Di tích quốc gia đền Thái được xây dựng ở đầu

Trong số các di tích đã được xếp hạng các cấp có 440 di tích thuộc loại hình Di tích lịch sử, 136 di tích thuộc loại hình Di tích kiến trúc nghệ thuật, 28 di tích thuộc hai loại hình Di tích lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật và 03 di tích thuộc loại hình di tích khảo cổ học.

Trong số 440 di tích lịch sử, có những di tích là địa điểm lịch sử quan trọng liên quan đến các nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam như :

Đình, đền, bến tượng A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ là địa điểm lịch sử gắn bó với Trần Hưng Đạo trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, thế kỷ XIII. Đây là vùng đất thái ấp của Phụng càn vương Trần Liễu, thân phụ Trần Hưng Đạo, nơi nhân dân xây dựng “Đệ nhị sinh từ” thờ sống Trần Hưng Đạo và cũng là nơi sau khi Trần Hưng Đạo mất, nhân dân tôn làm thành hoàng, thờ ở trong đình.

Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, địa điểm sơ tán của Tỉnh ủy Thái Bình trong kháng chiến chống Pháp, nơi Bác Hồ về thăm và thưởng công 5 tấn cho cán bộ và nhân dân Thái Bình.

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, nơi đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - một trong 7 sáng lập viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ [tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam] sinh ra, lớn lên và yên nghỉ vĩnh hằng.

Trong số các di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh Thái Bình, có 02 di tích đặc biệt đẹp là chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư và đình An Cố, xã Thụy An, huyện Thái Thụy

Di tích khảo cổ học ở Thái Bình tuy mới được xếp hạng ít nhưng nội dung rất phong phú, gắn với nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc như :

Chùa Phụng Công, xã Minh Tân, huyện Hưng Hà là địa điểm phát hiện 02 trống đồng Đông Sơn năm 1990.

Di tích khảo cổ học nhà Trần thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà là di chỉ khảo cổ học gắn với hành cung Long Hưng và Lăng mộ các vua đầu triều Trần.

Khu lăng mộ, đền thờ các vua Lê, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu [1849-1527] ở thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, trước kia là khu “Sơn lăng cấm địa” là nơi an táng của hai vị vua thời Hậu Lê là Lê Tương Dực, Lê Cung Hoàng cùng 04 vị Hoàng thái hậu và Hoàng hậu là Nhu Huy Hoàng thái hậu Phùng Thị Giang, hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông, Huy Từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Tuyên, mẹ vua Lê Tương Dực, Đoan Từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Loan, mẹ vua Lê Chiêu Tông và vua Lê Cung Hoàng, Hoàng hậu Nguyễn Thị Đạo - hoàng hậu của vua Lê Tương Dực.

Các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Bình hầu hết đều có niên đại từ thời Nguyễn trở về trước [trừ một số ít là di tích lịch sử - lưu niệm danh nhân mới phục dựng trong vài thập kỷ gần đây], nên phần nhiều đã bị xuống cấp, cần phải tu bổ cấp thiết, gia cố, gia cường kéo dài tuổi thọ di tích hoặc trùng tu tôn tạo, phục hồi di tích. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính để công tác tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị di tích không đi chệch hướng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc./.

[TN&MT] - Mặc dù chưa được cấp phép nhưng UBND xã Thanh Yên [huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An] đã đồng ý cho một doanh nghiệp xây dựng chùa Linh Sâm. Điều đáng nói, ngôi chùa này được dựng ngay trong khu vực di tích Đền Hữu [đền thờ võ tướng Nguyễn Cảnh Hoan – người có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ 16].  Khu vực đền Hữu đã được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 2009].

Công trình chùa Linh Sâm với vốn đầu tư  khoảng 34  tỷ đồng được xây trái phép và chồng lấn khu đất của Di tích lịch sử quốc gia Đền Hữu đã gây bức xúc trong dư luận địa phương.

Chùa Linh Sâm được xây dựng trái phép trong khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử đền Hữu.

Đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh, ông Nguyễn Cảnh Nhu cho biết, Đền Hữu thuộc xóm Yên Quang, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan [1521 - 1576], một võ tướng có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng. Năm 2009, đền được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Đền Hữu được xem là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử khi còn giữ được 3 tòa thượng điện, trung điện và hạ điện, 38 sắc phong do các triều đại phong kiến phong tặng và rất nhiều cổ vật, di vật có giá trị.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2019, xuất hiện một nhóm người ngang nhiên đến chặt phá vườn cây cổ thụ phía bên phía Tây đền Hữu [nằm trong khu vực bảo vệ của di tích Đền Hữu], sau đó liên tục cho xe tải chở vật liệu, bê tông, gỗ, ngói để xây dựng chùa.

“Toàn bộ diện tích khoảng 6.000m2 phía trái đền Hữu đã bị xâm hại nghiêm trọng. Chúng tôi không biết chủ đầu tư này là ai mà ngang nhiên làm liều. Họ đã phá hoại của đền Hữu hàng chục cây mít cổ thụ. Phía dưới nền đất này, còn có rất nhiều ngôi mộ thuộc dòng tộc chúng tôi. Điều này khiến cho người dân và gia tộc hết sức căm phẫn” – ông Nguyễn Cảnh Nhu nói.

Di tích lịch sử quốc gia Đền Hữu thờ Võ tướng Nguyễn Cảnh Hoan

Theo phản ánh của nhiều người dân xã Thanh Yên, việc xây dựng chùa Linh Sâm diễn ra rất khẩn trương, nhanh chóng. Nhận thấy chùa Linh Sâm xây dựng xâm lấn di tích quốc gia nên người dân đã làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ đền Hữu.

Tại các buổi làm việc, UBND xã Thanh Chương đã cho biết, chùa Linh Sâm được xây dựng trên khu vực đất công do xã quản lý. Nhưng, khi nhân dân yêu cầu chính quyền xã cung cấp hồ sơ pháp lý của công trình thì xã đã không cung cấp được. Thậm chí, lãnh đạo UBND xã còn khẳng định công trình này do xã là đồng chủ đầu tư nhưng lại không cung cấp danh tính của doanh nghiệp, cá nhân nào đóng góp tiền bạc để xây chùa.

Ông Nguyễn Cảnh Sáu – Phó chủ tịch Hội đồng gia tộc Nguyễn Cảnh Việt Nam cho biết, sau khi phát hiện ra sự việc này, chúng tôi đã tìm đến các cơ quan chức năng như Cục Di sản [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] để tìm hiểu thì được biết toàn bộ khu đất mà UBND xã giới thiệu để xây dựng chùa Linh Sâm đều thuộc trong khu vực bảo tồn của đền Hữu. Đây là khu vực nghiêm cấm, không được phép xâm phạm.

“Việc xây dựng chùa Linh Sâm đã làm biến dạng vuôn viên đền Hữu. Chính quyền huyện, xã là người quản lý Di tích lịch sử Quốc gia này nhưng cố tình lờ đi để cho một nhóm người vào xâm phạm Di tích khiến nhân dân xã Thanh Yên vô cùng bất bình”- ông Sáu bức xúc.

Phía dưới nền đất xây dựng chùa Linh Sâm vẫn còn các khu mộ của dòng tộc Nguyễn Cảnh.

Làm việc với phóng viên, ông Bùi Hữu Chương - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên cho biết, công trình xây dựng chùa Linh Sâm là do UBND xã là đồng chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi về danh tính doanh nghiệp, cá nhân đã tài trợ tiền để xây chùa Linh Sâm thì vị chủ tịch xã trả lời là không biết.

Trong khi đó, tại một bản kiểm điểm cá nhân của ông Lê Hồng Long – Bí thư xã Thanh Yên [người trước đây đã trực tiếp giới thiệu địa điểm xây dựng chùa Linh Sâm trên đất của Đền Hữu] lại ghi rõ, sau khi chủ đầu tư đặt vấn đề là kinh phí đã có đủ. Nếu địa phương không thu xếp được địa điểm thì sẽ đầu tư xây dựng chùa ở địa phương khác nên xã đã nóng vội cho xây dựng trên đất đền Hữu để không phải giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chủ đầu tư xây dựng chùa Linh Sâm là ai và số tiền chuyển cho ông Long và những người liên quan để xây chùa là bao nhiêu thì chưa cơ quan nào tiết lộ.

Trước sự việc này, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho hay, khi giới thiệu địa điểm để xây chùa thì xã Thanh Yên khẳng định là do xã quản lý, xây rồi mới biết chồng lấn lên phần khoanh vùng bảo vệ của khu di tích. Ngay khi nhận được phản ánh của người dân, lãnh đạo huyện đã xuống kiểm tra và yêu  cầu xã Thanh Chương phải đình chỉ công trình từ tháng 10/2019. Phương án xử lý phải chờ Sở, ngành chuyên môn.  Liên quan đến vụ việc này, UBND huyện Thanh Chương cũng đã ra quyết định kỷ luật 4 lãnh đạo và cán bộ xã.

Được biết: Ngày 13/2/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Nghệ An về việc xây dựng chùa Linh Sâm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đền Hữu. Theo đó, qua kiểm tra thực tế tại di tích đền Hữu, vị trí xây dựng chùa Linh Sâm thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệ II của di tích đền Hữu. Vì vậy, công trình này đã vi phạm vào khoản 13 điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, có phương án giải quyết theo thẩm quyền.

  • Lịch sử
  • Vị trí
  • Tổng quan kiến trúc
  • Lễ hội đền Trần

Đối với các định nghĩa khác, xem Đền Trần.

Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình [còn gọi là Thái Đường Lăng] thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Lịch sử

Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần có nhiều vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo; Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư... Thái Bình là vùng đất phát tích của vương triều Trần, vì cách đây hơn 700 năm, tại đây các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp.

Các vua Trần đã cho xây dựng một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thuỷ tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Năm tháng qua đi, lăng mộ ba vị vua đầu triều Trần và dòng sông Thái Sư vẫn còn đó. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ.

Khu di tích đền Trần Thái Bình thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, nằm ở rất gần các thành phố xung quanh

Tổng quan kiến trúc

Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.

Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc - kiến trúc đình làng. Riêng Toà hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

Lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm, qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch như: Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất, Thi vật cầu, Thi kéo co.

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chủ Đề