Đi nghĩa vụ trước khi học đại học

Luật sư trả lời câu hỏi về trường hợp đỗ đại học có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không và các quy định liên quan, cụ thể như sau:

Nội dung cần tư vấn. Tôi tên là Thuận, năm nay tôi được 19 tuổi. Sau khi tham khảo thông tin trên báo chí, nếu trong trường hợp "bạn đỗ đại học nhưng nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ". Xin cho tôi hỏi nếu tôi thi đậu vào trường cảnh sát hoặc quân đội thì có gì khác không?
Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ đại học có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự? [Ảnh minh họa]

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực từ ngày 07/03/2013 có quy định bổ sung về diện đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:

+ Nếu đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ là công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung [Trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Các trường cao đẳng, trường đại học; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người VN định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ VN]; Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên thì quy định việc đang học tập tại các trường này được tính từ ngày đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường.

+ Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

+ Công dân theo học các loại hình đào tạo khác với những đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trên không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

+ Công dân đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác cũng không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Đối với các trường hợp trên, công dân phải báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường [nơi phát hành giấy báo nhập học] được bảo lưu kết quả nhập học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đến trường làm thủ tục nhập học, mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.

Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.

Như vậy, nếu bạn nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ cùng một thời điểm, dù thời hạn nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Việc bạn thi đậu vào trường cảnh sát hoặc quân đội cũng không thuộc diện đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Kết quả thi đại học, cao đẳng được bảo lưu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đỗ đại học có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến để được giải đáp.

Thường vụ Quốc hội đã nhất trí tạm hoãn gọi nhập ngũ với sinh viên đang học hệ đại học chính quy và kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ với đối tượng này lên 27 nhận được hưởng ứng từ đa số bạn đọc VnExpress.

Hầu hết độc giả đồng ý và hoan nghênh việc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước. Việc tốt nghiệp đại học sau đó đi nghĩa vụ quân sự là không gây nhiều khó khăn và đó còn là cơ hội để thanh niên rèn luyện và có trách nhiệm với Tổ Quốc.

Bạn đọc có nickname Hau Trinh chia sẻ: “Vào môi trường quân đội là môi trường học tốt, sinh viên chúng ta vẫn còn mang nặng về lý thuyết, trong quân đội mọi người sẽ thấy thực tế, biết kiên nhẫn, biết vì mọi người, vì cộng đồng, vì lợi ích quốc gia dân tộc, và nếu mọi người học được tính kỷ luật trong quân đội thì tôi nghĩ mọi việc sẽ thành công”.

Còn bạn đọc có nickname shophalinh thì cho rằng: "Học xong rồi mới đi nghĩa vụ là rất tốt vì quá trình học liên tục, kiến thức không bị quên đi, các trường đại học không bị ảnh hưởng đến việc tuyển sinh, sau đó đi bộ đội, lại học thêm được nhiều kiến thức mới rồi mới đi làm thì sinh viên sẽ vừa có kiến thức, vừa có kỷ luật, tinh thần vững vàng, rất có ích cho xã hội".

Đồng tình với những ý kiến trên, một bạn đọc từng đi lính tâm sự: "Tôi tốt nghiệp đại học và cũng đi lính, ban đầu tôi rất sợ kiến thức mai một, học hành gián đoạn. Nhưng khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tôi lại thấy mình trưởng thành hơn nhiều, kiến thức không phải là thứ duy nhất để bạn lập thân mà cách sống và bản lĩnh rất quan trọng. Nghĩ lại tôi chưa bao giờ hối hận vì mình phải đi nghĩa vụ quân sự mà ngược lại tôi phải cám ơn rất nhiều những người đã gọi tôi đi nghĩa vụ quân sự ngày trước".

Độc giả có nickname khongyeuban nói: "Tôi thiết nghĩ việc đi nghĩa vụ quân sự thế này là rất hay vì các em được trải nghiệm cuộc sống thực tế và biết vượt khó, có như vậy tương lai thế hệ trẻ Việt Nam mới tươi sáng, tôi thật sự tiếc vì đã không được đi nghĩa vụ để thực hiện quyền công dân của mình".

Sinh viên đang học đại học sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Ảnh: Nguyên Anh.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng quyết định này đã đánh mất nhiều cơ hội việc làm, kiến thức mai một, không giúp đỡ được gia đình của thanh niên sau khi ra trường.

Độc giả có nickname quangvien chia sẻ: "Bây giờ đi xin việc gì cũng đòi hai năm kinh nghiệm, học xong năm năm đại học là 24, 25 tuổi rồi, đi nghĩa vụ hai năm về thì không kinh nghiệm ai người ta cho làm."

Độc giả Thanh Liêm nói thêm: "Như tôi là sinh viên năm cuối, sắp ra trường. Khi ra trường xong đi nghĩa vụ quân sự, hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự chắc tôi không còn nhớ những kiến thức đã học, không còn những kỹ năng đã học ở trường để làm công việc phù hợp với ngành tôi đã học. Khi đó công ty nào chấp nhận tuyển tôi vào làm việc?".

Đồng tình với những ý kiến này, độc giả Tan Huynh nói: "Sinh viên nghèo học 4-5 năm đại học. Vay ngân hàng mỗi năm 15 triệu để trang trải học phí. Học xong mang trong mình khoản nợ 60 -75 triệu. Vừa ra trường thực hiện nghĩa vụ quân sự thì nợ đó ai trả đây? Trong khi lãi suất thì vẫn tính đều đều hàng tháng. Chưa kể sau khi đi nghĩa vụ quân sự về tìm kiếm việc làm phù hợp chuyên ngành cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm".

Còn bạn đọc Trần Quốc Toản thì lại sợ sau khi ra trường sẽ quên kiến thức: "Đối với nhiều ngành, ví dụ như công nghệ thông tin mà đi nghĩa vụ 2 năm, giả sử 2 năm đó được tạo cơ hội học tập, làm việc với công nghệ mới thì quá tốt, nhưng giả sử 2 năm đó không được làm đúng chuyên ngành thì kiến thức đó sẽ bị quên dần. Đặc biệt hơn đó là công nghệ thay đổi từng ngày, đằng này bị chậm tới 2 năm thì thử hỏi khi ra trường sẽ kiếm việc làm sao?".

Cũng có ý nghĩ như trên, bạn đọc có nickname Stranger nói: "Đối với những sinh viên học y, học 6 năm trong trường, đi nghĩa vụ quân sự rồi ra thì kỹ năng kiến thức có đủ đảm bảo để tiếp tục hành nghề ko? Thuộc tính của ngành này là phải thực tập liên tục thì mới đủ khả năng để cứu chữa người bệnh được".

Còn bạn đọc Trần Hoàng Linh thì cho rằng: "Nếu 27 tuổi nhập ngũ, 29 tuổi mới đi nghĩa vụ trở về, ở tuổi 29 mới bắt đầu xây dựng sự nghiệp liệu có quá muộn không, khi mà nhiều người mang trên mình nhiều trách nhiệm nặng nề với gia đình và cả họ hàng".

Trước những tranh luận trái chiều, một số độc giả cho rằng nên đưa nghĩa vụ quân sự vào giảng dạy trong các trường học như thế sẽ đáp ứng được thời gian cho sinh viên thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Bạn đọc có nickname mackien nói: "Theo mình học đại học là bậc để đào tạo nghề, do đó nên giảm các môn học đại cương cơ bản vì những môn này cũng chẳng giúp được gì nhiều, để thời gian đó phục vụ cho các khóa huấn luyện quân sự sẽ không bị lãng phí thời gian vô ích".

Đồng tình với ý kiến trên, độc giả có nickname Earlyrain hiến kế: "Theo tôi nên 

kéo dài thời gian học thêm 6 tháng và tranh thủ thời gian hè. Ví dụ một kỳ 5 tháng, nghỉ hè một tháng, tết một tháng thì sắp xếp thành một kỳ 4 tháng, nghỉ hè và tết 2 tuần. Khi đó một năm dôi ra 3 tháng học quân sự hay thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy 4 năm học sẽ hoàn thành 12 tháng nghĩa vụ quân sự và xem như năm cuối thêm 1 kỳ để thực hiện nghĩa vụ quân sự và lấy bằng tốt nghiệp. Hoặc linh động sắp xếp sao cho thực hiện nghĩa vụ xong mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến việc "thực hiện nghĩa vụ quên kiến thức". 

>> Xem thêm: Sinh viên đại học chính quy có thể được tạm hoãn nhập ngũ

Xuân Trang tổng hợp

Xin cho con du học Singapore để trốn nhập ngũ

"Chị gọi điện cho tôi giọng thảng thốt: "Em ơi, có cách nào chạy cho thằng con chị khỏi bị gọi nhập ngũ, nó rớt đại học rồi. Bao nhiêu tiền cũng được... miễn làm sao nó khỏi đi lính..."

Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề đời sống, xã hội tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề