần này, hoặc nhận thấy mình thích ăn ngọt mỗi khi gặp căng thẳng. Nó sẽ cho bạn cách để kiểm soát những gì bạn ăn và giảm số lượng ngày nổi hứng thèm bất chợt như vậy.

Đừng bỏ qua bữa ăn sáng

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về điều này. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Và dù mọi người có nói như thế nào với bạn đi chăng nữa thì bạn vẫn bỏ qua bữa sáng ở một thời điểm nào đó. Làm quen với thói quen bắt đầu mỗi ngày mới bằng một bữa ăn sáng lành mạnh không chỉ cung cấp cho bạn năng lượng để thực hiện những công việc trong ngày, mà còn đặt nền móng cho những lợi ích sức khỏe suốt đời. Nếu bạn dành thời gian để thưởng thức bữa ăn sáng, một ngày của bạn sẽ thay đổi đáng kể.

Bây giờ bạn đã có nhật ký thực phẩm, bạn có thể thông qua nó để tìm ra khuôn mẫu cần thiết trong thói quen ăn uống của mình. Loại bỏ những thói quen ăn làm bạn thừa cân. Thừa cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây đau ở các khớp và cơ bắp của bạn. Thói quen ăn uống thường gặp có thể dẫn đến tăng cân bao gồm:

  • Ăn ngay cả khi bạn không đói;
  • Đứng ăn;
  • Bỏ bữa;
  • Ăn không theo một giờ nhất định;
  • Luôn luôn ăn món tráng miệng;
  • Luôn luôn ăn sạch đĩa của bạn;
  • Ăn quá nhanh.

Bạn nên cố gắng tránh những thói quen này để cải thiện sức khỏe.

Chọn đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe

Những mệt mỏi giữa ngày có thể làm cho bạn muốn ăn một ít đường. Nhưng ăn quá nhiều đường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Thay vì ăn một túi khoai tây chiên, bạn có thể chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ khác tốt hơn như trái cây tươi, sữa chua và các loại hạt. Có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh có thể cung cấp cho bạn năng lượng. Chuẩn bị đồ ăn nhẹ mỗi ngày trong lúc bạn chuẩn bị bữa sáng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Hãy thử thức ăn mới

Nếu bạn cảm thấy chán việc ăn các loại thực phẩm giống nhau mỗi ngày, tại sao bạn không thử một cái gì đó mới? Có rất nhiều công thức nấu ăn đảm bảo cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng và ngon miệng. Bạn thậm chí có thể giới thiệu những công thức nấu ăn mới cho gia đình. Thực phẩm luôn là một chủ đề mở màn tuyệt vời cho các cuộc trò chuyện trong gia đình. Bạn có thể giới thiệu với gia đình nơi bạn tìm thấy công thức này, bạn đã thực hiện nó như thế nào và hỏi họ nghĩ gì về món này. Mọi người sẽ luôn hào hứng tiếp nhận những điều mới mẻ. Thử những thực phẩm mới có thể giúp cho gia đình trở nên gần gũi hơn và giữ cho những người thân yêu luôn khỏe mạnh.

Bạn cần một khoảng thời gian nhất định để nhận ra những thói quen xấu và thay đổi chúng. Cũng giống như xây thành Rome, thói quen không thể được xây dựng trong ngày một ngày hai. Khi bạn nhận ra mình dần quen với một thói quen không lành mạnh, hãy ngăn chặn càng nhanh càng tốt. Kiên nhẫn là chìa khóa của toàn bộ quá trình xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

Mặc dù nhiều người trong chúng ta đã hình thành thói quen ăn uống đó từ nhỏ, nhưng không có nghĩa là quá muộn để thay đổi chúng. Phần thưởng cho việc hình thành và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là một cuộc sống khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học cũng như những nguyên tắc khi ăn uống để tốt cho sức khỏe.

1. Tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cũng như tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khoa học sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và đẩy lùi mọi bệnh tật

Khi ăn uống đủ chất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, nhờ đó, có khả năng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Không cần bổ sung thuốc bổ hay thực phẩm chức năng

Nếu bổ sung và cân bằng hợp lý các nhóm chất dinh dưỡng từ thực phẩm sạch, tươi ngon thì bạn không cần phải bổ sung thuốc bổ hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào khác.

Ăn uống khoa học, đủ chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật

Giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh

Ăn chín uống sôi, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh là cách để tăng cường hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

Tốt cho vóc dáng và làn da

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với một chế độ luyện tập hợp lý sẽ mang đến một vóc dáng lý tưởng và một làn da đẹp bên ngoài, khỏe bên trong.

2. Nguyên tắc ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe

Hiểu được tầm quan trọng của một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, nhưng liệu bạn có biết đâu là những nguyên tắc ăn uống tốt cho sức khỏe?

Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Mỗi người sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, sở thích,… Nhưng dù bạn là ai, làm công việc gì thì cũng phải luôn tuân thủ nguyên tắc ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của bản thân để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, từ đó đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể và duy trì các hoạt động hàng ngày.

Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để vừa ngon miệng, vừa duy trì tốt các hoạt động hàng ngày

Ăn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng

Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là khi bạn phối hợp hợp lý các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó:

  • Tinh bột: Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, bao gồm các loại lương thực như gạo, bắp, khoai, mì,…

  • Chất đạm: Thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa,… hoặc nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, đậu, ngũ cốc,…

  • Chất béo: Mỡ động vật hoặc dầu thực vật.

  • Vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau xanh, các loại củ.

Mỗi bữa ăn phải luôn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trên. Mỗi ngày luôn đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, tùy nhu cầu mà có thể bổ sung 1 - 2 bữa phụ, tuyệt đối không bỏ bữa ăn sáng và không ăn quá no vào bữa tối.

Không nên ăn mặn

Đây là nguyên tắc ăn uống được áp dụng cho cả trẻ em, người lớn lẫn người già. Mặc dù muối là gia vị quan trọng và không thể thiếu, tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng với một lượng cực nhỏ bởi trung bình mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành chỉ cần 6 - 8g muối. Nếu lạm dụng muối và ăn quá mặn thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp là rất cao.

Đối với trẻ nhỏ, ăn càng nhạt càng tốt bởi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể còn yếu, đặc biệt là thận. Trẻ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận và hình thành thói quen ăn uống không tốt sau này. Bé dưới 1 tuổi, hoàn toàn không cần nêm muối vào thức ăn dặm. Bé 1 - 2 tuổi, chỉ ăn muối với lượng cực ít, từ 0,3 - 2,3g/ngày.

Không lạm dụng muối để tránh việc dung nạp muối quá nhiều, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp

Bên cạnh hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối, mắm cá, mắm tôm, mắm thịt, khô cá, khô gà, khô mực,… hay các loại thực phẩm đóng hộp. Chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản nên đặc biệt không tốt cho sức khỏe.

Hạn chế ăn đường

Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đồng thời, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây nhiều hệ lụy, ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch, nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,… Đó là lý do bạn nên hạn chế ăn đường để có một cơ thể khỏe mạnh và ít nguy cơ bệnh tật.

Ăn béo vừa phải

Tương tự như đường, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể chỉ nên dung nạp một lượng chất béo vừa đủ, khoảng 600g/tháng cho một người trưởng thành. Nên tuân thủ nguyên tắc ăn béo vừa phải, ưu tiên cho chất béo từ thực vật và hạn chế chất béo từ động vật. Điều này sẽ giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh béo phì, tim mạch, tăng huyết áp và một số bệnh lý khác.

Ăn nhiều rau, củ, quả

Dù bạn ăn theo chế độ dinh dưỡng nào thì cũng nên nhớ một nguyên tắc ăn uống quan trọng là bổ sung nhiều rau, củ, quả trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa thúc đẩy quá trình thanh lọc, thải độc hiệu quả hơn. Đặc biệt, các loại rau lá xanh và củ, quả màu vàng chứa nhiều beta-caroten, có tác dụng phòng chống ung thư, đẩy lùi bệnh tật.

Ăn nhiều rau củ quả để tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống ung thư

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước mang đến nhiều “lợi ích vàng” cho sức khỏe như giúp tinh thần tỉnh táo, cải thiện lượng máu, phòng bệnh sỏi đường tiết niệu, phòng chống táo bón, giữ ẩm cho da,… Vì thế, luôn đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, từ 1.5 - 2 lít nước để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một nguyên tắc ăn uống bất di bất dịch là hãy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi thực phẩm bẩn, không được chế biến và bảo quản đúng cách là nguyên nhân gây ngộ độc và các bệnh nguy hiểm khác.

Do đó, chỉ sử dụng thực phẩm tươi xanh, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến cẩn thận và bảo quản kỹ lưỡng. Nên có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và ăn uống để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, dính vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể.

Không hút thuốc và hạn chế bia, rượu

Và cuối cùng, hãy tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia,… Cùng với đó, mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Bằng cách này, bạn sẽ có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo và đẩy lùi mọi bệnh tật.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ những nguyên tắc ăn uống tốt cho sức khỏe để áp dụng cho bản thân và gia đình, từ đó, sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi mọi bệnh tật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề