Dịch nào sau đây trong cơ thể người không trực tiếp tiêu hoa1hoa1 học thức ăn?

khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Hệ tiêu hóa khỏe - Chìa khóa giúp cơ thể tránh xa bệnh tật

Ngày đăng 07/06/2021 | 10:18 |Lượt xem: 7972

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật.

TIN LIÊN QUAN

Hệ tiêu hóa trong cơ thể người gồm nhiều bộ phận, bao gồm ống tiêu hóa [bắt đầu từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn], gan, tuyến tụy, túi mật… Mỗi cơ quan của hệ tiêu hóa có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng thiết yếu đi nuôi cơ thể...

Một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.

Hệ tiêu hóa “trục trặc” ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng như thế nào?

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, nhờ đó, duy trì sức khỏe chung.

Hệ tiêu hóa khỏe giúp cơ thể tránh xa bệnh tật.

Nhưng trong cuộc sống, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, đều ít nhiều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa.

Mặc dù các khía cạnh của sức khỏe thể chất thay đổi tự nhiên theo tuổi tác, khi chúng ta già đi, thì hệ tiêu hóa cũng thường gặp nhiều “trục trặc” hơn. Nhưng chế độ ăn uống kém, sử dụng nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng, chế độ sinh hoạt không điều độ... sẽ góp phần làm giảm men tiêu hóa, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân bằng, gây ra nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày ít nhất 1 lần mỗi năm. Bệnh lý phổ biến nữa là viêm dạ dày mạn tính. Các biến chứng có thể gặp là loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị, sa dạ dày, thậm chí ung thư. Và khi đường tiêu hóa có “trục trặc” sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa với chuyển hóa. Các thực phẩm ăn vào được tiêu hóa bởi các men [enzym] ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu... rồi được chuyển hóa thành dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già. Ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy… Kém hấp thu là quá trình hệ tiêu hóa không hấp thu được đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm [cho dù chế độ ăn có đầy dủ dưỡng chất], dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dễ phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau.

Các nguyên nhân của kém hấp thu có thể gặp là do tổn thương của ruột non, do thiếu men tiêu hóa của dạ dày, gan, mật… làm sự tiêu hóa không hoàn thành nên không hấp thu tốt được.

Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng… Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Một số triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bất ổn.

Cần làm gì để có đường tiêu hóa khỏe mạnh?

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần:

Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh hàng ngày: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Tăng cường ăn trái cây và rau xanh, cung cấp đủ lượng nước cần thiết vì mất nước là một nguyên nhân phổ biến của táo bón. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc đối với người có tập luyện thể dục - thể thao tcó thể cần bổ sung một lượng nước nhiều hơn.

Ăn chậm:Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng khi nhai thức ăn, cần nhai chậm, nhai đều để miệng kịp tiết các enzyme tiêu hóa và giúp dạ dày bớt áp lực và giúp quá trình tiêu hóa trơn tru hơn và ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.

Loại bỏ thói quen xấu:Trong mỗi bữa ăn cần tránh stress, tạo không khí thư giãn bởi cảm xúc xấu sẽ tác động tiêu cực đến tiêu hóa dẫn đến khó tiêu và đầy hơi. Bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, bia và ăn tối quá muộn.

Không được sử dụng thuốc cho đường tiêu hóa bừa bãi:Bao gồm cả thuốc nhuận tràng và kháng viêm cũng như các kháng sinh phổ rộng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tích cực vận động thể chất:Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính...

Hỗ trợ ruột bằng dinh dưỡng

Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho đường tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm: Men vi sinh probiotic, glutamine và kẽm.

Probiotic:Là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện khó tiêu, đầy hơi, cũng như triệu chứng táo bón, tiêu chảy. Probiotic được tìm thấy trong thực phẩm lên men, sữa chua... Hoặc được bào chế ở dạng viên nang, dạng lỏng, hỗn dịch... bao gồm hỗn hợp các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium.

Glutamine:Là loại axit amin bảo vệ sức khỏe đường ruột và được chứng minh có khả năng giảm tính thấm ruột [rò rỉ ruột] ở những người mắc bệnh nặng. Có thể bổ sung glutamine trong các loại thực phẩm như gà tây, đậu nành, trứng và hạnh nhân. Nếu muốn bổ sung glutamine dạng hoạt chất [thuốc] cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Kẽm:Là một khoáng chất rất quan trọng cho đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng, rò rỉ ruột và các vấn đề về tiêu hóa khác. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Theo khuyến cáo, lượng kẽm cần thiết phải bổ sung hàng ngày là 8mg cho phụ nữ và 11mg cho nam giới. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm động vật thân mềm, có vỏ [ngao, sò, hến...], thịt bò và hạt hướng dương.

//suckhoedoisong.vn/he-tieu-hoa-khoe-chia-khoa-giup-co-the-tranh-xa-benh-tat-n194159.html

Thanh Hiển

[Theo Báo Sức khỏe & Đời sống]

Nguyễn Thanh Thủy

Các tin khác

  • Lưu ý những biểu hiện của bệnh Ung thu vú ở phụ nữ
  • Sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ đúng cách và cấp cứu càng sớm thì bệnh nhân đột quỵ càng có khả năng hồi phục cao
  • Người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • Bệnh tay chân miệng- những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
  • Tránh tiếp xúc gần với người nghi ngờ nhiễm Adenovirus

VĂN BẢN MỚI

  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc [ADR] tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 128/QĐ-SYT ngày 19/1/2022 thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
  • 226/SYT-QLHNYDTN Kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng cơ sở kinh doanh dược năm 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa [Mới]

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Liên kết Website

Chọn liên kết

Thống kê truy cập

Đang online: 387

Lượt truy cập trong tuần: 116719

Lượt truy cập trong tháng: 514246

Lượt truy cập trong năm: 4888911

Tổng số truy cập: 32684184

Video liên quan

Chủ Đề