Đề thi văn 8 giữa học kì 2

[1]

UBND HUYỆN YÊN THẾ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LẦN II Năm học: 2016 - 2017


Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút


Câu 1 [2.0 điểm]


Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dạy bên lòng...”


a. Hãy chép tiếp câu thơ cịn lại để hồn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? tác giả nào?


c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?


d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì? Câu 2 [3.0 điểm]


Viết mô ̣t bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: Gia đình trong lịng em.


Câu 3 [5.0 điểm]


Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một lễ hội mà em thích.

[2]

PHỊNG GD&ĐT YÊN THẾ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2016-2017


MÔN THI: NGỮ VĂN 8


Câu Ý Nội dung Điểm


1


a. Câu thơ tiếp


Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!


Ngột làm sao, chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!


0.5


b. - Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú – Tố Hữu 0.25 c. - Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán:


+ Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi! + Khi con tu hú ngồi trời cứ kêu! - Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc


0.5


0.25 d. - Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên


ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải...


0.5


2


Gia đình trong lòng em. * Về kĩ năng:


- Biết cách viết một bài văn nghị luận ngắn.


- Ý tưởng sáng tạo, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt trong hành văn.


* Lưu ý: Nếu học sinh trình bày thành một đoạn văn nghị luận trình bày được những hiểu biết, suy nghĩ về vai trò của gia đình, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giáo viên chấm vẫn cho điểm nhưng không đạt điểm tối đa.[ chỉ cho đến 2/3 tổng số điểm].


* Về nội dung:


Học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách. Nhưng dù viết theo cách nào cũng phải bám vào yêu cầu “Gia


đình trong lịng em”.


Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:


1. Giải thích: Gia đình là chỉ những người thân thiết có quan hệ
hôn nhân, huyết thống,….


2. Giới thiệu và nêu những ấn tượng chung nhất về gia đình. 3. Chia sẻ những suy nghĩ về “gia đình”


- Vai trị của gia đình


+ Là nơi ta được sinh ra, được ni dưỡng, chăm sóc để lớn khơn. + Là môi trường giáo dục đầu tiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.


+ Là bến đỗ, nơi neo đậu, chốn bình yên để ta tìm về…

[3]

4. Phản đề: Phê phán những biểu hiện về ý thức, hành vi thiếu trách nhiệm với gia đình khơng biết trân trọng mái ấm gia đìnhvẫn cịn tồn tại trong xã hội hiện nay.


- Ý thức được trách nhiệm với gia đình [bằng những việc làm, hành động cụ thể].


- Bày tỏ những ước muốn về gia đình.


Câu Phần Yêu cầu Điểm


3


a Về kĩ năng


- Viết đúng bố cục, thể loại bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.


- Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận giầu sức thuyết phục.


- Bài viết không sai quá 3 lỗi chính tả. Về nội dung


- Mở bài: Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh hoặc lễ hội. - Thân bài: Giới thiệu được những nét chính thật ấn tượng về danh thắng hoặc lễ hội mình biết , yêu thích [có thể nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa điểm, thời gian; nếu là lễ hội phải có cách thức tổ chức - tiến trình Lễ - Hội; sự gắn bó của danh thắng hay lễ Hội với nhân dân ; thái độ bảo vệ di sản văn hóa , di tích, danh thắng của nhân dân , cô ̣ng đồng...]


- Kết bài: Cảm nghĩ về danh thắng hay lễ Hội vừa giới thiệu; liên hệ ....


1.0


0.5 3.0


0.5

Chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ Đề thi Văn giữa học kì 2 lớp 8 năm 2020-2021 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

2 Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 8 Ngữ văn năm 2020-2021

Đề thi Ngữ văn giữa học kì 2 lớp 8 - Đề số 1

Phần I. [6.0 điểm] Cho câu thơ sau:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu 1: [ 1,0 điểm] Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: [ 0,5 điểm]  Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.

Câu 3: [ 1.0 điểm]  Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.         

Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 4: [ 3.5 điểm]

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ [gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ].  

Phần II. [ 4.0 điểm] Cho đoạn văn

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

[“Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi ]

Câu 1 [1,0 điểm]: Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những yếu tố nào ?

Câu 2 [1,0 điểm]: Xét theo mục đích nói, câu văn “Từ  Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?

Câu 3 [ 2.0 điểm]: Qua văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.   

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn ngữ văn - Đề số 1

Phần I. 

Câu 1.

- HS chép chính xác đoạn thơ. Nếu chép sai 1 từ trừ 0,25 điểm; sai quá 4 từ, không cho điểm [ nếu sai về lỗi chính tả trong từ hoặc sai về dấu mà không làm ảnh hưởng đến ý thơ thì trừ 0,25 đ]

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Quê hương

- Tác giả: Tế Hanh

Câu 2.

Câu văn: Đoạn thơ trên miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc bình minh. 

Câu 3. 

- Phép tu từ:

+ Nhân hóa: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

- Tác dụng:

+ Gợi liên tưởng con thuyền như những người dân chài lưới đang ở trạng thái nghỉ ngơi thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả, cảm nhận bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi.

+ Giúp người đọc cảm nhận được được tình yêu quê hương thiết tha sâu đậm của nhà thơ.

Câu 4.

* Yêu cầu về nội dung : HS có nhiều cách viết, song đảm bảo các ý cơ bản sau :

- Thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng -> cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ, yên bình.

-  Nổi bật giữa thiên nhiên đó là hình ảnh những người dân chài và con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi.

+ Hình ảnh những người dân chài: trẻ khỏe, sung sức. Từ bơi thuyền gợi nên cái tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

+ Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi: nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và một loạt tính từ, động từ đặc tả sức mạnh: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả khí thế của những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.

+ Hình ảnh cánh buồm no gió: “Cánh buồm giương to… thâu góp gió”. Tác giả lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình khiến cánh buồm trở nên vừa có hình hài, vừa có linh hồn. Từ ngữ miêu tả tinh tế: “cánh buồm giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước đồng thời cũng đầy linh thiêng. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên khiến cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn.           - Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui, thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khát khao hạnh phúc ấm no của người dân làng biển.

         => 6 câu thơ vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi qua đó cho thấy tình cảm tự hào của tác giả về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Bài làm phải được tổ chức thành một đoạn văn quy nạp hoàn chỉnh [nếu không đáp ứng được trừ 0,25 điểm]

- Đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp [nếu không đáp ứng trừ 0,25 điểm].

- Có sử dụng hợp lý câu hỏi tu từ [nếu không đáp ứng trừ 0,5 điểm].

Phần II.

Câu 1.

Các yếu tố:

+ Yếu tố lịch sử,

+ Yếu tố văn hóa

+ Yếu tố cương vực lãnh thổ

+ Yếu tố phong tục

+ Yếu tố chủ quyền

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày gộp lại nhưng vẫn đủ ý, vẫn cho điểm tối đa. Học sinh có thể chỉ trình bày các dẫn chứng mà không khái quát được thì cho nửa số điểm. HS trình bày thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm.

Câu 2.

Câu trần thuật

- Hành động nói: trình bày

Nội dung đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề số 1 còn tiếp, mời các em CLICK vào file tải miễn phí bên dưới để xem trọn bộ đáp án...

Đề thi giữa kì 2 Văn lớp 8 - Đề số 2

Phần I: Phần đọc - hiểu [4 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

[Ngữ văn 8 – Tập hai]

Câu 1: [1 điểm] Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, ai là tác giả?

Câu 2: [1 điểm] Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: [2 điểm] Từ nội dung trên em hãy viết đoạn văn [Khoảng 200 từ] bàn về lòng yêu nước.

Phần II: Làm văn [6 điểm]

Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

File tải miễn phí 2 Bộ đề thi giữa HK 2 lớp 8 Ngữ văn 2020-2021:

Tham khảo các đề giữa kì 2 lớp 8 khác:

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Hóa, Lí, Sử, Sinh, Địa, GDCD,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Page 2

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Copyright © 2020 Tailieu.com

Video liên quan

Chủ Đề