Đề bài - bài 32 trang 116 sgk toán 9 tập 1

+] Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \[\Delta{ABC}\] vuông tại \[A\]. Khi đó: \[AB=BC. \sin C;\ AC=BC. \sin B\].

Đề bài

Cho tam giác đều \[ABC\] ngoại tiếp đường tròn bán kính \[1cm\]. Diện tích của tam giác \[ABC\] bằng:

[A] \[6cm^{2}\];

[B] \[\sqrt{3}cm^{2}\];

[C]\[\dfrac{3\sqrt{3}}{4}cm^{2}\]

[D]\[3\sqrt{3}cm^{2}.\]

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+] Sử dụng tính chất: Trong tam giác đều, đường cao đồng thời là đường trung tuyến.

+] Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \[\Delta{ABC}\] vuông tại \[A\]. Khi đó: \[AB=BC. \sin C;\ AC=BC. \sin B\].

+] Công thức tính diện tích tam giác: \[S=\dfrac{1}{2}.h.a\]

trong đó \[h\] là độ dài đường cao, \[a\] là độ dài cạnh ứng với đường cao.

Lời giải chi tiết

Gọi \[[O]\] là đường tròn nội tiếp tam giác đều \[ABC\] và H là tiếp điểm thuộc AB.

Khi đó \[OH=1\] là bán kính của \[[O]\]

Ta có: \[CH\bot AB\]

Trong tam giác đều ABC, đường cao CH cũng là đường trung tuyến.

Vì tam giác ABC đều nên O cũng là trọng tâm tam giác.

Theo tính chất đường trung tuyến, ta có:

\[OH=\dfrac{1}{3}CH \Rightarrow CH=3.OH=3.1=3.\]

Vì tam giác \[ABC\] đều nên \[\widehat{B}=60^o\].

Xét tam giác \[CHB\], vuông tại \[H\], \[\widehat{B}=60^o,\ CH=3\]. Áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

\[CH=CB. \sin B \Rightarrow CB=\dfrac{CH}{\sin B}=\dfrac{3}{\sin 60^o}=2\sqrt 3\]

Suy ra\[AB=AC=BC=2\sqrt{3}[cm].\]

Do đó diện tích tam giác \[ABC\] là

\[S=\dfrac{1}{2}CH.AB=\dfrac{1}{2}.3. 2\sqrt{3}=3\sqrt{3}[cm^{2}].\]

Ta chọn [D].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề