Di tích nhà sàn Bác Hồ hiện đất tại đầu

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí Minh [từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969], được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịchDi tích Việt NamPhân cấpVị tríMột phần củaBao gồmCông nhậnDiện tíchVùng được công nhậnWebsiteTọa độ

Nhà sàn nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch

Di tích quốc gia đặc biệt
Hà Nội
Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Nhà sàn Bác Hồ
  • Nhà 54
  • Nhà 67
  • Ao cá
1954
>14ha
22.000 m²
Trang web chính thức
21°02′18″B 105°50′00″Đ / 21,038308°B 105,833394°Đ / 21.038308; 105.833394

Vị trí của Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của các dân tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam [ở Việt Nam gọi tắt là "đồng bào chiến sĩ miền Nam"]

Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...

Ngày 9 tháng 2 năm 1955, cửa Phủ Chủ tịch đã mở cho các thiếu niên đến vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm Bác. Bác Hồ còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.

Nhà họp Bộ Chính trị tại Phủ Chủ tịch.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khu Phủ Chủ tịch trở thành khu di tích lịch sử. Nhiều khách du lịch tại Việt Nam và khắp thế giới đến thăm khu di tích này.

Khi Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1977, khu này nằm dưới sự quản lý của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 11 năm 1992, Khu di tích Phủ Chủ tịch được tách ra khỏi Bảo tàng Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin.

Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hécta, trong đó diện tích được xếp hạng là 22.000 m², bao gồm 16 công trình, công trình đã tồn tại lâu nhất là hơn 100 năm và gần nhất là hơn 40 năm. Một số công trình có giá trị lớn trong khu di tích:

  • "Nhà sàn Bác Hồ": phục chế theo nhà sàn theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm 1969. Ngôi nhà sàn này được dựng lại theo nguyên mẫu năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Năm 1969, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mua gỗ về làm một ngôi nhà sàn đồng dạng dựng trên nền cũ tại Hà Nội, còn nhà sàn gốc được cất giữ bảo quản trong kho [1].
  • Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958. Sau khi chuyển về sống ở Nhà sàn, hàng ngày ông vẫn đến đây ăn cơm và sử dụng các phương tiện vệ sinh cá nhân.
  • Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968.
  • Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời.
  • Giàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách.
  • Nhà bếp A và nhà bếp B.
  • Nhà Thủ tướng.
  • Nhà ký sắc lệnh.
  • Đường Xoài: con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng.
  • "Đường mòn Bác Hồ": con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
  • "Ao cá Bác Hồ" với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây.

Ngoài ra, khu vườn tại đây có 161 loài thực vật thuộc 54 họ thực vật, trong đó có 58 loài có nguồn gốc nước ngoài.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Sớm phục dựng nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc tại làng Sen

Xem thêmSửa đổi

Nhân dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19-5-1890/19-5-2018] và 60 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại nhà sàn ở Thủ đô Hà Nội [5-1958/5-2018], Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo khoa học “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” vào sáng 11-5. 
 


Nhà sàn Bác Hồ.


Hình bóng Bác mãi in đậm trong ngôi nhà sàn đơn sơ

Nhà sàn nằm trong khuôn viên khu vườn Phủ Chủ tịch, bên cạnh là ao cá và vườn cây xanh. Ngôi nhà rất bình dị, hài hòa với thiên nhiên, với kiểu kiến trúc nhà sàn dân tộc, cũng giống như nhà sàn Bác đã ở tại căn cứ Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhà sàn Bác Hồ có 3 phòng nhỏ: Phòng làm việc tầng 1 là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, gặp cán bộ đầu ngành đến báo cáo công việc và thỉnh thoảng Bác tiếp thân mật một số đoàn khách trong và ngoài nước. Tầng trên có 2 phòng nhỏ, diện tích khoảng 10m2, với những tiện nghi sinh hoạt đơn sơ gồm: Một chiếc giường, bàn, ghế, giá sách, máy chữ…Toàn bộ tài liệu, hiện vật phản ánh tư tưởng lỗi lạc, tri thức uyên bác, thiên tài lãnh đạo của Người đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: 60 năm đã qua, việc bảo vệ, bảo quản, giữ gìn các di tích, tài liệu, hiện vật và môi trường cảnh quan, vườn cây, ao cá…vẫn được thực hiện chu đáo như khi Bác còn sống để mỗi du khách khi vào tham quan nơi đây như được thấy lại hình bóng Bác Hồ-lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hóa lớn sống mãi trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
 


Bên trong nhà sàn vẫn còn nguyên những hiện vật mà sinh thời Người thường sử dụng.


Thạc sĩ Cù Thị Minh [Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch] chia sẻ: Bác đã ra đi nhưng ngôi Nhà sàn đơn sơ vẫn còn đó, được bảo quản, giữ gìn với tất cả tấm lòng của các thế hệ cán bộ, công nhân viên Khu di tích Phủ Chủ tịch. Tính từ khi mở cửa đến nay, Khu di tích Nhà sàn Bác Hồ đã đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đã có hàng nghìn trang cảm tưởng được các du khách viết sau khi đến thăm Nhà sàn Bác Hồ. Đoàn đại biểu Quốc hội Thái Lan khi tới thăm nơi ở và làm việc của Người đã cảm nhận: “Ngôi nhà của Bác Hồ là tượng trưng điển hình cho tinh thần quần chúng, nó là ngọn nguồn của nền độc lập chủ quyền giành được bằng xương máu. Ngôi nhà xứng đáng được nâng niu, gìn giữ, tôn kính mãi”.

Bà Katherine Muller, nguyên Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhiều lần tới thăm Nhà sàn Bác Hồ, mỗi lần đều mang đến cho bà cảm xúc khác nhau: “Để hiểu và yêu quý đất nước, con người Việt Nam thì chúng ta cần phải hiểu được những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về đất nước mình. Mỗi lần đến đây lại thêm một lần tôi học được nhiều điều hơn nữa từ vị lãnh tụ vĩ đại này”.

Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng, một Việt kiều Thái Lan bày tỏ: Được tận mắt chứng kiến nơi Bác Hồ sống và làm việc, đặc biệt là khi nhìn thấy chiếc đài do kiều bào Thái Lan tặng vẫn để trên bàn làm việc trong ngôi nhà sàn, chúng tôi cảm thấy rất tự hào và tự nhủ sẽ hòa mình cùng đồng bào cả nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.

Những dòng cảm tưởng của du khách tham quan Nhà sàn Bác Hồ đã khẳng định giá trị tinh thần vô giá của ngôi nhà đơn sơ, là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và quốc tế.
 


Bàn làm việc ở tầng 1, nơi Bác Hồ thường làm việc với Bộ Chính trị.
 

Nhà sàn Bác Hồ- nơi lan tỏa những giá trị tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh

Trong thời gian 11 năm Người ở và làm việc tại nhà sàn cũng là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, hình ảnh nhà sàn gắn bó với cuộc sống sinh hoạt đời thường giản dị, hoạt động đối nội, đối ngoại của Người.

Cũng tại ngôi nhà sàn, vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, ngày 17-7-1966, Bác Hồ viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Lời của Người như lời của sông núi, lời của dân tộc thể hiện quyết tâm “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Tại nhà sàn, từ năm 1965 đến 1969, Bác Hồ đã viết bản Di chúc lịch sử, để lại cho đời sau những lời căn dặn tâm huyết của mình. Mọi tâm nguyện của Người đều gửi gắm trong bản Di chúc lịch sử đó.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Trưởng ban quản lý Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khẳng định: Công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy tác dụng của Khu di tích Phủ Chủ tịch luôn được chăm lo chu đáo, vẹn toàn, hạn chế thấp nhất tác động xấu của thiên nhiên, con người, ảnh hưởng đến di tích và tính nguyên trạng của khu vực lưu niệm Bác Hồ. Đó chính là sự thể hiện tình cảm và hành động đúng đắn nhất của mỗi cán bộ Khu di tích đối với Bác Hồ, nhân dân và các đoàn khách về thăm Khu di tích Phủ Chủ tịch.

Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch không chỉ góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mà còn quảng bá về văn hóa và con người Việt Nam.
 

Trước khi diễn ra tọa đàm, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch”. Triển lãm giới thiệu 200 tư liệu ảnh, với 3 nội dung chính: Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngôi nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc; Nhà sàn Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội; Nhà sàn Bác Hồ- biểu tượng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết dân tộc, hội nhập quốc tế.

Bài, ảnh: KHÁNH HUYỀN
Nguồn: qdnd.vn

Video liên quan

Chủ Đề